Nguyên Bí thư Quận ủy Gò Vấp thừa nhận có nhận 800 triệu đồng từ Lê Minh Châu (nguyên Giám đốc Công ty Địa ốc Gò Môn) vào thời điểm "nhạy cảm" (đang điều tra về Công ty Gò Môn) đưa nhưng đó là tiền bị cáo "mượn" để sửa nhà chứ không phải là tiền nhận hối lộ như cáo trạng nêu.

 

Trong ngày xét xử thứ hai, Hội đồng xét xử tiếp tục thẩm vấn xung quanh việc đưa, nhận hối lộ hàng tỷ đồng giữa các bị cáo và nhờ người chạy án.

Trong buổi sáng, hai bị cáo Nguyễn Văn Tính (nguyên Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND Gò Vấp) và Trần Kim Long (nguyên Chủ tịch UBND quận Gò Vấp) bị chủ tọa chất vấn nhiều nhất liên quan đến việc "nhận hối lộ". Tại tòa, Tính thừa nhận có nhận 800 triệu đồng từ Lê Minh Châu (nguyên Giám đốc Công ty Địa ốc Gò Môn) vào thời điểm đang "nhạy cảm" (đang điều tra về Công ty Gò Môn) đưa nhưng đó là tiền bị cáo "mượn" để sửa nhà chứ không phải là tiền nhận hối lộ như cáo trạng nêu.

Chủ tọa chất vấn: "Nếu là mượn sao không có giấy tờ nào thể hiện, mặt khác từ đó đến nay sao chưa thấy bị cáo trả lại số tiền cho bị cáo Châu?". Ngoài số tiền trên, Châu khai còn đưa cho Tính 5.000 USD (nhưng không được Tính thừa nhận).

Tương tự như Châu, quá trình điều tra, Lan khai: Vào cuối năm 2001, Lan đã liên hệ sau đó đến nhà riêng của Tính đưa trực tiếp 10.000 USD (để trong bao thư) nhưng Tính từ chối. Nghĩ Tính chê ít, không nhận, sau đó Lan khai đã phải đưa cho Hiệp 1 tỷ đồng và nói với Hiệp nên thông qua Châu chuyển lại cho Tính (vì biết Châu và Tính có mối quan hệ thân thiết). Tuy nhiên, Hiệp phủ nhận việc có nhận số tiền này, còn Châu khai trước khi thực hiện chi tiền cho Tính, Hiệp có nhờ Châu ứng tiền cá nhân ra để chi trước cho Tính 1 tỷ đồng rồi hoàn trả sau.

Thực tế, Châu đã chi nhưng Hiệp không thực hiện lời hứa. Về sau, Châu lại khai "có nhận 1 tỷ đồng nhưng là nằm trong số tiền 1,12 tỷ do Hiệp đưa trước đó".

Các bị cáo Châu, Tính, Hiệp và Long tại tòa.

Liên quan đến hành vi nhận hối lộ của Trần Kim Long, theo lời khai của Dương Công Hiệp, sau khi việc chuyển nhượng đất hoàn tất, Phạm Thị Tuyết Lan có đưa cho Hiệp 400 triệu đồng để chuyển cho Trần Kim Long, tuy nhiên Hiệp chỉ mới đưa 2 lần, tổng cộng là 300 triệu đồng. Ngoài ra, Hiệp còn nhận tiền từ Lan để trực tiếp hối lộ cho Lê Minh Châu và Trần Kim Long 1,37 tỷ đồng (trong đó Lan đưa cho Châu 1,12 tỷ và Long là 250 triệu đồng). Tuy nhiên tại tòa, Trần Kim Long chỉ thừa nhận có nhận 2 khoản tiền từ Hiệp tổng cộng là 310 triệu đồng. Riêng khoản tiền 250 triệu đồng lần sau, Long khai đó là tiền đền bù đất của gia đình bị cáo ở phường 12, Gò Vấp nhờ Hiệp ký nhận thay.

Cuối buổi sáng và đầu buổi chiều, tòa bắt đầu thẩm vấn đến việc lo lót "chạy án" của Trần Kim Long và "bộ sậu". Các bị cáo Long, Lâm đều thừa nhận có đưa tiền và nhờ Nguyễn Minh Hoàng lo lót, chạy chọt như cáo trạng nêu.

Trong vụ án này, có thể thấy một điều nếu như không có sự giúp sức của dàn cán bộ biến chất thì "cò đất" Phạm Thị Tuyết Lan đã không thể tác oai, tác quái như thế. Trong đó, sai phạm của từng cán bộ trong vụ án này rất cụ thể. Đầu tiên phải nói đến là Trần Kim Long. Là người đứng phía sau nhưng thực tế Long là người "chỉ đạo" toàn bộ, có vai trò quyết định hết. Từ việc làm vi phạm pháp luật, thông qua Hiệp, Long đã nhận tổng cộng 540 triệu đồng. Sau khi vụ việc bị phát hiện, Long lại là người chủ động móc nối với Hoàng để Châu và Lâm đưa tiền, nhờ người này "chạy án"…

Kế đến Dương Công Hiệp. Quá trình công tác nhiều năm tại Phòng Quản lý đô thị quận Gò Vấp, hiểu biết rõ các quy định của pháp luật về đất đai nhưng Hiệp lại cấu kết với Lan thực hiện thu gom đất. Sau đó Hiệp trực tiếp tham gia hướng dẫn, làm các thủ tục hồ sơ hợp thức hóa việc chuyển nhượng đất trái pháp luật giữa Lan với Công ty Gò Môn, thu lợi bất chính 3 tỷ đồng. 

Tiếp đến phải kể đến là Lê Minh Châu. Lợi dụng chức vụ là Giám đốc Công ty Địa ốc Gò Môn, Châu đã tham gia bàn bạc, sau đó chỉ đạo cho Lâm ký và thực hiện hai hợp đồng chuyển nhượng đất trái pháp luật. Sau đó, Châu đã nhận hối lộ từ Lan và Hiệp tổng cộng 2,12 tỷ đồng. Ngoài ra, sau khi sự việc bị phát hiện, Châu cùng những người khác cùng móc nối nhờ Hoàng chạy án.

Cuối cùng là Nguyễn Văn Tính. Với vai trò là Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Gò Vấp, khi tiếp nhận đơn tố cáo việc sang nhượng đất trái pháp luật của Công ty Gò Vấp, Tính chỉ đạo Viện Kiểm sát thẩm tra xác minh làm rõ các đối tượng liên quan. Tuy nhiên, khi có báo cáo sai phạm, Tính đã không chỉ đạo và chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định mà dùng văn bản này để gây áp lực và nhận 800 triệu đồng từ Châu

 

                                                                   Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
2 đối tượng Sồng A Chua và Sồng A Tánh.
Lượng lượng Thanh tra sở GTVT Hòa Bình lập biên bản xử phạt xe ô tô dừng đón khách không đúng nơi quy định.

Tổng kết Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong các cơ quan, DN

Nhìn lại 12 năm thực hiện Nghị quyết 09/CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm địa bàn các cơ quan, doanh nghiệp, Phó Thủ Trương Vĩnh Trọng yêu cầu: Tiếp tục xây dựng lực lượng Công an, nhất là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đổi mới phương pháp hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị và mối quan hệ với các bộ, ngành, doanh nghiệp trong phòng, chống tội phạm.

Một sinh viên cầm đầu nhóm cướp "3 vạch"

"Thủ lĩnh" của nhóm cướp này là một sinh viên Trường Trung cấp kỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Chúng quy ước những tên tham gia vào nhóm đều cắt tóc cua sát đầu, phía bên trái cạo 3 vạch trắng để làm ký hiệu và tổ chức "ăn thề".

Luật bảo vệ người tiêu dùng: Hàng rong lỏng “cửa” quản lý

“Hàng ngày tôi vẫn đi chợ, giả sử tôi mua mớ rau của người bán hàng rong bị nhiễm thuốc trừ sâu, ăn ngộ độc thì tôi tìm người bán hàng ở đâu để đòi quyền lợi” - đại biểu QH lo ngại khi bàn Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chiều 8/6.

Toàn tỉnh xảy ra 193 vụ tội phạm về TTXH

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tình hình tội phạm về TTXH trên địa bàn tỉnh vẫn còn có diễn biến phức tạp. Toàn tỉnh đã xảy ra 193 vụ, làm 11 người chết, 89 người bị thương, gây thiệt hại về tài sản ước tính 6,44 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2009, giảm 17,5% (193/234 vụ).

Đà Bắc: 4.200 phụ nữ được tuyên truyền Luật Phong chống bạo lực gia đình

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ giúp phụ nữ tham gia xây dựng phản biện xã hội, giám sát việc thực hiện luật pháp và chính sách về bình đẳng giới, 5 tháng qua, Hội Phụ nữ huyện Đà Bắc đã phối hợp với ngành Tư pháp đẩy mạnh việc tuyên truyền, tư vấn một số luật pháp, chính sách có liên quan đến quyền lợi và lợi ích của phụ nữ và trẻ em.

Vụ xác chết không đầu ở chung cư: Hung thủ xin lãnh án tử hình

Mới đây, sau khi nhận được kết luận điều tra của cơ quan công an, Nguyễn Đức Nghĩa (26 tuổi, ngụ huyện Kiến An, Hải Phòng) đã xin được nhận mức án tử hình về tội lỗi do mình gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục