“Hàng ngày tôi vẫn đi chợ, giả sử tôi mua mớ rau của người bán hàng rong bị nhiễm thuốc trừ sâu, ăn ngộ độc thì tôi tìm người bán hàng ở đâu để đòi quyền lợi” - đại biểu QH lo ngại khi bàn Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chiều 8/6.

Lo lắng về an toàn thực phẩm luôn thường trực với người tiêu dùng.
 
Theo đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) dự luật mới chỉ tiếp cận ở hai khía cạnh: người tiêu dùng với tư cách người mua và nhà sản xuất với tư cách người bán. Thế nhưng, để hàng hóa đến tay người tiêu dùng phải qua các khâu trung gian: đại lý phân phối, bán lẻ, trung chuyển…

Các khâu này chưa được quy trách nhiệm cụ thể trong dự thảo luật. “Để tránh “hở sườn”, cần quy định các loại hình giao dịch hiện có và sẽ có như giao dịch qua mạng”, đại biểu Hường đề nghị.

Đại biểu Vũ Duy Hòa (Thanh Hóa) lại cho rằng hiện không thiếu quy định để bảo vệ người tiêu dùng trong cả Bộ luật dân sự và hình sự. Chỉ có vấn đề người làm luật “quên” một công cụ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tòa án. Vì thế, chính người tiêu dùng cũng ít nghĩ đến việc “cậy” tòa bảo vệ mình.

“Như tình trạng vừa qua, nhiều người cho rằng ngành điện cắt điện “vô lối”, vi phạm quyền người mua điện thì đều có thể mang ra tòa giải quyết nhưng thực tế vẫn không có vụ kiện nào” - ông Hòa dẫn chứng.

Liên quan tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đại biểu Nguyệt Hường băn khoăn: “Vị trí tổ chức này đặt ở đâu? Nếu là tổ chức xã hội thì không thể sống dựa vào ngân sách nhưng dự luật lại ghi sử dụng ngân sách. Nghiên cứu luật pháp các nước, tổ chức này phải là tổ chức xã hội, hoạt động tự chủ về kinh phí”.

Đại biểu Hường cũng đề nghị “luật cần trao quyền như quyền kêu gọi tẩy chay hàng hóa nếu hàng hóa đó kém chất lượng hoặc nhà sản xuất vi phạm nghiêm trọng. Chẳng hạn vụ Vedan, Hội Bảo vệ người tiêu dùng có thể kêu gọi tẩy chay sản phẩm nếu doanh nghiệp này tiếp tục vi phạm, không bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Chủ nhiệm UB quốc phòng an ninh Lê Quang Bình cũng cho rằng, thành lập Hội là phải lập quỹ nhưng khi có việc rắc rối, phức tạp là Hội “né” ngay. Ông Bình cho rằng có quy định cũng không hi vọng gì ở tổ chức này.

Cũng theo đại biểu Nguyệt Hường dự luật đã bỏ ngỏ mảng bán hàng rong, trong khi đây là hình thức bán hàng khá phổ biến. “Hàng ngày tôi vẫn đi chợ, giả sử tôi mua mớ rau của người bán hàng rong bị nhiễm thuốc trừ sâu, ăn ngộ độc thì tôi tìm người bán hàng ở đâu để đòi quyền lợi”, bà Hường lo ngại.

Đồng quan điểm, đại biểu Đặng Văn Khanh cho rằng, không chỉ quy định trách nhiệm của nhà sản xuất mà cả các khâu trung gian, phân phối bán hàng. Các quy định đưa ra phải thực tế, “nếu ghi “người tiêu dùng có quyền được sống trong môi trường lành mạnh, trong sạch” chỉ là câu khẩu hiệu”, đại biểu Khanh nói.

Giải quyết tranh chấp và quyền khiếu kiện của người tiêu dùng là một vấn đề được thảo luận nhiều. Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) băn khoăn, đi kèm quyền khiếu kiện là điều kiện người tiêu dùng phải chứng minh được lỗi của người sản xuất, kinh doanh.

Ông Nghĩa lấy ví dụ, đi ăn một tô phở về bị ngộ độc, phải đi cấp cứu còn buộc phải chứng minh và chứng minh bằng cách nào? Tuy nhiên, yêu cầu tổ chức kinh doanh tự chứng minh hàng hóa, dịch vụ của mình gây hại cho người tiêu dùng càng… vô lý.

Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn lý giải, quy định buộc người thiệt thòi phải chứng minh có lý là để làm rõ mối quan hệ nhân - quả giữa lỗi của hàng hóa, dịch vụ với thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng. Nhưng quy định đó “làm khó” người được bảo vệ vì mỗi người tiêu dùng gần như không có công cụ, phương tiện gì để chứng minh.

                                                                                        Theo Dantri

Các tin khác

Công an xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn thu giữ nhiều hung khí của đối tượng gây án trên địa bàn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường Quân sự tỉnh: Nâng cao chất lượng công tác giáo dục QPAN gắn với việc xây dựng Đảng bộ TSVM

(HBĐT) - Với chức năng, nhiệm vụ là trung tâm bồi dưỡng lý luận QPAN, QSĐP cho cán bộ trưởng, phó phòng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo chủ chốt các xã, phường, thị trấn; Đào tạo CHT quân sự xã, phường, thị trấn và giảng dạy bộ môn giáo dục QPAN cho trường Cao đẳng, THCN & DN và thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được giao.

Yên Thuỷ: Thành lập và duy trì 157 tổ an ninh bảo vệ thôn xóm

(HBĐT) - Thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ”, đến nay, huyện Yên Thuỷ đã thành lập và duy trì 157 tổ an ninh bảo vệ thôn xóm, 157 tổ hoà giải, 749 tổ liên gia tự quản và 125 hòm thư tố giác tội phạm.

Thu phí bảo trì đường bộ: Xe chạy dầu phải lắp thiết bị tính phí

Tại dự thảo Tờ trình Chính phủ, Bộ GTVT đề xuất lựa chọn phương án thu phí bảo trì đường bộ khi phương tiện mua xăng là 1.000 đồng/ lít. Riêng với các phương tiện chạy dầu, Bộ GTVT cho rằng, phí sử dụng đường bộ sẽ được thu trực tiếp theo đầu phương tiện, với mức phí là 100 - 800 đồng/km xe lăn bánh (tùy thuộc vào từng loại xe).

Nhà thuốc bệnh viện thoải mái "chém" bệnh nhân

Xét về mặt thuận lợi thì nhà thuốc bệnh viện hiện nay được quá nhiều ưu đãi: Không phải tốn chi phí thuê mặt bằng, thuê dược sĩ, các chi phí của nhà thuốc được bệnh viện chi trả. Các chi phí trên không bao giờ tính vào kinh doanh… Đáng ra giá thuốc trong bệnh viện phải thấp hơn bên ngoài mới đúng nhưng thực tế có loại thuốc bán cao hơn 50% so với bên ngoài.

"Vỡ mộng" vì… gom đất Ba Vì

Sau hai tháng tranh nhau mua đất Ba Vì, đến thời điểm này, đất được rao bán nhan nhản nhưng không có khách mua. Sự "rút chạy" muộn màng đang làm nhiều nhà đầu tư mệt mỏi, chán nản và không ít người phải đối diện với những khoản nợ nần vì gom đất...

Phiên tòa đặc biệt

Học luật, hiểu luật và vận dụng luật thành thạo nhưng không vượt qua được sự cám dỗ của đồng tiền, anh ta đã trở thành tội phạm...“Tôi bị oan! Mọi việc là do ông T.V.H vu khống, bịa đặt”. Bị cáo lặp đi lặp lại nhiều lần câu nói ấy, từ khi bắt đầu nêu lý do kháng cáo cho đến phần tranh luận và cả ở lời nói sau cùng mặc những lời buộc tội đanh thép của vị công tố và những bằng chứng mà HĐXX đưa ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục