Thượng tá An Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP Hà Nội.
Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, thời gian qua, số người tạm trú trên địa bàn Hà Nội ngày một gia tăng. Việc xét, cấp hộ chiếu phổ thông cho các đối tượng này là một trong những biện pháp cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Báo Công an nhân dân đã có cuộc trao đổi với Thượng tá An Quốc Khánh - Trưởng Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP Hà Nội, giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông hiện nay.
PV: Thưa đồng chí, từ khi Hà Nội mở rộng, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh có bị quá tải về công việc?
- Thượng tá An Quốc Khánh: Không quá tải nhưng lượng hồ sơ tăng cao so với bình thường. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, Phòng đã tiếp nhận 51.285 hồ sơ xin cấp hộ chiếu, tăng 2.652 trường hợp (tương đương 7,3%) so với cùng kỳ năm 2009. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, CBCS thường xuyên làm thêm giờ, tiếp nhận và trả kết quả vào sáng thứ bảy hàng tuần.
Quan điểm của đơn vị là mọi hồ sơ tiếp nhận phải được giải quyết ngay trong ngày, không để tồn đọng. Do nhu cầu làm hộ chiếu của người dân ngày càng tăng cao nên đơn vị tiếp nhận hồ sơ tại 2 cơ sở: Người dân cư trú tại các huyện Hà Tây cũ, quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì nộp hồ sơ tại cơ sở 2 - số 6 Quang Trung, Hà Đông. Các quận, huyện còn lại nộp hồ sơ tại cơ sở 1 - 89 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.
PV: Vậy những trường hợp tạm trú tại Hà Nội có được cấp hộ chiếu không? Thủ tục xin cấp hộ chiếu với các đối tượng này như thế nào, thưa đồng chí?
- Thượng tá An Quốc Khánh: Những người có HKTT tại tỉnh ngoài nhưng đang sinh sống, lao động, học tập, công tác tại Hà Nội được cấp hộ chiếu tại Hà Nội. Những đối tượng này chia làm 2 loại: Loại phải có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú trong tờ khai và đóng dấu giáp lai ảnh (là những người tạm trú tại Hà Nội nhưng chưa được cấp sổ tạm trú, trẻ em dưới 14 tuổi). Những người còn lại khi làm thủ tục, phải xuất trình sổ tạm trú do Công an phường nơi đang tạm trú cấp, CMND hợp lệ, 1 tờ khai và 4 ảnh theo quy định.
PV: Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi, thủ tục xin cấp hộ chiếu thế nào?
- Thượng tá An Quốc Khánh: Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, trong mọi trường hợp, tờ khai theo mẫu quy định (TK/XC) phải được Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh. Hồ sơ do cha, mẹ ký, nộp thay, trẻ em không nhất thiết phải có mặt. Nếu trẻ em không còn cha mẹ thì cha mẹ nuôi, người đỡ đầu, nuôi dưỡng ký tờ khai. Người này phải có quyết định công nhận con nuôi hoặc giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu nuôi dưỡng hợp pháp.
Tiếp nhận hồ sơ xin cấp hộ chiếu tại cơ sở 1 ở 89 Trần Hưng Đạo. |
PV: Để thuận tiện trong việc xuất cảnh, trẻ em dưới 14 tuổi có được làm hộ chiếu riêng không, thưa đồng chí?
- Thượng tá An Quốc Khánh: Trẻ em dưới 14 tuổi có thể được cấp hộ chiếu riêng hoặc cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ. Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu riêng, thủ tục cần nộp 1 tờ khai TK/XC, 1 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu), 4 ảnh cỡ 4x6cm. Trường hợp cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, cần nộp bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh trẻ em cỡ 3x4cm; trong tờ khai của cha, mẹ có khai và dán ảnh trẻ em đi kèm.
Trường hợp bổ sung trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ, khi làm thủ tục cần nộp hộ chiếu của mẹ hoặc cha, 1 tờ khai TK/XC của người đứng tên hộ chiếu có dán ảnh trẻ em cỡ 3x4cm ở mục 15 và ở mục 14 ghi rõ là bổ sung trẻ em vào hộ chiếu kèm theo bản sao giấy khai sinh và 3 ảnh trẻ em cỡ 3x4cm. Trường hợp tách trẻ em trong hộ chiếu của mẹ hoặc cha cần nộp hộ chiếu cũ, 1 tờ khai TK/XC và 3 ảnh cỡ 4x6cm của mẹ hoặc cha, để cấp lại hộ chiếu, 1 tờ khai TK/XC và 3 ảnh cỡ 4x6cm của trẻ em, để cấp hộ chiếu riêng.
PV: Hiện có rất nhiều cơ quan, đơn vị có nhu cầu tổ chức đi du lịch nước ngoài cho cán bộ, công nhân viên theo đoàn. Trường hợp này có thể cử người đại diện đứng ra làm hộ chiếu cho cả đoàn được không?
- Thượng tá An Quốc Khánh: Người đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông có thể ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân nơi người đó đang làm việc, học tập nộp hồ sơ và nhận kết quả trong diện sau: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần có vốn Nhà nước tham gia (trên 50%); sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ, công nhân viên trong lực lượng vũ trang, cán bộ nhân viên thuộc đoàn thể, tổ chức nhân dân ở Trung ương và địa phương; cán bộ, giáo viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; người đã ký hợp đồng lao động nước ngoài với doanh nghiệp cung ứng lao động cho nước ngoài có giấy phép của Bộ LĐ-TB&XH.
Hồ sơ làm thủ tục xin cấp hộ chiếu gồm: Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của thủ trưởng cơ quan tổ chức được ủy thác; công văn của cơ quan tổ chức được ủy thác gửi Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP Hà Nội kèm danh sách những người xin cấp hộ chiếu.
Khi nộp hồ sơ và nhận kết quả, người đại diện nộp hồ sơ phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức được ủy thác và CMND. Trường hợp ủy thác cho doanh nghiệp hoạt động XKLĐ, doanh nghiệp cần gửi trước hồ sơ thông báo tư cách pháp nhân gồm: Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, bản sao hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với nước ngoài; văn bản giới thiệu mẫu con dấu của doanh nghiệp và mẫu chữ ký của thủ trưởng doanh nghiệp.
PV: Những trường hợp cần hộ chiếu để xuất cảnh trong thời gian gấp như thăm thân, đi chữa bệnh, giải quyết tai nạn, rủi ro… có được giải quyết cấp hộ chiếu sớm không và thủ tục cần làm như thế nào?
- Thượng tá An Quốc Khánh: Những trường hợp này ngoài tờ khai TK/XC và 4 ảnh theo quy định, cần nộp kèm theo đơn trình bày lý do, hồ sơ bệnh án (đối với người đi chữa bệnh) hoặc giấy báo tai nạn, tang lễ… của phía nước ngoài. Trường hợp người bệnh do không đi lại được có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả. Người được ủy quyền này cần có giấy ủy quyền của người có tên trong hộ chiếu, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn hoặc cơ quan công chứng.
PV: Trường hợp làm mất hộ chiếu hoặc hộ chiếu bị hư hỏng, khi xin cấp lại hộ chiếu cần những thủ tục gì?
- Thượng tá An Quốc Khánh: Trường hợp mất hộ chiếu, khi làm thủ tục cấp lại hộ chiếu cần nộp đơn trình báo mất hộ chiếu, nội dung ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, số hộ chiếu, cơ quan cấp, thời gian địa điểm, lý do mất hộ chiếu, có xác nhận của Công an phường, xã nơi trình báo; hoặc giấy xác nhận của cơ quan quản lý XNC về việc đã nhận được đơn trình báo mất hộ chiếu.
Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc còn hạn dưới 30 ngày, cần nộp lại hộ chiếu đó. Các trường hợp này khi làm thủ tục, ngoài những giấy tờ trên cần kèm theo tờ khai TK/XC và 4 ảnh theo quy định. Xin lưu ý, giữ gìn và sử dụng hộ chiếu phổ thông đúng pháp luật là quyền và trách nhiệm của cá nhân được cấp hộ chiếu.
Do đó, công dân khi được cấp hộ chiếu phải có trách nhiệm bảo quản cẩn thận. Theo khoản 2, điều 22, Nghị định 150/2005/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, người làm mất, hư hỏng hộ chiếu mà không khai báo ngay với cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị phạt từ 500.000-2.000.000 đồng. Mức phạt này tùy thuộc thời gian mà người dân trình báo với cơ quan có thẩm quyền có kịp thời hay không.
PV: Những trường hợp do điều kiện ở xa, có được phép gửi hồ sơ qua đường bưu điện không?
- Thượng tá An Quốc Khánh: Gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện là một trong những biện pháp cải cách thủ tục hành chính về cấp hộ chiếu đã và đang được Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện. Thủ tục gồm 1 tờ khai TK/XC và 4 ảnh 4x6cm theo quy định. Tờ khai phải được Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú đóng dấu giáp lai ảnh và xác nhận, kèm theo bản photo CMND. Cách thức gửi hồ sơ, lệ phí và nhận kết quả, đề nghị người dân liên hệ với cơ quan bưu điện.
Theo Báo CAND
(HBĐT) - Thực hiện chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm, góp phần giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ, đối tượng chính sách, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức của tỉnh, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm - Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức được 12 lớp dạy nghề cho 358 học viên, gồm 8 lớp dạy nghề sửa chữa xe máy, 2 lớp hàn điện, 2 lớp tin học văn phòng, 2 lớp nhân viên bảo vệ.
Sáng 16.6 tại phiên tòa sơ thẩm vụ án đâm kim vào đầu cháu bé 40 ngày tuổi do TÁND tỉnh Thái Nguyên xét xử, bị cáo Đỗ Thị Kim Duân (SN 1974) đã ngất xỉu ngay tại vành móng ngựa sau khi tòa tuyên án 12 năm tù giam về tội giết người.
Dù Trung uý CSGT Cần Thơ cho xe mô tô nằm ngang giữa làn đường xe ô tô để làm vật cản chặn xe tải đồng thời đứng giữa làn xe ô tô phát tín hiệu dừng xe (lần thứ 3), nhưng lái xe không giảm tốc độ mà cho xe đâm thẳng vào vào CSGT này.
Những ngày này, khi Hà Nội đang trong thời gian cao điểm của nắng nóng kéo dài, những người tham gia giao thông đều có chung tâm trạng thông cảm, chia sẻ trước khó khăn, vất vả của lực lượng CSGT. Trong lúc mọi người đều tìm cách tránh nắng thì hàng ngày, các chiến sĩ áo vàng vẫn kiên trì bám trụ trên mặt đường bỏng rát, chỉ có nắng và bụi đường mờ mịt. Ghi nhận của phóng viên Báo CAND tại cửa ngõ phía Tây thành phố.
Sự kiện cậu sinh viên y khoa năm thứ 4, Trường Đại học Y Hà Nội post hình ảnh và đưa thông tin về cháu bé 5 tháng tuổi được Công an Hà Nội giải cứu trong đường dây buôn bán trẻ em vào tháng 1/2010 lên mạng đã gây sự chú ý rất lớn của dư luận trong những ngày qua. Có không ít người thiện nguyện đã đến khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm, cho quà và xin được nhận cháu bé làm con nuôi. Số phận của cháu bé này sẽ như thế nào?
Người phụ nữ trẻ ôm ghì lấy xác đứa con gái hai tuổi gào thét thảm thiết như không muốn buông ra để lực lượng nhà xác đưa đi. Đó là hình ảnh một trong những vụ tai nạn thương tâm mà nguyên nhân của nó cũng chỉ vì tài xế nhấn còi hơi một cách vô tội vạ.