Bây giờ, người dân xã Thủ Sỹ (huyện Tiên Lữ - Hưng Yên) vẫn còn nhớ rất rõ hình ảnh, một người phụ nữ cùng với các cộng sự của mình, đi hết làng trên xóm dưới trong xã, khoác túi, cầm loa. Thấy nhà nào cao thì xin phép trèo lên, bắc loa và phát tuyên truyền, vận động bà con bài trừ ma túy, nghiện hút.

Bà còn đến từng nhà có đối tượng nghiện hút, buôn bán ma túy mà vận động. Có người thì hợp tác, người không, cho nên họ đuổi bà ra, sau đó mọi chuyện rõ ràng, gia đình không giấu được nữa mới hợp tác với bà. Bà Nhân kể: "Lúc đó, có người bị chúng tôi phát giác, báo Công an đưa đi nhà giam đã dọa sau này sẽ trả thù. Rồi tôi thấy như thế vẫn chưa hiệu quả, chúng tôi cứ xông vào các hội nghị, các buổi họp đoàn thể mà tuyên truyền, phát tờ rơi và diễn kịch. Kịch do một tay tôi sáng tạo, làm đạo diễn và cả diễn viên luôn...".

Bà Nhân sinh năm 1954 tại làng Thống Nhất, xã Thủ Sỹ, là công nhân Nhà máy Đay Hưng Yên. Thời gian đó, vì được hưởng chất giọng hát hay từ cha mẹ, nên bà hoạt động văn nghệ rất nhiệt tình, thường đi hát phục vụ nhiều nơi, kể cả lực lượng vũ trang, đoạt nhiều giải thưởng. Năm 1989, Nhà máy Đay thua lỗ, giải thể, bà Nhân nghỉ việc, tham gia công tác Hội Phụ nữ xã, rồi chuyển sang làm truyền thanh xã Thủ Sỹ. Năm 1990, bà đi thi tuyên truyền viên giỏi và được giải nhất, được vinh dự đi gặp mặt các tuyên truyền viên giỏi toàn quốc. Tệ nạn xã hội tràn về Thủ Sỹ, bà cùng cán bộ xã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Phòng chống tệ nạn và tội phạm xã hội, do bà  làm Chủ nhiệm.

CLB có 29 thành viên tích cực, gồm 6 nữ, còn lại là công an viên, cán bộ Hội Nông dân. CLB có nhiệm vụ kết hợp cùng với nhân dân phát hiện những ổ, nhóm tội phạm, những đối tượng nghiện hút để, báo với lãnh đạo, tuyên truyền để nhân dân cùng bài trừ tệ nạn. Đặc biệt, CLB đã góp hàng trăm tin báo, trong đó có hơn 10 tin báo bắt được đối tượng truy nã. CLB cũng xây dựng 5 hòm thư, đặt rải rác trên địa bàn, để nhân dân cùng phát hiện, tố giác, cùng với cán bộ "làm sạch" tội phạm và tệ nạn.

Cách mà bà Nhân lựa chọn làm là dùng thơ, ca, hò, vè, kịch, chèo... để bài trừ tệ nạn là cách độc đáo nhất. Thay vì dùng các văn bản, chỉ thị khô cứng để tuyên truyền, bà Nhân đã chọn cách dễ đi vào lòng người, đánh vào tình cảm họ, lại dễ thuộc, dễ nhớ. Ở nhiều hội thi văn nghệ tỉnh Hưng Yên, CLB của bà Nhân đều giành giải cao. Bà nói đó là do trời ban cho năng khiếu, không có văn nghệ, đoàn thể, làm sao giúp được dân.

Bà Nhân hát rất hay.

Bà Nhân cũng đã viết được hàng trăm vở kịch, tiểu phẩm và các sáng tác thơ ca. Tiêu biểu là các vở: Lời sám hối muộn mằn, Đâu phải tại con, Có một người mẹ như thế, Hú vía, Chuyện của riêng tôi... Tham gia nhiệt tình, nhưng bà Nhân không nhận một đồng tiền trợ cấp nào. Bà hoạt động không công, vì dân vì xã. Chồng bà là ông Đào Quang Cảnh, cán bộ quân đội, thương binh nghỉ hưu rất ủng hộ việc làm của vợ. Ngày trước, ông vẫn thường đèo bà đi diễn, vì phải ngồi đợi xong việc lại đèo vợ về, nên bà Nhân đã hướng dẫn chồng sử dụng trống, để tham gia cùng CLB cho vui.

Đi nhiều nơi, tôi biết có bao nhiêu xóm làng bị tệ nạn xã hội vùi dập, thiêu rụi, tan tác. Biết bao nhiêu mái ấm đã tan tành. Ở địa bàn Thủ Sỹ, các cán bộ xã vẫn nói: trước đây, xã là tụ điểm tệ nạn xã hội nhiều nhất của tỉnh Hưng Yên. Một điểm nóng có nhiều đối tượng vừa ngoại tỉnh, vừa trong tỉnh dạt về.

Ông Hoàng Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Thủ Sỹ nói rằng, nguyên nhân là khoảng năm 1989 đến 2000, xã có nhiều thanh niên không công ăn việc làm, đi đào vàng, làm thuê ở các nơi như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Nghệ An... Bà con đi làm, rồi cũng mang luôn nạn nghiện hút, nạn ma túy và nhiều tệ nạn khác về xã, tệ nạn cứ thế mà nhân rộng, rồi sinh ra các đối tượng cung cấp chất ma túy. Có đến hàng chục gia đình làm nghề này. Cũng vì ma túy, nghiện hút mà gia đình bà Vũ Thị Huệ đã tan nát, 5 mẹ con phải vào tù, như có lần tôi đã vào trại giam gặp và viết bài. Rồi có gia đình nhiều người tàng trữ, buôn bán, sử dụng ma túy, người tù tội, người chết, thảm họa thật tàn khốc.

Các cơ quan chức năng huyện, xã, các đoàn thể vào cuộc, nhân dân có nhiều người ủng hộ, hết lòng giúp đỡ, nên tệ nạn đã giảm dần, hiện nay còn nhưng rất ít. Ông Đào Văn Sỹ, cán bộ Văn phòng xã kể: "Trước đây tôi là Phó Công an xã, ngày nào cũng đi gom người, rồi truy bắt. Quê tôi có 2 cái chợ, có bờ sông, có khi bọn chúng ngồi la liệt, ném giấy bóng, kim tiêm trắng cả một vùng".

Có được kết quả như ngày nay, các cán bộ xã Thủ Sỹ ghi nhận công đầu thuộc về "nữ tướng" Đặng Thị Hồng Nhân. Bà đã dẫn dắt CLB hoạt động có hiệu quả, nhất là sự nhiệt tình, năng nổ, không quản ngại khó khăn của bà. Người dân trước đây, mỗi khi ra khỏi nhà là phải khoá chặt cửa, vì chủ nhà vừa đi được vài phút là nghiện đến "lấy đồ". Nhưng giờ làng xóm đã yên, không còn xảy ra nạn trộm cắp đến khủng khiếp như xưa, đến cả bánh xà phòng cũng mất trộm. Xã không phát sinh thêm người nghiện, hiện còn 10 đối tượng đi cai.

Hiện nay, CLB vẫn thường xuyên phối hợp với Ban Tư pháp của xã tổ chức phổ biến các kiến thức, thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới các thành viên, các thành viên phổ biến cho bà con trong các buổi họp thôn, xóm, giao ban sinh hoạt của các tổ an ninh tự quản. Bản thân bà Nhân, dù việc gia đình bận rộn, con cái đi làm ăn xa, bà vẫn cố gắng thu xếp công việc gia đình để làm việc xã hội, lại tham gia Đội văn nghệ huyện Tiên Lữ. Chủ tịch UBND xã Thủ Sỹ khẳng định: Tấm gương cần mẫn làm việc, giữ bình yên làng xóm, xã hội như bà Nhân đáng để người khác học tập, nhân rộng

                                                                                  Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ban CHQS huyện Kỳ Sơn huấn luyện cho đội DQTV trên thao trường
Không có hình ảnh
Cơ quan CSĐT thực hiện lệnh bắt Vương Ngọc Châu vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng tỷ đồng.

Khởi tố vụ giết 7 con voọc quý hiếm

Nhóm thợ săn bắn chết 7 con voọc chà vá chân đen bị công an huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) khởi tố về tội "vi phạm các quy định bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm".

Sà lan đâm cầu phao sông Đuống

Khoảng 7 giờ ngày 22.7, một chiếc sà lan chở than mang biển hiệu PT 1202 của Phú Thọ đi trên sông Đuống, bị nước cuốn trôi, đâm vào cầu phao. Hậu quả, cầu phao bị ảnh hưởng nghiêm trọng và hàng trăm phương tiện đang lưu thông bị ùn tắc.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm

Ngày 22-7, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tổ chức tổng kết thực hiện Nghị quyết 09 về "tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới" và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, giai đoạn 1998-2010. Các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng Ban Thường trực

Tiếp tục xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành KSND (26/7/1960 - 26/7/2010), phóng viên Báo Hòa Bình điện tử đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Đinh Công Cảnh, Viện trưởng VKSND tỉnh về quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành cùng hoạt động chào mừng ngày truyền thống của ngành và những định hướng về nhiệm vụ trọng tâm của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.

Thành phố Hoà Bình: Phát hiện, bắt giữ 9 vụ, 12 đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý

(HBĐT) - Thực hiện tháng Hành động phòng chống ma tuý và đợt cao điểm phòng chống ma tuý, lực lượng CATP đã phát hiện, bắt giữ 09 vụ, 12 đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý. Thu giữ 21,179gram Heroin và 1,2 triệu đồng. Trong đó đã xác lập chuyên án triệt phá điểm bán lẻ ma tuý phức tạp thuộc tổ 10 phường Hữu Nghị, bắt 3 đối tượng.

5 năm tù cho kẻ lao xe vào CSGT

Điều khiển xe ôtô kéo theo rơ moóc chạy lấn đường, bị CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra song Việt không chấp hành lệnh, không giảm tốc độ khiến chiếc xe đâm thẳng vào Thiếu tá Vũ Tiến Đức khiến đồng chí hy sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục