Các bị cáo tại phiên tòa.
11h, 16h30' sau mỗi buổi xét xử vụ án liên quan đến Bệnh viện Cuộc sống, nhiều người vợ bị cáo đứng chờ bên ngoài phòng xử án, cố gắng dành chút thời gian hiếm hoi đi bên các Cảnh sát bảo vệ để gặp gỡ, động viên chồng. Những người đàn ông vốn quanh năm chăm chỉ với ruộng đồng bỗng phải đối mặt với án phạt tù, thật đau xót. Hơn ai hết, vợ con họ là người chịu thiệt thòi nhất khi thiếu vắng người chồng, người cha trong gia đình…
Nguồn cơn của vụ việc
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, ngày 9/8/2004, ông Nguyễn Văn Na, Chủ tịch UBND xã Đại Mạch ký hợp đồng giao thầu để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại tại Đầm Sen ở thôn Đại Đồng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội cho ông Hà Minh Tuấn ở thôn Đại Mạch với tổng diện tích là 98.860m2, thời gian sử dụng từ 9/8/2004 đến 3/4/2010. Góp vốn cùng ông Tuấn có bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, chị Hoàng Thị Dương ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ông Lê Văn Lương ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Ngày 10/1/2006, ông Hà Minh Tuấn đã làm thủ tục đề nghị UBND huyện Đông Anh gia hạn thời gian sử dụng đất 12 năm.
Đến ngày 30/8/2006, ông Tuấn chuyển giao 49.430m2 đất thầu cho bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết và ông Lê Văn Lương. Cuối năm 2007, Công ty cổ phần Phát triển công nghệ y sinh học Tuyết Thái (do bà Tuyết làm Giám đốc) xây dựng Bệnh viện Cuộc sống trong khu đất trên, gồm: một khu nhà 2 tầng 30 phòng, lắp đặt các thiết bị y tế khám chữa bệnh, xây dựng 5 dãy nhà cấp bốn, lợp mái tôn làm phòng điều trị, đồng thời xây tường rào bao quanh, làm đường bê tông rộng 2,5m đến 3,5m dẫn từ cổng đến từng dãy nhà quanh hồ, kè hồ.
Về vấn đề này, đại diện cho phía bị hại, bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết cho biết: "Bệnh viện không xây dựng trên đất giao thầu mà xây dựng trên đất thổ cư có sổ đỏ của các cổ đông bệnh viện. Phần đất giao thầu chỉ sử dụng theo mô hình sinh thái (gồm đường đi bê tông, lắp điện, cây xanh, lán trại cấp bốn). Việc cáo trạng viết không rõ ràng như trên sẽ gây hiểu nhầm trong người dân là bệnh viện xây dựng trên đất giao thầu. Hiện nay rất mừng là đa số người dân đã hiểu rõ về mục đích tốt đẹp, nhân văn của Bệnh viện Cuộc sống xây dựng ở địa phương góp phần tốt hơn cho khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho họ".
Giây phút cuối phiên tòa, chờ tuyên án. |
Bài học từ nhiều phía
Vậy là bắt nguồn từ một số người bức xúc, hiểu không đúng về việc cấp đất và sử dụng đất kích động mà nhiều người dân ở thôn Đại Đồng, xã Đại Mạch đã có hành vi vi phạm pháp luật. 7 người bị thương, toàn bộ tài sản của bệnh viện bị hủy hoại gây thiệt hại trị giá hơn 13 tỷ đồng, 2 xe ôtô, 10 xe máy bị đốt cháy, 1 xe máy bị lấy mất là hậu quả nghiêm trọng của vụ án này. Đặc biệt, với việc đưa ra truy tố trước pháp luật 23 bị can mới là nỗi đau hơn cả. Các tội danh: Cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân.
Tại phiên tòa xét xử, những người tham gia phiên tòa đã đánh giá cao lời đề nghị giảm án cho các bị cáo từ phía bị hại. Đó cũng là sự chia sẻ, cảm thông của doanh nghiệp đối với hành động thiếu suy nghĩ, thiếu hiểu biết pháp luật của các bị cáo. Người gây ra tội thì phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Đề nghị mức án của đại diện Viện KSND TP Hà Nội đối với 23 bị cáo từ 15 tháng tới 6 năm tù giam vẫn là nhẹ so với hậu quả và tính chất nghiêm trọng do hành vi mà các bị cáo gây ra.
Thực tế, việc xây dựng một bệnh viện để phục vụ nhân dân tại xã Đại Mạch và khu vực lân cận là rất cần thiết, như ý kiến của ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá: "Liên sở (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội)" hoàn toàn ủng hộ việc công ty mạnh dạn xây dựng Bệnh viện Đa khoa tư nhân 115 Hà Nội (tên gọi ban đầu của Bệnh viện Cuộc sống) tại huyện Đông Anh để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân vùng xa trung tâm thành phố.
Đề án phù hợp với chính sách đẩy mạnh xã hội hóa theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP và Quyết định 158/2003/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 (trích Công văn số 1571/SYT-QLHNYDTN ngày 20/7/2007 của Sở Y tế Hà Nội). Tuy nhiên, ngay khi chuẩn bị đưa bệnh viện vào hoạt động thì bệnh viện đã bị thiệt hại nặng nề sau sự việc xảy ra ngày 5/8/2008. Hậu quả chưa khắc phục được.
Nhìn từ vụ án này, chúng ta có thể rút ra những bài học sâu sắc để phòng ngừa cho những tình huống khác trong tương lai. Rõ ràng, những vướng mắc xung quanh việc xây dựng bệnh viện giữa người dân với doanh nghiệp và chính quyền chưa kịp thời làm sáng tỏ, để có giải đáp thỏa đáng tháo gỡ những bức xúc tránh dẫn tới hành vi manh động của một số cá nhân.
Dù là doanh nghiệp hay người dân thì cũng phải thực hiện nghiêm pháp luật trong thu hút đầu tư, xây dựng công trình tại địa phương. Để xảy ra vụ việc nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề như trên đã tạo dư luận không tốt trong nhân dân, gây thiệt hại lớn cho tài sản của doanh nghiệp. Đây còn là bài học về cách quản lý, thu hút đầu tư không chỉ riêng đối với dự án xây dựng bệnh viện mà còn với các dự án khác trên địa bàn.
Sau mỗi buổi tạm nghỉ xét xử vào trưa và chiều các ngày 21, 22, 23/7, chúng tôi đều nhìn thấy hình ảnh tranh thủ gặp mặt của những người thân bị cáo khiến người chứng kiến không khỏi suy nghĩ, day dứt. Họ không đáng phải chịu hình phạt như thế nếu có hiểu biết về pháp luật, nếu biết kiềm chế tìm cách giải quyết, nếu chính quyền, đoàn thể địa phương phát huy hết sức mạnh và vai trò của mình… Thế nhưng, những hành vi vi phạm pháp luật tương tự như thế phải xử lý thật nghiêm. Nhiệm vụ của chính quyền cơ sở và các đoàn thể quần chúng là phải bảo vệ dân, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp (cũng là tài sản của dân, của xã hội). Pháp luật răn đe là cần thiết, nhưng khi tài sản doanh nghiệp, tài sản Nhà nước, tài sản của dân bị huỷ hoại mất rồi, thì răn đe còn tác dụng gì? Đây là bài học của nhiều địa phương, không phải riêng Đông Anh, Hà Nội.
Dự kiến Hội đồng xét xử sẽ tuyên án vào ngày 27/7 tới Luật sư Nguyễn Phương Nam, Trưởng Văn phòng Luật sư số 10, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Hậu quả của vụ việc xảy ra ngày 5/8/2008 tại Bệnh viện Cuộc sống ở thôn Đại Đồng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội là bài học cảnh báo về sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân. Ở đây, chính quyền địa phương cũng có một phần trách nhiệm về tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân. Người dân dù bức xúc cũng phải chờ chính quyền giải quyết chứ không được manh động. Ngay cả khi suy nghĩ ban đầu là đúng pháp luật nhưng khi hành động không đúng sẽ trở thành vi phạm pháp luật. Đối với doanh nghiệp đặc biệt như bệnh viện thì chính quyền địa phương cũng nên có cơ chế để thu hút đầu tư, tạo điều kiện phát triển. |
Theo CAND
(HBĐT) - Ngày 24/7, tại mỏ khai thác đá tại xóm Rụt (do Công ty TNHH Xuân Hoà quản lý) trên địa bàn xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn đã xảy ra một vụ sập mỏ đá nghiêm trọng làm 2 người chết.
"Đá cẩu" là từ lóng ám chỉ bọn tội phạm giả danh CSHS, cán bộ quản lý thị trường, thanh tra giao thông… chuyên trộm cắp tài sản trên cabin ôtô. Hoạt động của bọn tội phạm này đang là vấn đề gây bức xúc trên các tuyến giao thông tỉnh lộ và quốc lộ. Thực hiện kế hoạch đấu tranh với loại tội phạm này, vừa qua, Công an Nam Định đã theo dõi, bắt giữ một ổ nhóm "đá cẩu" đang gây án trên tuyến đường 21A đi qua địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị về tăng cường giáo dục QP - AN trong tình hình mới, hàng năm Hội đồng giáo dục Quốc phòng thành phố luôn được kiện toàn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ công tác giáo dục QP - AN trên địa bàn.
Nhận được tin báo, tổ công tác của Phòng 3 lập tức lên đường đi Nghệ An. Khoảng 21h thì tổ trinh sát có mặt tại TP Vinh, không kịp ăn uống, ngơi nghỉ, họ vội đi thêm quãng đường gần 40km nữa xuống xã bởi đối tượng truy nã đã trốn một thời gian dài, có nhiều kinh nghiệm đối phó với cơ quan chức năng. Khoảng 23h đêm, không uổng công các trinh sát bố trí trận địa mai phục, đối tượng trốn truy nã đã lọt lưới...
Kim Anh nhận tiền cùng 8 bộ hồ sơ làm giấy phép lái xe cho chị Thắm. Khi trả bằng, chị Thắm phát hiện ra có 2 giấy phép lái xe giả.
Bây giờ, người dân xã Thủ Sỹ (huyện Tiên Lữ - Hưng Yên) vẫn còn nhớ rất rõ hình ảnh, một người phụ nữ cùng với các cộng sự của mình, đi hết làng trên xóm dưới trong xã, khoác túi, cầm loa. Thấy nhà nào cao thì xin phép trèo lên, bắc loa và phát tuyên truyền, vận động bà con bài trừ ma túy, nghiện hút.