Sau hai ngày làm việc, ngày 29-7, Hội đồng cạnh tranh đã công bố quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh mã số KNCT-HCCT-0009, liên quan đến 19 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) tham gia ký thỏa thuận và điều khoản về biểu phí BH vật chất xe ô-tô.

 
Các đại gia bảo hiểm muốn “buộc” tay vào nhau
 
Ngày 15-9-2008 tại Resort Sài Gòn - Mũi Né, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) đã chủ trì tổ chức Hội nghị thường niên các Tổng giám đốc phi nhân thọ lần thứ 6 (CEO PNT 6).
 
Tại CEO PNT 6, 15 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (DNBH) đã ký thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm xe cơ giới. Sau đó, có thêm bốn DNBH cũng muốn tham gia ký kết, nâng tổng số DN tham gia lên 19, trong đó có những “đại gia” trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ như: Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí, Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA, Công ty liên doanh TNHH Bảo hiểm Samsung – Vina, Công ty CPBH Toàn Cầu, Công ty CPBH Viễn Đông... 
 
Các bản thỏa thuận được 19 DNBH ký kết bao gồm: Bốn bản thỏa thuận hợp tác giữa các DNBH trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa; trong lĩnh vực bảo hiểm tàu biển; bảo hiểm xe cơ giới; và Điều khoản biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô-tô. Các bản thỏa thuận được thực hiện từ ngày 1-10-2008. Thị trường mà 19 DNBH hướng tới trong các bản thỏa thuận chính là thị trường có phạm vi toàn quốc và ngay ở thời điểm ký kết, thị phần của 19 DNBH này 99,79%. Điều đáng nói là các bản thoả thuận này đều có quy định về chế tài cụ thể, thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tham gia. 
 
Theo các “khổ chủ”, nguyên nhân của việc rủ nhau ký kết các bản thỏa thuận là do các DN này đang phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt, chủ yếu thông qua các chính sách hạ phí bảo hiểm, trả phí hoa hồng và tăng chi phí hỗ trợ đại lý…
 
Sau khi nhận thấy một số nội dung thỏa thuận của 19 DNBH nêu trên có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh, ngày 18-11-2008, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương đã ra Quyết định số 93/QĐ-QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận được quy định tại Điều 8 Luật Cạnh tranh. 
 
Chưa có văn bản quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới
 
Tại phiên điều trần, bên điều tra và các DNBH bị điều tra tranh luận về một số vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ việc, bao gồm: thị trường pháp lý liên quan, thị trường địa lý, thị phần kết hợp, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, mức phí giải quyết vụ việc và mức phạt đối với hành vi vi phạm. 
 
Hầu hết các DN đều thừa nhận hành vi vi phạm của mình mặc dù đã có ký kết thỏa thuận. Đại diện của Tổng công ty BH Bảo Việt không nhất trí với tỷ lệ thị phần kết hợp mà điều tra viên xác định đối với các DNBH ký thỏa thuận (là 99,79%). 
 
Tổng công ty BH Bảo Việt  cho rằng, căn cứ vào các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, kể từ ngày 1-1-2008, ngoài các DNBH kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam được cung cấp dịch vụ trên thị trường Việt Nam thì các DNBH nước ngoài (dù không có hiện diện thương mại tại Việt Nam) vẫn được cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tại Việt Nam (dưới hình thức cung cấp dịch vụ ngoài biên giới). 
 
Song theo Hội đồng cạnh tranh, căn cứ quy định của Luật Kinh doanh BH và các văn bản hướng dẫn, hoạt động cung cấp dịch vụ của các DN BH nước ngoài không có hiện diện thương mại ở Việt Nam không thỏa mãn quy định về thị trường pháp lý liên quan trong kinh doanh BH trên thị trường Việt Nam nên thị phần của họ không được tính vào tổng thị phần kinh doanh BH. 
 
Hơn nữa, đến nay, cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa có văn bản hướng dẫn về hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới của các DNBH nước ngoài tại Việt Nam nên tổng thị phần kinh doanh BH phi nhân thọ tại Việt Nam đến nay chỉ bao gồm thị phần của 25 DN, trong đó có 19 DNBH bị điều tra và sáu DN không tham gia ký thỏa thuận về BH vật chất xe ô-tô nêu trên. 
 
DN “bắt tay nhau” để... bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
 
Sau khi xem xét các chứng cứ, nghe các bên lập luận, phân tích và tranh luận tại phiên điều trần, Hội đồng cạnh tranh nhận thấy, việc các DN ký biên bản thỏa thuận và điều khoản về biểu phí BH nêu trên là hoàn toàn tự nguyện. 
 
Thị trường địa lý của các DNBH là trên phạm vi toàn quốc vì nhiều DN trong số 19 DN này có chi nhánh, đại lý ở nhiều địa phương, không có rào cản vùng, miền trong hoạt động của họ. Thêm vào đó, sản phẩm BH vật chất xe ô-tô mà các DN này cung cấp là đặc thù. Khách hàng chỉ có thể lựa chọn giữa sản phẩm của các DN mà không thể thay thế bằng sản phẩm khác. 
 
Song Hội đồng cạnh tranh cũng khẳng định, điều các DN cần làm là tăng chất lượng dịch vụ, sản phẩm để thu hút khách hàng chứ không phải cùng ký một thỏa thuận để hạn chế khả năng cạnh tranh của chính mình và sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm BH vật chất xe ô-tô như 19 DN đã làm. 
 
Các DN đã đề nghị Hội đồng cạnh tranh xem xét, giảm mức hình phạt xuống còn cảnh cáo hoặc giảm tỷ lệ xác định mức tiền phạt thấp hơn đề nghị của nhóm điều tra viên vì họ cùng nhau ký thỏa thuận chỉ để “bảo vệ DN và người tiêu dùng” mà thôi.  
 
Đại diện Samsung - Vina cho rằng, dù thị trường BH Việt Nam phát triển nhanh nhưng so với thế giới và khu vực thì còn non trẻ, nên nếu cả 19 DN BH bị phạt vì hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành kinh doanh BH Việt Nam. 
 
Mặc dù vậy, Hội đồng cạnh tranh vẫn áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với những “đại gia” này là 0,025% tổng doanh thu năm tài chính 2007 của các DN (thấp hơn đề nghị của nhóm điều tra (0,1%) vì đây là những vi phạm lần đầu. Thêm vào đó, 18 DN được hưởng tình tiết giảm nhẹ do tự nguyện dừng, khắc phục hậu quả (trừ Samsung - Vina vì không hợp tác trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra). 
 
Ngoài ra, do các bên cùng thỏa thuận, tự nguyện thực hiện nên phải chia đều phí giải quyết vụ việc cho cả 19 DN (hơn 5,2 triệu đồng/DN). 
 
Quyết định có hiệu lực thi hành sau 30 ngày (kể từ 28-7) nếu không có khiếu nại.
 
Tổng công ty BH Bảo Việt bị phạt cao nhất hơn 523 triệu đồng,

Tổng công ty CP Bảo Minh: hơn 362 triệu đồng,

Công ty CP BH Petrolimex: hơn 222 triệu đồng.

Các DN khác bị phạt từ 1- 77 triệu đồng (tùy thuộc vào doanh thu).  

Công ty CP BH Fubon (Việt Nam) bị phạt 0 đồng do năm 2007 chưa có doanh thu

 

                                                             Theo Báo ND

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

TP Hòa Bình: Trộm đột nhập lấy 30 cây vàng

(HBĐT) - Vào hồi 2h sáng ngày 30/7, tại tiệm vàng Nga Công (số nhà 170 Cù Chính Lan, TP Hòa Bình) đã bị kẻ trộm đột nhập lấy đi khoảng 30 lượng vàng.

Công an Cao Phong: Vì cuộc sống bình yên của nhân dân

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND luôn được Công an huyện Cao Phong tích cực hưởng ứng.

Xã Cao Sơn: Đẩy mạnh công tác vận động nhân dân phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm

(HBĐT) - Với đặc điểm là địa bàn rộng, đời sống người dân giữa các xóm không đồng đều lại gần với trung tâm huyện, có sự giao lưu trao đổi giữa các địa bàn khá thuận lợi nên đã có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác ANTT. Mặc dù vậy, do phát huy được sức mạnh đoàn kết của QCND trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ (TDBVANTQ) nên xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc luôn đảm bảo, giữ vững ổn định TTATXH và phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm trên địa bàn.

Vết trượt của nữ sinh trong đường dây ma túy xuyên quốc gia

Sập bẫy “anh hùng cứu mỹ nhân” của Kevil, Hà Thị Ngô trở thành tay sai cho trùm ma túy gốc Phi rồi cùng người tình của gã vận chuyển heroin giấu trong đế dép, bìa sách… sang các nước.

Hà Nội: Cướp tiệm vàng táo tợn giữa trưa vắng

Lợi dung buổi trưa ít người qua lại, tên cướp xông thẳng vào tiệm vàng, dùng dao chém chủ tiệm nhiều nhát rồi “khoắng” đồ bỏ chạy. Vụ cướp tiệm vàng táo tợn xảy ra hồi 14h chiều qua, 29/7, tại tiệm vàng Diệu Quỳnh (xóm 7, thôn Hoè, xã Xuân Phương, Từ Liêm).

Cháy kho mút xốp rộng 1.400 m2

Chỉ ít phút sau khi cháy, ngọn lửa đã bùng phát lan rộng và nuốt chửng toàn bộ diện tích nhà kho chứa múp xốp thành phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục