CSGT huyện Tân Lạc kiểm tra giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông.

CSGT huyện Tân Lạc kiểm tra giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông.

(HBĐT) - Trong việc triển khai tuyên truyền Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bên cạnh các hoạt động thường xuyên, Ủy ban ATGTQG tập trung tuyên truyền và yêu cầu xử lý nghiêm 5 hành vi vi phạm, là những biểu hiện xấu của văn hoá giao thông, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn.

 

Theo đó, các vi phạm được tập trung khắc phục là: điều khiển xe cơ giới không đúng làn đường, đội mũ bảo hiểm cho bản thân và cho trẻ em, nghiêm cấm sử dụng rượu bia trước khi điều khiển phương tiện, nghiêm cấm sử dụng còi không đúng âm lượng, thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô có trang bị dây an toàn.

 

Ban ATGT các huyện, thành phố, lực lượng CSGT, thanh tra giao thông, công an xã đã tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Lực lượng CSGT (Công an tỉnh) triển khai kế hoạch tuần tra kiểm soát theo các chuyên đề: tốc độ, phần đường, xe không được quyền ưu tiên; phương tiện vi phạm về đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện vi phạm về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Số liệu theo dõi cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, qua tuần tra kiểm soát trên địa bàn tỉnh xảy ra gần 22.000 vụ vi phạm. Kết quả xử lý vi phạm về tốc độ là 4.673 trường hợp, tránh vượt ko đúng nơi quy định 186 trường hợp, đi không đúng phần đường 276 trường hợp, đi môtô không đội mũ bảo hiểm 4.685 trường hợp.

 

Trong những lỗi vi phạm về ATGT, các hành vi vi phạm là những biểu hiện xấu của văn hoá giao thông khá phổ biến. Nhiều lỗi vi phạm chính từ ý thức chủ quan của người tham gia giao thông. Vấn đề sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện đã được đề cập nhiều. Cuối tháng 3/2009, lần đầu tiên Uỷ ban ATGTQG đã tổ chức một hội thảo quốc gia về “Rượu bia và tai nạn giao thông”. Hệ lụy của việc uống rượu bia tham gia giao thông không làm chủ được phương tiện, tốc độ dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, không ít trường hợp có người tử vong. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Tuy vậy, vẫn còn nhiều trường hợp sau khi uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Một hình ảnh dễ nhận thấy là tại các quán bia hơi có nhiều xe ô tô đỗ, hầu hết chủ phương tiện sau khi uống bia vẫn ngồi sau tay lái điều khiển xe ô tô bình thường, thậm chí không thắt dây an toàn khi lái xe. Việc thắt dây an toàn đối với người ngồi trên ô tô có trang bị dây an toàn thực tế chưa được nhiều người quan tâm và chưa hình thành thói quen. Điều trái ngược thói quen từ lâu nay lại chính là không thắt dây an toàn mà không hiểu hết tác dụng của hành vi này đối với sự an toàn của người ngồi trên xe ô tô. Anh Nguyễn Văn Giang, một lái xe tư nhân ở phường Phương Lâm (TPHB) cho biết: Gia đình có dịch vụ cho thuê xe ô tô nên thường xuyên phải lái xe. Trước đây khi đi trên xe hầu như không mấy khi thắt dây an toàn và cũng không quan tâm. Biết Nghị định 34 có quy định xử phạt đối với hành vi này nên khi đi xe anh bắt đầu thắt dây an toàn. Ban đầu chủ yếu mang tính chất đối phó nếu có sự kiểm tra của lực lượng chức năng. Nhưng sau một thời gian anh nhận thấy việc thắt dây an toàn khi đi xe  có tác dụng rất tốt, tạo sự thoải mái, vững vàng, an toàn khi lái xe chứ không hề gò bó như nhiều người vẫn nghĩ. Mặc dù vậy, việc xử phạt đối với hành vi vi phạm này còn hạn chế, thiếu về phương tiện (máy đo nồng độ cồn)…

 

Tình trạng điều khiển xe không đúng làn đường, đi lấn phần đường, dừng đỗ không đúng quy định có thể nói diễn ra khá phổ biến và thường xuyên trên mọi cung đường. Nhiều người tham gia giao thông ở thành phố Hoà Bình không ít lần phải giật mình vì những cậu thanh niên choai choai kẹp hai, kẹp ba không đội mũ bảo hiểm rú ga, phóng nhanh lạng lách đánh võng trên đường phố. Người đi xe ở trong ngõ ra không giảm tốc độ, không quan sát xung quanh đi thẳng sang đường gây nguy hiểm cho những người đang tham gia giao thông trên đường chính, giao thông nông thôn thì mạnh ai nấy đi… Những trường hợp vi phạm này rất khó xử phạt vì thực tế lực lượng chức năng không thể có mặt mọi lúc, mọi nơi để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông.

 

Văn hoá khi tham gia giao thông - một bộ phận của văn hoá nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ khi tham gia giao thông. Hành vi xử thế trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng. Vì lẽ đó, việc xử lý nghiêm và loại bỏ những biểu hiện xấu của văn hoá giao thông cần được đẩy mạnh, góp phần tích cực vào việc đảm bảo trật tự ATGT.

 

                                                                                             Hà Vũ

 

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục