Đó là một trong những kiến nghị về các nội dung cần sửa đổi đối với Luật Thanh tra 2004 được nêu ra tại buổi làm việc giữa Thanh tra TPHCM với đoàn đại biểu Quốc hội TP vào chiều 7-9.
Hiện nay Luật Thanh tra chưa có biện pháp chế tài cụ thể và đủ mạnh để xử lý các đơn vị, tổ chức, cá nhân chây ỳ, cố tình không chấp hành quyết định xử lý qua thanh tra; chưa có quy trình, quy định cụ thể về việc xử lý sau thanh tra, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, các ngành, các cấp thiếu đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra...
Điều này dẫn đến tính hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra chưa cao. Minh chứng cụ thể là tại TPHCM, từ năm 2007 đến năm 2009, kết quả thu hồi sau thanh tra chỉ đạt 50% trên tổng số tiền kiến nghị thu hồi, (trong đó Thanh tra TP thu khoảng 60%, thanh tra quận – huyện thu khoảng 40%). Do vậy, Luật Thanh tra sửa đổi cần phải có các quy định về chế tài trong công tác thanh tra để xử lý việc không cung cấp hồ sơ, tài liệu, giải trình thực hiện các yêu cầu của đoàn thanh tra…
Chánh Thanh tra TPHCM Nguyễn Hữu Nhân cũng nêu một thực tế: “Việc thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, theo Luật Thanh tra 2004, thanh tra cấp tỉnh, bộ, sở, ngành, quận, huyện phải xin ý kiến của thủ trưởng hoặc chủ tịch UBND cùng cấp mới được tiến hành thanh tra đột xuất. Với quy định trên sẽ không giải quyết kịp thời vụ việc xảy ra, vụ việc có thể càng khó phát hiện vì khi được phê duyệt để tiến hành thanh tra thì đối tượng thanh tra đã có thời gian đối phó bằng cách hợp thức hóa chứng từ, tẩu tán tài sản”.
Vì thế, để đạt được yêu cầu thanh tra đột xuất, ông Nhân đề nghị sửa Luật Thanh tra theo hướng giao quyền chủ động (nhưng đảm bảo không được lạm quyền) cho các cơ quan thanh tra ra quyết định thanh tra và tự chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra. Ngoài ra, lãnh đạo Thanh tra TP cũng kiến nghị không tiếp tục duy trì hoạt động thanh tra nhân dân bằng Luật Thanh tra, bởi thanh tra nhân dân thực chất là tổ chức giám sát của nhân dân, hoạt động hoàn toàn khác với Thanh tra Nhà nước.
Theo SGGP
Chiều 6-9, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Từ ngày 2 đến 5-9, trên tuyến quốc lộ 24 thuộc địa phận huyện Ba Tơ, Ðội kiểm lâm cơ động tỉnh đã bắt giữ nhiều xe chở gỗ lậu. Ðó là xe chở khách loại 12 chỗ ngồi mang BKS 76K - 1116 và xe ô-tô mang BKS 76K - 2237, cả hai xe đều của Phạm Phúc Long trú tại xã Ba Vì, huyện Ba Tơ, trên xe có hàng chục m3 gỗ lậu.
Ông Nguyễn Văn Lang (ngụ 12/7 Nguyễn Huy Tự, P.Đa Kao, Q.1) vừa nộp đơn khởi kiện yêu cầu Sở GTVT phải bồi thường số tiền 372 triệu đồng, trong đó gồm 120 triệu đồng do việc thi công gây nứt nhà và 252 triệu đồng tiền bị thiệt hại do “lô cốt” án ngữ trước cửa nhà làm ngừng trệ việc kinh doanh.
Ngày 6-9, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết vừa khởi tố bị can và phát lệnh truy nã đối tượng tên Eze Arinze Prince Ike (21 tuổi, quốc tịch Nigeria) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
(HBĐT) - Tuyến vận tải hành khách từ Hòa Bình đi Hà Nội hiện có khá nhiều doanh nghiệp, HTX đăng ký với các đầu bến khác nhau. Xuất phát từ việc hám lợi cùng sự quản lý thiếu chặt chẽ của doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng, nhiều chủ xe tham khách vô tình hay cố ý đã gây không ít phiền toái và thiệt hại cho hành khách.
Như thường lệ, buổi sáng hằng ngày anh Trịnh Xuân Diệu, trú ở Thanh Khê - Thanh Liêm (Hà Nam) dậy sớm mở cửa hàng, dọn dẹp đồ sửa chữa xe máy cho gọn gàng. Hơn 6h ngày 3/9, đang loay hoay tìm túi đồ nghề, bất ngờ có một thanh niên lạ mặt, đầu tóc phờ phạc dắt chiếc xe Air Blade hãng Honda vào thuê anh đấu tắt điện để nổ máy.
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Văn Việt (SN 1973, quê Hà Tĩnh), nguyên giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Du lịch Tùng Lâm, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.