Trung tá Đoàn Thế Vinh đang nghiên cứu một bức thư kêu cứu của nạn nhân bị lừa bán.

Trung tá Đoàn Thế Vinh đang nghiên cứu một bức thư kêu cứu của nạn nhân bị lừa bán.

Nhớ lại những cuộc giải cứu này, Trung tá Đoàn Thế Vinh, Phó trưởng Phòng 6 Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C45) vẫn bâng khuâng. Bởi có những người được các anh giải cứu thành công, nhưng anh cũng chưa hề biết mặt. Tất cả mọi giao tiếp đều được thực hiện qua thư điện tử, qua điện thoại…

Nhưng đối với các anh, quan trọng là những người con gái bị lừa bán ấy đã được giải cứu trở về an toàn. Và qua những vụ giải cứu này, các anh muốn mọi người biết được rằng, trong trường hợp bản thân bị lừa bán vào các động mại dâm trong nước hay ra nước ngoài, hãy cố giữ thông tin liên lạc với bất cứ một ai đó là bạn bè, người thân trong gia đình và thông báo với họ về tình trạng hiện tại cũng như nơi mình đang bị giam giữ.

Phòng 6 Cục CSĐT tội phạm về TTXH với số điện thoại nóng 06944370 luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải cứu những trường hợp phụ nữ, trẻ em bị lừa bán vào các động mại dâm trong nước và nước ngoài, bởi đó là một trong những nhiệm vụ chính của đơn vị và đó cũng chính là trách nhiệm, tình cảm của những người làm án như các anh.

1. Một ngày, các cán bộ của Phòng 6 Cục C45 nhận được thông tin, có một người dân với địa chỉ email: vanleminh1985@...., muốn được cơ quan Công an giải cứu cho một người bạn gái bị lừa bán sang Indonesia. Ngay lập tức, hộp thư điện tử của Phòng 6 Cục C45 đã phát đi bức thư gửi vào địa chỉ email trên với nội dung: Chúng tôi là đơn vị trực tiếp phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em của Bộ Công an Việt Nam. Nếu có việc gì cần giúp đỡ, anh hãy thông tin cho chúng tôi….

Người có địa chỉ email kia cũng gửi thư lại ngay. Anh tự giới thiệu tên là Lê Minh Văn, quê ở huyện Châu Thành (Tiền Giang), hiện đang cư trú tại Hàn Quốc. Theo trình bày của anh Văn, bạn gái của anh là Đặng Thị Kiều Hoa, trú tại TP Cần Thơ và một người bạn gái tên là Nguyễn Hoài Phi. Do nghe lời dụ dỗ của một số đối tượng bảo ra nước ngoài làm lương cao, không mất bất cứ chi phí nào, 2 cô gái đã đồng ý. Họ đã xuất cảnh từ sân bay Tân Sơn Nhất và nhập cảnh vào Malaysia.

Thời gian đầu, 2 cô cũng được đi làm ở một công ty gia đình có chủ là người đàn ông Trung Quốc và vợ là người Việt Nam. Được gần 2 tháng thì vợ chồng ông chủ bảo rằng: Công ty có chi nhánh tại Indonesia, sang đó làm việc lương cao hơn nên ưu tiên cho Hoa và Phi chuyển sang do các cô "làm việc chăm chỉ và siêng năng".  Thấy có vấn đề gì đó mờ ám nên Hoa không chịu đi.

Nhưng cuối cùng, họ vẫn bắt Hoa và Phi đi vì họ nói rằng qua đó 2 cô mới làm được nhiều tiền trả nợ cho họ  2.000 USD/ người (tiền chi phí làm thủ tục sang Malaysia).

Không còn cách nào khác, 2 cô gái phải sang Indonesia bằng đường tàu biển. Khi đến Indonesia, các cô được một nhóm người đón ngay và dẫn ra khỏi cảng, đưa lên 1 chiếc xe ôtô du lịch. Đi được hơn 1 tiếng thì đến nơi, 2 cô được sắp xếp chỗ ở cùng phòng với 4 cô gái người nước ngoài.

Căn nhà được thiết kế rất chặt chẽ, cửa chính thì được khóa lại, còn cửa sổ thì bé xíu, bên ngoài có hàng rào bằng sắt. Đêm hôm sau, khi mọi người đang ngủ thì người quản lý ở đây đánh thức cả 6 cô dậy, bảo trang điểm cho đẹp, thay quần áo mới (của họ đưa), rồi xuống lầu. Tại tầng dưới, đã có 2 người đàn ông Trung Quốc ngồi đợi.

Sau khi người quản lý nói chuyện với họ, 2 cô gái người nước ngoài bị chỉ định đi theo họ, còn lại Hoa, Phi và 2 cô gái kia bị đưa quay về phòng ngủ. Do linh tính có chuyện không tốt xảy ra với mình nên Hoa và Phi sợ hãi, không ngủ được. Họ cứ vẩn vơ với câu hỏi: "Những người này là ai? Họ đang làm gì mình?". Hai cô lẻn xuống tầng dưới, tìm cách trốn thì thấy cửa ra vào đã khóa kín.

Phía dưới tầng cũng có 1 phòng có khoảng 10 cô gái người nước ngoài đang tụ tập nói chuyện. Do không biết tiếng, 2 cô cũng không thể hỏi thăm những người xung quanh và cũng không biết mình đang ở đâu, cũng như làm cách nào trốn thoát được ra.

Trong cơn bĩ cực ấy, Hoa đã nghĩ đến người bạn trai thân của mình là Văn đang lao động ở Hàn Quốc, bởi cô chỉ còn nhớ duy nhất số điện thoại di động của Văn. Vì một cô gái nước ngoài cùng phòng có điện thoại di động nên Hoa đã mượn để gọi cho Văn. Nhưng Văn cũng chỉ biết động viên, chia sẻ với 2 bạn…

Tối hôm sau, khoảng 23h, người quản lý lại lên phòng của Hoa gọi cửa, bắt các cô thay đồ và trang điểm như hôm trước. Hoa và Phi trống ngực đập dồn dập, họ bắt đầu lo lắng nhưng vẫn phải làm theo yêu cầu của người quản lý. Khi họ bị đưa xuống lầu, cũng thấy có 2 người đàn ông lạ ngồi chờ sẵn.

Lần này, sau khi nói chuyện với người quản lý, 2 gã đàn ông kia quay sang chỉ thẳng vào Hoa và Phi. Người quản lý bắt 2 cô đi theo họ mà không nói đi đâu. Hoa và Phi rất sợ vì 2 cô gái đi đêm trước vẫn chưa thấy trở về nên nhất định không đi theo và chống cự quyết liệt. 2 người đàn ông kia tức giận bỏ ra về, người quản lý giận dữ chửi rủa nhưng cuối cùng đành cho cả 4 cô gái lên phòng.

Trong những bức thư gửi cơ quan Công an, anh Văn cho biết do không biết tiếng Indonesia, cũng không có được địa chỉ, thông tin liên hệ đến nơi cần được giúp đỡ nên những cô gái này không biết làm sao khi đang phải sống một cuộc sống hãi hùng và đầy lo sợ. Anh Văn cũng cho các cán bộ Phòng 6 số điện thoại di động của Hoa (do cô gái người nước ngoài bị đưa đi không trở về đã đưa Hoa giữ chiếc điện thoại di động).

Trung tá Đoàn Thế Vinh đã bấm từ điện thoại của mình vào số điện thoại anh Văn chuyển cho. Từng tiếng chuông tút dài. Phải qua 5-7 hồi chuông mới có tiếng một người con gái rụt rè "alo" bên đầu dây bên kia. Để tạo niềm tin cho cô gái, anh Vinh đã giới thiệu ngay: "Chúng tôi là Cảnh sát Việt Nam, được anh Văn cho số điện thoại để liên lạc, giải cứu cho các em. Bây giờ em phải bình tĩnh, trình bày rõ xem em đang ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Chúng tôi sẽ giúp đỡ em trở về Việt Nam an toàn".

Đầu dây bên kia dội lên tiếng khóc tức tưởi. Chen lẫn là tiếng thổn thức: "Các chú ơi, các chú cứu con với". Được anh Vinh động viên, Hoa kể rằng, 2 đứa vừa tìm cách trốn được ra khỏi ngôi nhà đáng sợ kia, hiện đang tạm lánh tại gia đình một người tốt bụng. Các cô đang ở hoàn cảnh bế tắc, không dám ra ngoài, sợ bị bắt lại, nhưng nếu ở mãi trong nhà người giúp lánh nạn thì cũng không được. May sao, các cô đã nhận được điện thoại của các chú Công an.

Trong lần liên lạc thứ 2, các cán bộ Phòng 6 đã hướng dẫn các cô cách liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, cung cấp số điện thoại của Đại sứ quán cho các cô. Các anh cũng đã liên lạc trực tiếp với Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia để nhờ giúp đỡ khi các cô gái liên hệ đến. Vài hôm sau, các anh liên lạc với Đại sứ quán thì được biết, hai cô gái đã đến được Đại sứ quán và được các cán bộ ở đây hướng dẫn, giúp đỡ các thủ tục để trở về Việt Nam.

Thông tin ban đầu về vụ việc cũng đã được các cán bộ Phòng 6 chuyển giao cho Công an tỉnh Cần Thơ để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền. Anh Vinh bảo, tuy họ không gặp mặt các bị hại, chưa nhận được một lời cảm ơn từ các cô, nhưng các anh vẫn rất hạnh phúc khi đã góp phần giải cứu được 2 cô thoát khỏi hoàn cảnh khốn khó.

2. Đáng nhớ nhất trong quãng thời gian công tác của anh Vinh chính là vụ giải cứu cho 3 chị em gái một gia đình nghèo ở Đà Nẵng. Hoàn cảnh của gia đình này vô cùng đáng thương. Người chị cả tên H. bỏ chồng, có một đứa con nhỏ. Một ngày, người phụ nữ này gặp phải kẻ buôn người, chúng dụ dỗ cô sang Trung Quốc tham quan, từ đó xem xét việc buôn bán hàng hóa từ Trung Quốc về Đà Nẵng.

Tin lời chúng, người phụ nữ này đã bế cả đứa con nhỏ đi theo. Sau khi lừa bán được 2 mẹ con, táng tận lương tâm, bọn buôn người còn về tận quê của chị H., dựng màn kịch để lừa tiếp 2 đứa em gái của chị đưa đi. Sau này, mẹ của 3 người con gái bất hạnh ấy mới biết tin khi có một đối tượng tên Lan, quê ở Hưng Yên, gọi điện thông báo về việc cô con gái thứ 2 của bà đã bị bán vào một động mại dâm tại đảo Hải Nam (Trung Quốc), nếu bà muốn con gái trở về thì phải trả cho cô ta một khoản thù lao.

Nghe tin, bà đau đớn quá, tưởng không đứng vững được. Nghe một người quen giới thiệu, bà đã khăn gói ra tận Hà Nội để đến cầu cứu các cán bộ Phòng 6 Cục C45. Qua điều tra, anh Vinh và các cán bộ của mình đã phát hiện, đối tượng tên Lan trên chính là một trong những đối tượng buôn người, vì bị hại đòi về nên chúng "diễn trò" để lấy thêm tiền của gia đình cô mà thôi.

Theo sự sắp đặt của các trinh sát, khi Lan liên lạc, bà Tâm nói rằng, đã lên Lạng Sơn nhưng vì tuổi già, sức khỏe kém nên phải vào nằm tại bệnh viện đa khoa tỉnh, bà Tâm bảo Lan đưa con gái đến bệnh viện cho bà và nhận tiền. Tuy nhiên, khi Lan đưa con gái bà Tâm đến bệnh viện thì "tiếp đón" chị ta chính là các trinh sát Phòng 6. 

Cô con gái út tên là T. của bà Tâm thì bị bán đến tận một động mại dâm ở Thượng Hải. T. có một người bạn thân đang lao động tại Đài Loan. Một lần, khi tiếp khách là một doanh nghiệp ở Đài Loan đến, T. đã xin ông ta gọi điện cho bạn mình tại Đài Loan. T. đã kể cho bạn nghe về hoàn cảnh của mình và nhờ bạn giúp đỡ. Người bạn ấy đã điện thoại về Đà Nẵng, nhờ gia đình đến thông báo cho bà Tâm địa chỉ cụ thể nơi T đang bị giam giữ …

Nhận tiếp được thông tin từ bà Tâm, anh Vinh đã giúp bà thuê một hướng dẫn viên du lịch trong hành trình sang Trung Quốc tìm con gái. Các anh cũng đã giới thiệu bà đến Tổng lãnh sứ quán Việt Nam tại Thượng Hải và nhờ các cán bộ ở đây phối hợp với Công an nước sở tại giải cứu cô con gái út cho bà Tâm.

Đón cô gái từ trụ sở Cảnh sát Thượng Hải về, bà Tâm ôm con, mừng tủi khôn xiết. Các cán bộ của Tổng lãnh sự quán còn đưa tiễn 2 mẹ con ra ga để về Việt Nam. Cho đến bây giờ, mỗi khi có dịp đi công tác vào Đà Nẵng, các cán bộ Phòng 6 từng tham gia vụ giải cứu này vẫn ghé thăm gia đình bà Tâm.

Cô con gái lớn cũng đã tìm cách trốn thoát trở về, cả gia đình đoàn tụ sau những biến cố lớn đau thương. Bà Tâm và các con luôn coi các cán bộ Phòng 6 như những người thân, người ơn của gia đình mình. Đó là món quà tinh thần lớn lao nhất mà anh Vinh và các trinh sát cùng đơn vị luôn trân trọng

                                                                                Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ Phòng cảnh sát giao thông tỉnh triển khai công tác 
tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ tại huyện Tân Lạc.
Thông qua diễn tập, LLVT và nhân dân xã Cao Sơn đã tổ chức tu sửa hệ thống mương dẫn nước, đào vét thoát nước hệ thống cống ngầm ở 9/9 xóm.
Lãnh đạo thành phố trao giải nhì cho đội phường Chăm Mát và Đồng Tiến.

Xã Yên Lập nâng cao hiệu quả công tác tư pháp

(HBĐT) - Yên Lập là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, điều kiện phát triển KT-XH còn nhiều hạn chế. Nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã đã quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tư pháp, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật trong nhân dân.

Tình hình vận chuyển buôn bán hàng giả, hàng lậu có chiều hướng giảm

(HBĐT) - Theo báo cáo của ngành Công thương, trong tháng 8/2010, tình hình vận chuyên, buôn bán hàng hoá nhập lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh diễn ra ở quy mô nhỏ. Trong tháng, ngành đã kiểm tra, xử lý 10 vụ hàng cấm, hàng lậu, giảm 8 vụ so với tháng trước.

Giả bị cướp để chiếm đoạt tài sản

Cầm hai mươi triệu đồng của công ty, Phạm Tuấn Vinh, 38 tuổi, trú tại phường Thanh Miếu, TP Việt Trì (Phú Thọ) nảy ý định chiếm đoạt… Một "vụ cướp" hoàn hảo đã được Vinh dàn dựng, tính toán chi tiết. Song màn kịch đó đã bị lật tẩy. Chiều 7/9, cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai đã bắt Vinh về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Án chung thân cho “siêu lừa” sau 4 lần hoãn toà

Sau 4 lần tuyên hoãn, sáng 9/9, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án bị cáo Lý Thị Trúc Quỳnh ra xét xử với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chặn xe đánh người bất tỉnh cướp tiền tỉ

Sau nhiều lần theo dõi ông Vũ Văn Th. (57 tuổi, Tân Bình) thường xuyên bỏ nhiều tiền vào cốp xe, Huỳnh Thanh Việt (Việt khùng) đã bàn bạc với đồng bọn đánh cướp tiền.

Truy tố Huỳnh Ngọc Sỹ tội nhận hối lộ

Ngày 9-9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Ngọc Sỹ, sinh năm 1953, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) Ðại lộ Ðông - Tây và môi trường nước TP Hồ Chí Minh về tội "nhận hối lộ".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục