Với tiền công 300 triệu đồng, Hương đã dùng trình độ, kiến thức của họa sỹ thiết kế tại một hiệp hội nghề nghiệp để giúp Dung làm giấy tờ giả liên quan đến dự án xây dựng nhà ở Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Bằng những giấy tờ này, Dung đã mang đi chào bán cho những người có nhu cầu, chiếm đoạt trên 40 tỷ đồng.

 

Liên tiếp trong thời gian vừa qua, Công an Hà Nội đã khám phá một số vụ án đối tượng làm giấy tờ giả, giả mạo con dấu, chữ ký... trong tạo dựng các hợp đồng kinh tế của một số dự án nhà ở trên địa bàn Hà Nội, chiếm đoạt tài sản với số tiền thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đây là vấn đề đáng báo động và cảnh báo các cơ quan chức năng liên quan trong in ấn, phân biệt các tài liệu quan trọng, có giá trị.

Những thủ đoạn dùng giấy tờ giả để lừa đảo tinh vi

Ngày 6/10, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp Đặng Thị Thiên Hương (35 tuổi), họa sỹ thiết kế tại một hiệp hội nghề nghiệp, về hành vi làm giả giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Được Đặng Thị Kim Dung (27 tuổi) ở phố Định Công, Phương Liệt, Thanh Xuân trả công 300 triệu đồng, Hương đã dùng trình độ, kiến thức của bản thân để giúp Dung làm một loạt giấy tờ giả liên quan đến dự án xây dựng nhà ở Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Bằng những giấy tờ này, Dung đã mang đi chào bán cho những người có nhu cầu, chiếm đoạt trên 40 tỷ đồng.

CQĐT đọc lệnh bắt, khám xét một đối tượng dùng giấy tờ giả để lừa đảo.

Tại cơ quan điều tra, Dung khai nhận đưa cho Hương những mẫu hợp đồng góp vốn dự án thật để Hương scan trên máy tính và in bằng phương pháp in phun màu. Sau đó, Dung tập ký chữ ký giả của lãnh đạo chủ đầu tư thứ cấp dự án rồi ký trực tiếp trên những văn bản giả do Hương in ra. Bằng mắt thường, người mua khó phân biệt được đó là giấy tờ giả bởi văn bản cũng có dấu đỏ, thậm chí cả các dấu giáp lai trên toàn bộ hợp đồng.

Cũng liên quan đến lừa bán nhà, đất dự án, đối tượng Trần Thu Huyền - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sơn châu Á tỏ ra rất liều lĩnh và quái chiêu khi dùng con dấu giả để "sản xuất" một loạt các giấy tờ thể hiện việc góp vốn đầu tư vào các dự án "vàng" trên địa bàn Hà Nội như 136 Hồ Tùng Mậu, B4 Kim Liên, dự án nhà ở Thành Công II…

Trong vụ án này, bà Huyền sử dụng nhiều con dấu giả để đóng dấu trên nhiều văn bản giả mạo khác nhau như hợp đồng góp vốn (dùng con dấu giả mang tên các chủ đầu tư dự án), ủy nhiệm chi (dùng con dấu giả mang tên Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hùng Vương). Sau đó, bà Huyền dùng những giấy tờ giả này đưa người mua tới cơ quan công chứng lập hợp đồng ủy quyền.

Chính vì việc sử dụng con dấu giả đóng trực tiếp trên những văn bản giả mạo đã được soạn thảo giống như mẫu văn bản thật nên bà Huyền đã "qua mặt" rất nhiều phòng và văn phòng công chứng. Bằng thủ đoạn này, ít nhất đã có trên 10 người bị hại đến cơ quan điều tra tố cáo bị bà Huyền lừa đảo, chiếm đoạt gần 50 tỷ đồng. Nhận định của cơ quan điều tra, thiệt hại chưa dừng ở con số này.

Các giấy tờ giả đối tượng tạo dựng trong các vụ lừa bán dự án.

Chị Nguyễn Thị H., một nạn nhân của bà Huyền cho biết: Kế hoạch lừa đảo của bà Huyền khá hoàn hảo. Ban đầu, bà ta đưa ra những giấy tờ giả trên, quảng cáo do Công ty CP Sơn châu Á bán sơn cho các dự án này nên được chủ đầu tư nhường cho một số suất ngoại giao giá gốc. Do các dự án chưa được phép bán trên sàn giao dịch nên việc mua bán phải hết sức bí mật, nếu không sẽ bị chủ đầu tư thu hồi hợp đồng.

Sau đó, bà Huyền đưa chị H. đến địa điểm triển khai dự án. Thấy dự án là có thật và đang thi công hạ tầng nên chị H. rất tin. Để chắc chắn, chị H. gọi điện thoại cho chủ đầu tư, được trả lời dự án chưa được phép bán, cũng trùng khớp với lời rỉ tai "bán nội bộ" của bà Huyền. Khi bà Huyền đưa chị đến văn phòng công chứng tại phố Hoàng Cầu để thực hiện công chứng ủy quyền thì chị H. không còn gì nghi ngờ.

Là một người đã từng kinh doanh bất động sản, chị H. tâm sự: Những giao dịch mua bán nhà đất được công nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Tâm lý người mua bán nhà đất, bao giờ cũng muốn thực hiện qua công chứng, tránh việc mua bán viết tay. Nhưng nếu ngay cả khi tới cơ quan công chứng mà vẫn bị lừa thì người dân không biết tin vào ai khi giao dịch, mua bán liên quan đến nhà đất?

Nhận biết giấy tờ giả như thế nào?

Trung tá Nguyễn Quang Huy, Đội trưởng Đội giám định tài liệu, Phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) Công an Hà Nội cho biết, hiện nay các vụ án liên quan đến làm giả tài liệu bằng phương pháp scan, in phun màu xảy ra khá phổ biến, đặc biệt liên quan nhiều đến kinh tế như sổ đỏ, đăng ký ôtô, xe máy, hợp đồng kinh tế, hợp đồng góp vốn và các loại bằng cấp.

Qua phân tích, giám định cho thấy việc làm giả tài liệu của các đối tượng phạm tội rất đa dạng, phương thức tạo ra tài liệu giả cũng rất khác nhau. Mức độ tinh xảo của tài liệu giả phụ thuộc vào phương thức và phương tiện làm giả của tội phạm. Thực tế, đối tượng làm giả tài liệu thường thực hiện theo 2 phương thức: Làm giả toàn phần và làm giả từng phần. Trong giám định tài liệu nói chung thì việc nghiên cứu xác định phương pháp in rất cần thiết để kết luận chính xác, nhanh chóng.

Cách làm giả tài liệu phổ biến nhất thường gặp là các đối tượng thường sử dụng chữ ký và hình dấu thật trong một văn bản có thật, dùng phương pháp scan lại, đưa vào văn bản giả, sử dụng in phun màu khiến nhiều người nhầm tưởng là văn bản thật khi thấy "dấu đỏ". Tuy nhiên, quan sát kỹ sẽ phát hiện các chi tiết in không sắc nét, các đối tượng thường ép plastic để che giấu dấu vết cắt ghép trong quá trình làm giả. Để nghiêng sẽ không thấy hình nổi và vết hằn của lực tì ấn khi ký và đóng dấu.

Thời gian gần đây, xảy ra nhiều vụ đối tượng dùng con dấu giả được khắc theo mẫu dấu thật đóng trên các văn bản giả được soạn thảo dựa vào nội dung văn bản thật nên rất khó phân biệt. Để phòng ngừa và phát hiện kịp thời những loại giấy tờ giả này, cần thiết phải tổ chức các lớp tập huấn về phát hiện tài liệu, con dấu giả cho những cán bộ làm công tác quản lý, những người thường xuyên tiếp xúc với tài liệu như cán bộ ngân hàng, công chứng, tư pháp... Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý với các cơ sở đặc doanh khắc dấu, in ấn... Đây là những nơi có nhiều phương tiện, thiết bị dễ bị tội phạm lợi dụng hoặc chính họ tham gia vào việc làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu.

Nhưng quan trọng hơn hết là ý thức của người tham gia giao dịch, ký kết hợp đồng cho vay tiền hoặc mua bán, phải hết sức thận trọng, kiểm tra, xác minh thông tin 2 chiều trước khi quyết định. Nếu có nghi ngờ về giấy tờ giả, các tổ chức, cá nhân có thể liên hệ Đội Giám định tài liệu, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Hà Nội. Địa chỉ 40B Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, điện thoại: 04.39396725.

                                                                                   Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
CBCS đội CSTT phòng CS QLHC về TTXH trao đổi các phương án tham gia TTKS giữ gìn ANTT trên địa bàn trọng điểm
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Mua bán trái phép chất ma túy, dùng súng chống trả công an

Ngày 21-10, Công an quận Long Biên (Hà Nội) đã bắt ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và giết người, gồm: Hoàng Hữu Ðức (SN 1978, ở ngách 190 ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, quận Ðống Ða); Phạm Thị Hồng Vân (SN 1987, ở nhà A4 tập thể Giảng Võ, quận Ba Ðình); Hoàng Trung (SN 1984, ở phường Cát Bi, quận An Hải, TP Hải Phòng) và Bùi Mạnh Hà (SN 1974, ở phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, có lệnh truy nã về tội bắt giữ người trái pháp luật của Công an TP Bắc Ninh).

Một đương sự bị cấm chuyển dịch gần 2,2 triệu USD

Cục Thi hành án dân sự TPHCM vừa có văn bản đề nghị Sở Tư pháp TP, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP, các phòng công chứng tại TP, Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM, Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản tại TPHCM, Công ty CP Tân Tạo và Công ty TNHH Ta Shuan hỗ trợ ngăn chặn việc ông Huang Pao Tzu (người Đài Loan, Trung Quốc) chuyển dịch, cầm cố, thế chấp phần vốn góp trong Công ty TNHH Ta Shuan trị giá gần 2,2 triệu USD - chiếm tỷ lệ 81,33% - để đảm bảo việc xét xử của tòa án. Trước đó, TAND TPHCM đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với nội dung như trên nhằm bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc thi hành án sau này.

Bộ CHQS tỉnh thực hiện tốt chính sách, đảm bảo quyền lợi đối với các đối tượng tham gia kháng chiến

(HBĐT) - Trong những năm qua, chấp hành các Quyết định của Chính phủ về thực hiện, giải quyết chế độ chính sách (CĐCS) đối với các đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến, cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh đã tập trung quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các CĐCS đã góp phần chăm lo và từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với những người có đóng góp công sức trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

Phiên dịch tiếng Hàn "chỉ điểm" bắt cóc kỹ sư của Keang Nam

Hám tiền, gã phiên dịch viên tiếng Hàn đã chỉ mặt anh Vương cho nhóm đối tượng bắt cóc thực hiện ý đồ đen tối và được nhận 2,5 triệu đồng tiền thù lao cho việc "chỉ điểm".

Nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin độc đoán, gia trưởng

Về vụ việc của Vinashin, Chính phủ đã gửi bản báo cáo dài 18 trang tới đại biểu Quốc hội. Đây được dự báo sẽ là “điểm nóng” tại kỳ họp Quốc hội lần này

Khi quân với dân chung một ý chí, một niềm tin

(HBĐT) - Xóm Nội, xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn được chọn làm điểm thực hiện đề án xây dựng LVHQP không chỉ của huyện mà là một trong những đơn vị làm điểm của cả tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục