Lực lượng tác chiến đưa ra một tình huống giả định khẩn cấp, đặc biệt nguy hiểm, do các đối tượng khủng bố tạo ra, đe dọa sự an toàn và tính mạng của người dân Thủ đô. Các lực lượng quân Công an, Quân đội, và các cơ quan, tổ chức của Hà Nội đã cùng phối hợp, vào cuộc, làm nên một trận đánh hoàn hảo đến từng chi tiết, mang đến sự an toàn tuyệt đối cho người dân.

Gần một tháng qua, sông Hồng, đoạn chảy qua phường Chương Dương (Hà Nội), ngay điểm xuất phát của bến tàu du lịch, luôn sôi động trong một không khí khác biệt so với thường ngày. Từ tinh mơ, khúc sông cuồn cuộn chảy giữa lòng thành phố yên bình, đã là bãi tập của đội ngũ cán bộ, chiến sỹ thuộc nhiều lực lượng trong Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ráo riết tham gia ôn luyện "Phương án diễn tập đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin, xử lý bom mìn, cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện giao thông đường thủy nội địa năm 2010". Ngày chính thức diễn tập đang cận kề, mọi kế hoạch sắp đặt cho "trận đánh" lớn đã được hoàn tất. Tất cả, sẵn sàng đợi giờ G…

Tác chiến trên mặt nước.

Đổ mồ hôi trên bãi tập trong cái rét đầu đông

Tờ mờ sáng, cái lạnh hồi đêm còn níu sang cả ngày mới. Gió sông Hồng lồng lộng càng khiến nhiệt độ trũng xuống, se sắt hơn. Đội hình bơi của các đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm (CSĐN), Cảnh sát cơ động (CSCĐ) trực thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ đã tề tựu đông đủ. Những thao tác khởi động được lặp đi lặp lại bài bản, các chiến sỹ đang chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo, quan trọng nhất: xuống nước. Trời rét, nước xiết, bơi trên sông Hồng, lại trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, lao ra ứng cứu kịp thời khi người dân cần đến sự trợ giúp luôn là thử thách không nhỏ với bất kỳ ai.

Cười rất tươi để xua đi cái rùng mình bất chợt khi cơn gió lạnh ào ạt thốc tới, Thiếu úy Phạm Thế Tiệp, chiến sỹ Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc bộ (E22) tự tin: "Tập luyện nhiều là quen hết, nhiệt độ như thế này đã ăn thua gì". Hàng tháng ròng rã, Tiệp và đồng đội của mình đã được các thầy, các huấn luyện viên trau dồi trở lại những kỹ năng bơi cơ bản nhất, để rèn luyện sức khỏe, và chủ động ứng phó được với các tình huống khẩn cấp trong khi làm nhiệm vụ.

Vừa nhắc nhở các chiến sỹ kiểm tra thiết bị kỹ thuật cá nhân, Đại úy Phạm Đình Đại, Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn CSĐN 1 vừa hồ hởi "thuyết minh": "Các chiến sỹ đang phải ôn luyện các nội dung bơi tình huống, bơi bí mật và lặn áp sát, tiếp cận mục tiêu, đảm bảo tuyệt đối yếu tố nhanh, gọn, bất ngờ".

Ngỡ ngàng với cái rét chớm đông của Hà Nội, Thiếu úy Hà Ngọc Giàu, thuộc Tiểu đoàn CSĐN phía Nam (Tiểu đoàn CSĐN 2) hồ hởi: "Tập luyện ngay trên sông Hồng, tay nghề bơi của các chiến sỹ tiến bộ từng ngày".

Từ TP Hồ Chí Minh, Giàu cùng một số sỹ quan trong Tiểu đoàn được điều động ra Hà Nội trước cả ngày kỷ niệm Đại lễ 1000 năm, phối hợp huấn luyện thêm nghiệp vụ bơi lặn cho anh em phía Bắc. Quê ở Cần Thơ, lớn lên trên kênh rạch, Đại đội huấn luyện của Giàu toàn những tay bơi cự phách, quá quen môi trường sông nước, thuần thục các kỹ năng chiến đấu trên đường thủy, và đã tham gia không biết bao nhiêu đợt cứu hộ nhân dân lúc thiên tai, bão lũ.

Cũng nhận lệnh hành quân ra Hà Nội, Trung úy Phan Văn Tuất (Tiểu đoàn CSĐN 2) hàng tuần liền sống trong tâm trạng bất an, đứng ngồi không yên khi nghe tin quê nhà, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) hứng chịu trận đại hồng thủy chưa từng có trong lịch sử. Cho đến khi nối được điện thoại với gia đình, Tuất mới thở phào nhẹ nhõm vì biết rằng, bố mẹ già đã kịp leo lên mái nhà tránh lũ, trong lúc đợi các cán bộ chiến sỹ Công an huyện đến giải cứu.

"Những ngày mưa lũ khốc liệt đó, xem tin tức qua truyền hình, tôi thấp thỏm lắm. Nhưng ba mạ tôi đã được chính đồng đội của tôi trong Quảng Bình giúp đỡ, đưa tới nơi an toàn. Đấy cũng là một phần quan trọng trong công việc mà chúng tôi đang huấn luyện ở đây, luôn kịp thời ứng cứu nhân dân trong các thời điểm cấp bách, nước sôi lửa bỏng", Trung úy Phan Văn Tuất chia sẻ.

Sẵn sàng cho giờ G

Cùng căng mình trên khúc sông mênh mang giữa những ngày sang đông, ngoài các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ, còn có lực lượng CSGT đường thủy, Cảnh sát PCCC, lực lượng Cảnh vệ và lực lượng Không quân, Công binh cùng các đơn vị nghiệp vụ khác của Bộ Quốc phòng. Đợt diễn tập này nhằm nâng cao nhận thức về nhiệm vụ, tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm, năng lực thực tiễn của công tác lãnh đạo, chỉ huy và khả năng hiệp đồng tác chiến của các lực lượng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và TP Hà Nội. Qua đây, có thể rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện các dạng phương án phục vụ cho các đơn vị thuộc Bộ Công an và Công an địa phương nghiên cứu, vận dụng thực tế vào công tác phòng chống tội phạm.

Đại tá Phạm Văn Lân, Phó Tư lệnh CSCĐ cho biết: "Chấp hành ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về việc tổ chức diễn tập phương án đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin, xử lý bom mìn, cứu hộ cứu nạn trên các phương tiện giao thông đường thủy năm 2010, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng tổ chức diễn tập phương án tại sông Hồng, Hà Nội".

Tấn công mục tiêu.

Lực lượng tác chiến đã đưa ra một tình huống giả định khẩn cấp, đặc biệt nguy hiểm, do các đối tượng khủng bố tạo ra, đe dọa sự an toàn và tính mạng của người dân ngay trên địa bàn Thủ đô. Các lực lượng quân Công an, Quân đội, và các cơ quan, tổ chức của Hà Nội đã cùng phối hợp, vào cuộc, làm nên một trận đánh hoàn hảo đến từng chi tiết, mang đến sự an toàn tuyệt đối cho người dân vô tội.

Để cuộc diễn tập quy mô lớn diễn ra đúng kế hoạch đã định, các bước chuẩn bị đã được tính toán chi li, cẩn trọng, bằng chính trí tuệ, sự mẫn cán, sức lực của đông đảo cán bộ chiến sỹ Công an, Quân đội. Tất cả, đã sẵn sàng cho giờ G

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục