Vật nuôi chết do ngạt khói lò gạch ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
Ba người chết, hàng chục vật nuôi trong nhà cũng bị chết do khói lò gạch. Đó là hậu quả đau lòng có nguyên nhân từ khói lò gạch thủ công của gia đình ông Nguyễn Văn Tý, ở thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào ngày 15/11 vừa qua.
Hầu như năm nào, trên địa bàn cả nước cũng xảy ra tai nạn nghiêm trọng liên quan đến lò gạch thủ công. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 115/QĐ-TTg về việc xóa lò gạch thủ công, và cũng đã có lộ trình triển khai sử dụng vật liệu thay thế cho gạch thủ công bằng cách tận dụng nguồn phế thải các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, các lò gạch thủ công vẫn ngày đêm đỏ lửa, nhả khói hủy hoại môi trường sống do quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương.
Buông lỏng quản lý - hậu quả khôn lường
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, địa phương có nhiều lò gạch thủ công nhất là tỉnh An Giang với 1.600 lò; Hà Nội, Bắc Giang có khoảng gần 1.000 lò thủ công… Trước hậu quả và sự nguy hại của lò gạch thủ công đối với môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 115/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xóa bỏ lò gạch thủ công.
Theo đó, đến năm 2010 là xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công. Trách nhiệm quản lý các lò gạch thủ công, tự phát trước hết thuộc về chính quyền địa phương mà gần nhất là UBND cấp xã. Tuy nhiên, nhiều lò gạch mất an toàn ở các địa phương vẫn ngang nhiên nhả khói, gây thiệt hại nặng về hoa mầu, cây trồng của nhân dân khu vực xung quanh. Để diễn ra tình trạng đó là do công tác quản lý lỏng lẻo của chính quyền. Nhưng cũng phải thừa nhận, các lò gạch tự phát này lại có đóng góp vào ngân sách xã vốn hạn hẹp hằng năm, nên việc cấm lò gạch thủ công hoạt động không được triệt để.
Thực tế đó dẫn đến môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng vi phạm Pháp lệnh Đê điều. Bởi hầu hết các lò gạch đều đặt vị trí tại chân đê, dọc các con sông như sông Hồng, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Cầu… ở miền Bắc.
Sẽ xóa lò gạch thủ công trong năm 2010. |
Cụ thể như vụ việc vừa xảy ra ở huyện Sóc Sơn, các chủ lò gạch ở xã Bắc Sơn đã khai thác đất ở ngay chân đê sông Công. Theo ông Đỗ Đức Thịnh, Chi Cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội thì hiện nay ở trên các tuyến đê dọc sông Hồng, tình trạng đốt lò gạch ngoài đê, vi phạm Pháp lệnh Đê điều xảy ra khá bức xúc.
Nhiều nhất phải kể tới huyện Phú Xuyên, Hạt Quản lý đã lập biên bản vi phạm, yêu cầu chấm dứt việc đào đất, đốt lò gạch ở ngoài bãi nhưng nhiều hộ vẫn mặc nhiên vi phạm. Việc xử lý của chính quyền địa phương cũng chưa kiên quyết, dẫn tới vi phạm kéo dài.
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra gần đây nhất ở huyện Sóc Sơn là bài học đau xót với người dân, là lời cảnh tỉnh với chính quyền các địa phương trong việc quản lý, thực hiện quy định của Nhà nước. Rõ ràng, hậu quả do lò gạch thủ công gây ra là quá rõ và cấp thiết phải dẹp bỏ. Nhưng, nhiều người lo ngại khi xóa lò gạch thủ công sẽ dẫn đến thiếu nguồn vật liệu xây dựng!?
Sử dụng phế thải công nghiệp làm vật liệu xây không nung
Theo ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu (Bộ Xây dựng), tại thời điểm này, nếu nước ta xóa bỏ lò gạch thủ công thì vẫn không thiếu gạch xây dựng. Bởi việc xóa lò gạch thủ công được thực hiện theo lộ trình, trong qúa trình đó chúng ta đã xây dựng các loại lò gạch khác thay thế như lò tuynen, lò đứng liên tục…
Trước thực trạng đó, ngày 28/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 567/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Mục tiêu cụ thể sẽ phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20%-25% vào năm 2015, 30%-40% vào năm 2020. Hằng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro, xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000ha đất nông nghiệp và hàng trăm hécta diện tích đất chứa phế thải.
Từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000kg/m3) trong tổng số vật liệu xây.
Các loại vật liệu xây không nung ra đời sẽ giúp người dân có thêm cơ hội lựa chọn vật liệu xây dựng công trình. Nếu tính hiệu quả kinh tế thì loại vật liệu này sẽ giảm chi phí đáng kể cho công trình.
Mặc dù loại vật liệu nhẹ không nung có rất nhiều ưu điểm, được nhiều nước trên thế giới sử dụng, nhưng ở Việt
Theo Báo CAND
Nhiều vụ án mua bán người mà cơ quan Công an triệt phá thời gian gần đây vừa được TAND TP Hà Nội xét xử. Đối tượng phạm tội đương nhiên bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Nhưng nguyên nhân cơ bản khiến các cô gái trẻ trở thành nạn nhân của kẻ xấu xuất phát từ chính sự cả tin của họ trước lời hứa của những kẻ không quen biết, và cả sự viễn tưởng về việc dễ dàng kiếm tiền bằng công việc nhàn hạ nơi đất khách...
Rạng sáng nay (21/11), một thanh niên lạc tay lái bị container kéo đi vài chục mét và tử vong. Lúc này một số “quái xế” đã tụ tập tại nơi xảy ra tai nạn để… quay clip “cho vui”.
(HBĐT) - Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, tổ chức tiền thân của ngành Thanh tra ngày nay. Cùng với sự phát triển và trưởng thành của ngành Thanh tra Việt Nam, Thanh tra tỉnh được tái lập năm 1991. Trong 19 năm qua, các tập thể, CBCC toàn ngành đã sôi nổi thi đua công tác, học tập và rèn luyện, tích cực đổi mới về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Công an thành phố vừa phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
( HBĐT) - Tổ liên gia tự quản về ANTT xã Chiềng Châu (Mai Châu) được thành lập từ năm 2005 trên cơ sở các tổ chức tự quản về ANTT như: tổ tuần tra, tổ hoà giải, hòm thư tố giác tội phạm… Hạn chế của các tổ chức tự quản này là hoạt động đơn lẻ, thiếu tính tổ chức, hiệu quả không cao. Từ khi mô hình tổ liên gia tự quản được thành lập và đi vào hoạt động đã mang lại những kết quả tích cực.
( HBĐT) - Đồng chí Tô Quyên, Chánh Thanh tra TPHB cho biết: Năm 2010, Thanh tra thành phố đã thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.