Đây là chiến công xuất sắc của lực lượng Công an Việt Nam. Văn phòng Interpol Việt Nam, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm và các đơn vị liên quan của Tổng cục An ninh I - Bộ Công an, đã phối hợp, truy bắt thành công một trùm băng nhóm xã hội đen khét tiếng của Ấn Độ đã lẩn thoát khỏi sự truy lùng của Cảnh sát Ấn Độ trong suốt gần 10 năm qua và đang trốn truy nã tại Việt Nam.
Chân dung trùm băng nhóm xã hội đen Ấn Độ
Gã trùm tội phạm đó tên là Pandey Prakash, sinh ngày 13/10/1970, quốc tịch Ấn Độ. Năm 2007, Văn phòng Interpol Việt Nam nhận được điện của Cảnh sát Ấn Độ đề nghị Cảnh sát Việt Nam phối hợp truy bắt đối tượng truy nã Pandey Prakash phạm tội giết người tại Ấn Độ, nghi bỏ trốn sang Việt Nam. Theo nội dung trao đổi của Cảnh sát Ấn Độ, ngày 3/7/1995, tại
Cũng theo nguồn tin Cảnh sát Ấn Độ cung cấp, Pandey Prakash là một tên tội phạm hết sức nguy hiểm, là trùm băng nhóm xã hội đen tại Ấn Độ, có liên quan đến hơn 30 vụ án tống tiền và các tội ác dã man khác, cũng như những vụ nổ mìn tại Haldwani, Ấn Độ đầu năm 2000.
Không chỉ dính líu đến những phi vụ thanh toán xã hội đen, Pandey Prakash còn liên quan đến vụ án làm tiền Ấn Độ giả. Đồng thời, gã còn cầm đầu nhiều vụ án bắt cóc, tống tiền tại nhiều nơi khác nhau như:
Băng nhóm của Prakash Pandey là nỗi khiếp sợ không chỉ tại Kumaon mà cả nhiều vùng khác Ấn Độ. Băng nhóm này hoạt động như mạng lưới mật thám và giàu lên nhờ sự phát triển của bất động sản. Bọn chúng hoạt động như kiểu "bảo kê", yêu cầu các chủ thầu hay các doanh nghiệp có công trình về bất động sản đóng góp một khoản "phí" vừa đủ để được yên ổn kinh doanh.
Trong các vụ án bắt cóc tống tiền, Cảnh sát Ấn Độ cho biết, Pandey Prakash có phương thức thủ đoạn hết sức mới mẻ nhưng cực kỳ nguy hiểm và hiệu quả. Lợi dụng việc Ấn Độ là cái nôi của điện ảnh, gã và đồng bọn thường dụ dỗ nạn nhân bằng cách đăng những mẩu tin quảng cáo trên báo để tìm kiếm những gương mặt mới cho các vai diễn. Khi các cô gái xinh đẹp từ mọi miền đất nước tìm đến để thử vận may với điện ảnh, gã và đồng bọn lập tức bắt cóc, giam giữ và yêu cầu gia đình nạn nhân phải chi những khoản tiền lớn để chuộc mạng.
Công an Việt Nam đang lấy lời khai ban đầu của đối tượng. |
Ngày 18/9/2001, Tòa án Additional Chief Metropolitan Magistrate (Tòa án thứ 9) tại Bandra, Bombay, Ấn Độ đã ban hành Lệnh truy nã số 1284/2001 đối với đối tượng này. Sau đó, Ban Tổng thư ký Tổ chức Interpol đã ban hành Lệnh truy nã quốc tế số A - 1098/11-2002 đối với đối tượng này. Để che giấu tung tích, Pandey Prakash đã sử dụng nhiều tên khác nhau để lẩn trốn sự truy cứu của các cơ quan thực thi pháp luật Ấn Độ và một số quốc gia. Trong gần chục năm mang theo lệnh truy nã quốc tế, đối tượng này đã lẩn trốn rất tinh vi và qua được sự truy bắt gắt gao của các cơ quan chức năng của Ấn Độ cũng như chính quyền các nước mà gã đã mang tên và hộ chiếu giả để nhập cảnh.
Điểm kết thúc trên chặng đường chạy trốn của tên trùm
Từ năm 2007, sau khi nhận được đề nghị của Interpol Ấn Độ, Văn phòng Interpol Việt
Năm 2010, trước chuyến thăm và tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 17 của Thủ tướng Ấn Độ, Văn phòng Interpol tiếp tục phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tổng rà soát, xác minh về thông tin đối tượng Pandey Prakash tại Việt Nam. Qua những thông tin mới nhất được Cảnh sát Ấn Độ cung cấp, Văn phòng Interpol Việt Nam đã trao đổi với các đơn vị nghiệp vụ liên quan, qua đó đã phát hiện đối tượng Pandey đã sử dụng hộ chiếu giả số H5064017 mang tên Vijay Subash Sharma để nhập cảnh Việt Nam. Với tên giả này, hắn đã đội lốt doanh nhân, sinh sống cùng vợ và hai con (một trai, một gái) tại một khu chung cư ở TP HCM.
Xác định đây là một đối tượng hết sức nguy hiểm, Văn phòng Interpol Việt Nam đã báo cáo lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát chỉ đạo, cho phép phối hợp với các đơn vị liên quan thống nhất kế hoạch nhằm bắt giữ đối tượng.
Khi đã xác định rõ đối tượng và nơi ẩn náu của gã, ngày 22/10/2010, nhằm đảm bảo an toàn cho chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ, Văn phòng Interpol Việt Nam đã phối hợp với Cục Cảnh sát truy nã tội phạm, và các đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục An ninh I, tiến hành bắt giữ đối tượng Pandey Prakash tại căn hộ số 8, tầng 20, chung cư Nhiêu Lộc, phường 12, quận 3, TP HCM. Quá trình bắt giữ đối tượng, lực lượng tham gia đảm bảo bí mật, an toàn, theo đúng quy định của pháp luật Việt
Tiếp tục tiến hành xác minh thông tin liên quan đến hoạt động của đối tượng tại Việt
Sau khi đối tượng được đưa về Ấn Độ an toàn, Interpol Ấn Độ đã gửi lời cảm ơn tới Cảnh sát Việt
Theo Báo CAND
(HBĐT)- Cách đây hơn một năm, tại hội nghị sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/T.ư của Bộ Chính trị về phòng - chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới và triển khai Đề án xây dựng địa bàn huyện Tân Lạc không có ma tuý giai đoạn 2009 - 2014, Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Tổng cục Phó Tổng cục Cảnh sát đã nhấn mạnh: Tân Lạc là huyện đầu tiên của cả nước xây dựng đề án có bài bản để thực hiện tốt Chỉ thị 21-CT/T.ư. Trên thực tế, với những cố gắng, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, sau hơn một năm triển khai Đề án, Tân Lạc đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
(HBĐT) - Khoảng 11 giờ trưa ngày 27/11, kho chứa sản phẩm của Công ty TNHH Minh Nguyên tại xóm Bún, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) đã bốc cháy dữ dội. Kho có diện tích trên 1.800 m2 chứa 700 tấn giấy cuộn và 300 tấn đũa.
(HBĐT)- Hang Kia và Pà Cò là 2 xã vùng cao thuộc huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 40 km, cách biên giới Việt - Lào khoảng 35 km, tiếp giáp với các xã thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Quan Hóa, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích 2 xã là 4.265 ha. Dân số 14 bản trong hai xã có 954 hộ, 5.193 khẩu, trong đó trên 90% là người Mông.
Trong một thời gian dài, hai đối tượng này đã tham gia vào một đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, hoạt động phức tạp, gieo rắc cái chết trắng cho biết bao gia đình, gây phẫn nộ dư luận quần chúng.
10 năm, một thời gian không phải là dài so với chặng đường xây dựng, trưởng thành hơn 65 năm qua của lực lượng Hậu cần - Kỹ thuật CAND nhưng cũng đủ để chúng ta nhìn lại những thành quả đã đạt được.
Bộ GD – ĐT và Bộ Tư pháp vừa ký kết thông tư liên tịch, phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, giáo viên và học sinh và có hiệu lực kể từ ngày 31-12-2010.