Ông Nguyễn Son (73 tuổi, ngụ thôn Vạn Phước, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) dò dẫm từng bước do 2 mắt đã bị mù lòa, cùng người con trai là Nguyễn Quý lặn lội vào TP.Hồ Chí Minh gõ cửa cơ quan VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Công an (phía nam)… để kêu oan.
Ông Son - nạn nhân vụ án. Ảnh: Phùng Bắc |
Nỗi đau cùng cực
Ông Nguyễn Son trình bày sự việc mà nước mắt cứ chảy ròng, vì oan ức, trong vụ án chính ông là nạn nhân bị đánh đập tàn nhẫn. Tay run run, ông tìm xấp giấy tờ liên quan đến vụ án; đó là một xấp giấy, trong đó có các huân chương Kháng Chiến hạng nhất, hạng ba do Chủ tịch Nước tặng cho ông Nguyễn Son đã có công lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Huân chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày... và cả giấy công nhận Bà mẹ Việt Nam Anh hùng – bà Trần Thị Hoa, là mẹ thứ của ông Son.
Là một người luôn coi trọng đạo lý, tình làng nghĩa xóm, nhưng ông Son và người con dâu Đinh Thị Phường bị đánh tàn nhẫn, với thương tật 45%, nhưng đến nay vụ án lại bị đình chỉ điều tra, hung thủ gây án nhởn nhơ thách thức khiến oan ức tột cùng cho gia đình ông Son, ông cho biết: “Tôi sợ lại bị chúng nó đánh, sợ hậu quả sẽ chết người, bởi các con cháu tôi bị đe dọa tính mạng, nên mặc dù ngôi nhà của tôi đang thờ phụng liệt sĩ, thờ phụng mẹ Việt Nam anh hùng, nhưng pháp luật không nghiêm trị bọn côn đồ, buộc gia đình dẫn nhau vào núi ở, tránh tai họa lại xảy ra...”.
Có dấu hiệu bao che?
Theo điều tra của Báo Lao Động, năm 2003, đối tượng Đặng Em ở nhà sát bên với ông Son, do phá rừng nên bị kiểm lâm bắt giữ. Em đổ cho ông Son báo kiểm lâm nên Em bị bắt, nhiều lần Em hăm dọa giết ông Son. Con trai ông Son là Nguyễn Quý do nghèo, bán vé số kiếm sống, nhưng Em cũng không tha, mua vé số rồi nợ không trả tiền. Ngày 22.6.2007, Em cùng con trai xông vào nhà ông Son rồi la lối là gia đình ông Son bắt gà của Em. Nghe tiếng la lối, ông Son lọ mọ đi ra thì bị Em cùng con trai đánh đập tàn nhẫn. Con dâu ông Son là Đinh Thị Phường (vừa sinh con) từ trong nhà bước ra, cũng bị Em và con trai đánh gây thương tích.
Bà con hàng xóm gọi điện báo CS113, Em bị bắt giữ đưa về trụ sở công an xã. Tại đây, Em thừa nhận hành vi đánh ông Son và cô Phường gây thương tích, nhưng sau một ngày thì Em được thả về. Ông Son và cô Phường phải đi cấp cứu, nằm viện điều trị dài ngày; nhưng theo kết quả giám định pháp y số 147, ngày 10.7.2007 của tỉnh Ninh Thuận thì ông Son chỉ có tỉ lệ tổn hại sức khỏe 4%. Cô Phường bị tỉ lệ tổn hại sức khỏe 23%. Ông Son không chấp nhận kết quả này, vì cho rằng có sự bao che, nên yêu cầu giám định lại. Tại kết quả giám định số 02/TgT, ngày 5.9.2007 của Viện Pháp y (phía nam), thì tỉ lệ tổn hại sức khỏe của ông Son sau khi bị đánh là 45%. Với kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT - Công an huyện Ninh Phước, cáo trạng truy tố bị can đối với bị can Đặng Em, ngày 26.5.2008, TAND huyện Ninh Phước đã tuyên phạt Em 5 năm tù giam về tội “cố ý gây thương tích”. Em kháng cáo, ngày 1.8.2008, TAND tỉnh Ninh Thuận xét xử phúc thẩm, nhưng phiên tòa phúc thẩm trả hồ sơ cho các cấp tham gia tố tụng để điều tra lại từ đầu.
Ngày 27.5.2009, TAND huyện Ninh Phước lại đưa ra xét xử vụ án, tuyên Đặng Em không phạm tội. Quá bức xúc và oan ức, ông Son đã uống thuốc trừ sâu ngay tại phiên tòa, nhưng rất may được mọi người ngăn chặn cứu chữa. Ông Son cùng các con làm đơn khiếu nại tố cáo lên các cấp. Ngày 13.11.2010, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Ninh Phước gửi thông báo đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự, đình chỉ điều tra bị can đối với Đặng Em. Ông Son tiếp tục làm đơn khiếu nại, thì mới đây - ngày 2.12.2010, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Ninh Phước lại ra quyết định về giải quyết khiếu nại là giữ nguyên quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và giữ nguyên quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với Đặng Em.
Một ông lão mù lòa do bị tù đày trong kháng chiến cứu nước, là thương binh 2/4, tuổi cao sức yếu, nhưng không biết bao nỗi oan ức đè nặng lên thân xác tiều tụy, ông Son nhờ con trai dắt díu lặn lội vào TPHCM gõ cửa các cơ quan để kêu oan. Ông Son nói: “Tôi già rồi, nhưng con cháu tôi khổ thân chúng nó, vì nhà của mình mà không dám về ở, không ai lo hương khói thờ phụng, luật pháp sao lại thế? Tôi biết Đặng Em có người làm to ở tỉnh, nên vụ án đánh người thế này mà nó chạy làm thay trắng đổi đen, oan ức lắm!”.
Theo Bao LĐ
Hiện trường và lời khai trong các vụ báo án giả đã được các "bị hại" đồng thời là đối tượng chính trong vụ án "nhào nặn" dàn dựng và sắp xếp một cách công phu hòng đánh lạc hướng điều tra của cơ quan Công an, phục vụ cho ý đồ cá nhân của chúng… Song dù tinh vi đến mấy, bọn chúng vẫn bộc lộ những sơ hở không thể lường trước được.
Dẫu biết, "sinh - tử" là quy luật của đời người. Dẫu biết, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) Nguyễn Thị Thứ nhẹ bước non tiên khi đã sang tuổi 106 - cái tuổi đại thọ xưa nay hiếm người có được! Vậy mà, tin Mẹ Thứ qua đời vẫn làm bàng hoàng, đau đớn hàng triệu trái tim cán bộ và nhân dân cả nước. Mẹ Thứ không còn nữa, nhưng huyền thoại về Mẹ vẫn còn mãi mãi trong trái tim bao thế hệ đang sống và trường tồn với non sông đất nước…
Việc cơ quan điều tra vừa bắt Nguyễn Bằng Việt, nhân viên Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vì có hành vi tung tin về việc "có bom trên máy bay" một lần nữa cảnh báo cách hành xử của những người bịa đặt thông tin.
Ngày 10-12, Cơ quan CSĐT Công an quận Tân Bình – TPHCM vẫn đang truy bắt băng nhóm đã khống chế chị Nguyễn Thị H. trong khách sạn Túy Hồng để cướp của.
Nghe tiếng tri hô, người dân sống gần chợ Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng đã đuổi theo tên trộm, cuộc dượt đuổi hơn 2km trên phố đầy nguy hiểm.
Ngày 10-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Phan Hoàng An (nguyên Quyền Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng – huyện Hóc Môn), Đỗ Thị Kim Tuyến (nguyên Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn) cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, hai bị can được cho tại ngoại để điều tra; đồng thời tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Đặng Thanh Phong về tội “Tham ô tài sản”.