Nguyễn Hồng Vân lĩnh án về hành vi lừa đảo tài chính qua mạng.

Nguyễn Hồng Vân lĩnh án về hành vi lừa đảo tài chính qua mạng.

Do đặc thù điện tử có thể ẩn danh và ẩn lịch sử giao dịch trên mạng Internet nên tội phạm sử dụng công nghệ cao thường xuyên sử dụng các loại tiền điện tử này để thanh toán, mua bán thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài, đánh bạc trên mạng hoặc liên quan đến hành vi rửa tiền… nhằm che đậy dấu vết phạm tội, trốn tránh sự phát hiện, điều tra của Công an.

 

Theo tính toán, cứ 12 giây, toàn cầu lại xảy ra một vụ phạm tội trên mạng máy tính và chỉ 10% trong số đó bị điều tra, khám phá, tỷ lệ đối tượng bị xử lý hình sự càng khiêm tốn hơn. Năm 2010, Việt Nam xảy ra hàng trăm vụ phạm tội trên mạng, hậu quả thiệt hại không chỉ nằm ở con số hàng chục tỷ đồng.

Năm 2010, có khoảng 3 tỷ vụ phạm tội trên mạng Internet trên toàn cầu. Trong nước cũng xảy ra hàng trăm vụ lớn nhỏ, trong đó Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao xác định 75 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thiệt hại ước tính gần 20 tỷ đồng, 2 triệu đô la Australia, 130 nghìn đô la Mỹ và 820 máy tính xách tay, linh kiện điện tử các loại. Nếu như trước đây, vi phạm pháp luật trên mạng chủ yếu nhằm các mục đích quấy rối, gây nhiễu thì hiện nay, đối tượng vi phạm lộ rõ mục đích kinh tế, chiếm đoạt tài sản, nhiều vụ còn gây nguy hại hơn khi chúng đánh cắp tài liệu mật, thay đổi nội dung trang web. Chiêu thức phạm pháp cũng quy mô hơn, có sự liên kết của nhiều đối tượng.

Cấu kết kiểu "câu lạc bộ hacker"

Tội phạm sử dụng công nghệ cao thường không hoạt động đơn lẻ mà thành lập những nhóm hay câu lạc bộ hacker như, cấu kết cách tạo dựng, lan truyền virus, đánh cắp mật khẩu, đột nhập trái phép cơ sở dữ liệu máy tính, ăn cắp dữ liệu, thông tin cá nhân, phổ biến các kỹ thuật công khai trên mạng. Nhiều vụ, đối tượng tấn công chiếm đoạt tên miền DNS, hướng tên miền của website bị tấn công sang website khác; tấn công từ chối dịch vụ DDOS - BOTNET, cản trở hoạt động của mạng máy tính làm cho không thể truy cập vào trang web, gây tắc nghẽn đường truyền.

Hacker tấn công báo mạng tại Việt Nam.

Chẳng hạn, vụ Lê Quang Minh sử dụng mạng Internet truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của Công ty cổ phần Thương mại điện tử "Riêng" để tấn công cơ sở dữ liệu, lấy cắp các mã thẻ game gây thiệt hại gần 100 triệu đồng. Tấn công trang web, tìm kiếm, sử dụng thông tin thẻ tín dụng để mua bán phần mềm như vụ Nguyễn Thiện Thuật và một số đối tượng khác tấn công, lấy password của một số tài khoản trên một trang mạng để đăng tin quảng cáo chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Theo Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao, các loại virus xuất hiện trên thế giới thì sau đó ít lâu đều đã xuất hiện và phá hoại ở Việt Nam. Hằng quý, có khoảng 150 nghìn máy tính bị nhiễm virus và trojan, hơn 300 website của các cá nhân, tổ chức có tên miền là "vn" bị các hacker nước ngoài tấn công. Các đối tượng cũng sử dụng dữ liệu, đưa thông tin trái phép lên mạng, như vụ Nguyễn Hoàng Nam (thành viên ban quản trị diễn đàn www.hdvietnam.com, đăng tin bán thiết bị âm thanh để lừa đảo bán hàng qua mạng).

Tại các thành phố như Hà Nội, TP HCM, chúng cấu kết thành băng nhóm, tổ chức hoạt động, lập ra nhiều diễn đàn trên mạng có nội dung vi phạm (phản động, khiêu dâm, cá độ bóng đá qua mạng, mua bán thông tin thẻ tín dụng do trộm cắp được, tiền ảo...). Với máy chủ đặt tại nước ngoài, mạng lưới hoạt động trên nhiều quốc gia với hình thức hoạt động tinh vi nhằm tránh sự kiểm soát, xử lý. Các vụ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính, tấn công, xâm nhập hệ thống mạng máy tính của các doanh nghiệp, tổ chức để lấy cắp thông tin và cản trở hoạt động.

Cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện vụ đối tượng cài đặt phần mềm lên máy điện thoại Iphone của hãng Apple và sử dụng máy này để giả mạo số điện thoại gọi đi. Người sử dụng khi được cài đặt phần mềm nói trên phải mua một tài khoản sử dụng với giá 200.000 đồng, có thể giả mạo bất kỳ số điện thoại nào của các hãng điện thoại trong nước để gọi trong nước và quốc tế với giá thành rẻ hơn nhiều lần giá quy định. Hậu quả, nhiều số điện thoại bị giả mạo, gây thiệt hại nghiêm trọng cước viễn thông trong nước và quốc tế.

Ngân hàng, thương mại điện tử là mục tiêu tấn công

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, các thủ đoạn nổi cộm như: Dùng các phần mềm để dò tìm mật khẩu, tài khoản của khách hàng trên các trang web mua bán hàng trực tuyến bán lại hoặc sử dụng để đăng tin quảng cáo gây thiệt hại cho khách hàng và uy tín của các doanh nghiệp; mở các website bán hàng trực tuyến, sau khi khách hàng đặt mua gửi tiền trước vào tài khoản thì bị chiếm đoạt mà không giao hàng hoặc giao hàng kém chất lượng xảy ra phổ biến (như vụ Đoàn Anh Đức ở Đào Tấn - Hà Nội chiếm đoạt 55 triệu đồng). Trên mạng Internet xuất hiện nhiều trang web cung cấp dịch vụ mua bán, trao đổi các loại tiền điện tử (e-money) như liberty reserve, paypal, e-gold, e-pasport, u-kash, webmoney…

Nguyễn Hồng Vân lĩnh án về hành vi lừa đảo tài chính qua mạng.

Do đặc thù điện tử có thể ẩn danh và ẩn lịch sử giao dịch trên mạng Internet nên tội phạm sử dụng công nghệ cao thường xuyên sử dụng các loại tiền điện tử này để thanh toán, mua bán thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài, đánh bạc trên mạng hoặc liên quan đến hành vi rửa tiền… nhằm che đậy dấu vết phạm tội, trốn tránh sự phát hiện, điều tra của Công an.

Năm 2010, CQĐT làm rõ vụ hai đối tượng Nguyễn Ngọc Lâm và Nguyễn Ngọc Thành đã bán thông tin thẻ tín dụng của các chủ thẻ nước ngoài cho các đối tượng người nước ngoài thu lợi bất chính, chúng được chuyển tiền thanh toán bằng tiền điện tử tại tài khoản tiền ảo e-gold, sau đó lại chuyển tiền qua dịch vụ Western Union và nhận tiền mặt tại các ngân hàng với tổng số tiền chúng chiếm đoạt trái phép gần 5 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực ngân hàng, thủ đoạn phổ biến là sử dụng máy tính đột nhập vào cơ sở dữ liệu của các ISP, server có các website nhạy cảm như các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, các ngân hàng thanh toán qua mạng, cơ sở dữ liệu của các công ty lớn… để trộm cắp, lừa đảo lấy tiền. Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao khám phá nhiều vụ làm thẻ tín dụng giả để rút tiền từ máy ATM, trả tiền cho các dịch vụ như khách sạn, mua vé máy bay, mua hàng trực tuyến… chiếm đoạt hàng tỷ đồng (vụ Mạch Hữu Tài, Nguyễn Thái Thông và đồng bọn sử dụng thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua vé máy bay chiếm đoạt gần 300 triệu đồng; vụ Lê Văn Uy Vũ có hành vi mua, bán, thu thập thông tin thẻ tín dụng trộm cắp từ các thành viên trên các diễn đàn bán cho người nước ngoài, chiếm đoạt gần 400 triệu đồng).

Hệ quả còn dẫn tới, một số nước không chấp nhận giao dịch thương mại điện tử với khách hàng có địa chỉ IP ở Việt Nam bởi họ gặp nhiều giao dịch giả, giao dịch bằng tiền trộm cắp xuất phát từ Việt Nam. Năm 2010, các ngân hàng trong nước đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích như việc triển khai dịch vụ Internet banking, "ví điện tử"… Đây là công cụ thanh toán trực tuyến, tội phạm sử dụng công nghệ cao lợi dụng để chuyển, thanh toán các khoản tiền bất hợp pháp do phạm tội mà có cũng như lợi dụng để truy cập bất hợp pháp vào cơ sở dữ liệu để trộm cắp thông tin tài khoản của người sử dụng dịch vụ (vụ Trần Lê Nhật Quyền sử dụng mạng Internet truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản).

Năm 2010, CQĐT điều tra làm rõ 19 vụ (trong đó đã khởi tố 8 vụ, 14 bị can và 11 vụ đang tiếp tục được củng cố tài liệu), 36 vụ chuyển thanh tra chuyên ngành các cấp xử phạt hành chính và các hình thức xử lý khác. Phối hợp Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra xử lý vi phạm bản quyền phần mềm máy tính, phát hiện 43 doanh nghiệp sử dụng hơn 1.000 máy tính có các phần mềm không có bản quyền, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

 

 

                                                 Theo  CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
LLCA xã An Bình kiểm tra phương án đấu tranh trấn áp tội phạm

Đấu giá biển số đẹp - Vì sao chưa tiến hành?

Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc đấu giá biển số đẹp quy định: Nếu đã trúng đấu giá, biển số đó chỉ được đăng ký, cấp cho xe đã đề nghị đăng ký tham gia đấu giá. Trong dự thảo Thông tư này, cơ quan chủ trì cũng đã đưa ra 181 biển số đẹp 4 số. Tuy nhiên hiện nay, việc cấp biển số xe được triển khai theo quy định mới là 5 số nên cần điều chỉnh.

Quản lý con qua... tin nhắn

Các bậc phụ huynh có thể xác định vị trí của một máy điện thoại bất kỳ, chỉ bằng việc nhắn tin yêu cầu, mà giá chỉ có 10.000 đồng/tháng. Hơn nữa, để đảm bảo bí mật, việc xác định vị trí của điện thoại được báo qua tin nhắn SMS, mà không phải gọi điện thoại.

Vượt gian khó để phá án

Để thực hiện việc điều tra làm rõ hàng trăm vụ án mỗi năm, cán bộ chiến sĩ Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an Đắk Lắk phải dành nhiều công sức, trí tuệ để vạch trần cái ác, bảo vệ cái thiện, góp phần đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Những cạm bẫy nguy hiểm với trẻ thành phố

10 năm qua, Công an TP Hà Nội đã phát hiện 1.311 vụ xâm hại trẻ em với 1.402 nạn nhân. Các cháu bị xâm hại ở nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó có những cháu còn quá nhỏ (có 38 cháu dưới 6 tuổi). Các cháu bị những người lớn không có lương tâm xâm hại đến tính mạng, nhân phẩm, để lại hậu quả rất nặng nề, đau đớn với tuổi thơ của các cháu...

Một xã trồng tới hơn 12.000 m2 thuốc phiện

Huyện Tuần Giáo (Điện Biên) vừa tổ chức phá nhổ 12.300 m2 cây thuốc phiện do người dân gieo trồng trái phép tại địa bàn xã Phình Sáng.

Tăng cường kiểm tra trong lĩnh vực thú y

(HBĐT) - Thực hiện công tác thanh tra trong lĩnh vực thú y, từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y đã tiến hành 23 cuộc thanh tra, kiểm tra. Trong đó có 14 cuộc thanh, kiểm tra về kinh doanh, buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; 5 cuộc về vệ sinh thú y cơ sở giết mổ; 4 cuộc về công tác tiêm, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục