Điều tra các vụ cố ý gây thương tích, điều tra viên thường gặp rất nhiều vướng mắc, "vướng" bắt đầu từ việc thu thập chứng cứ, xác định tội danh và từ cả phía người bị hại... Có lúc nạn nhân yêu cầu khởi tố hình sự, song có khi họ đơn phương rút đơn tố cáo khiến cơ quan điều tra rất khó khăn trong việc xử lý. Vì vậy, ngoài các biện pháp nghiệp vụ thông thường, điều tra viên phải là người công tâm, thực sự tâm huyết với nghề và linh hoạt trong việc xử lý tài liệu.
Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp Công an quận Hoàng Mai, Vũ Trọng Tấn khi trao đổi về vấn đề này đã chia sẻ: Trong điều tra các vụ cố ý gây thương tích, một yêu cầu bắt buộc đối với cơ quan điều tra là phải xác định được tỷ lệ thương tật của nạn nhân, đây là căn cứ duy nhất để khởi tố vụ án hình sự. Vì vậy, khi tiếp nhận điều tra xử lý vụ án, điều tra viên phải yêu cầu người bị hại tiến hành giám định ngay, trong trường hợp bị hại từ chối, điều tra viên cần phải xác định rõ lý do từ chối. Thực tế hiện nay cho thấy, các vụ án cố ý gây thương tích rất đa dạng, đó có thể là một vụ do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, có khi lại là một nhóm côn đồ hung hãn, đâm thuê, chém mướn, có lúc lại là các mâu thuẫn bột phát trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh… Mỗi trường hợp lại có những phức tạp riêng, song nan giải nhất là các vụ án liên quan đến việc thanh toán nhau giữa các băng nhóm hoạt động có tính chất xã hội đen, các vụ đâm thuê, chém mướn. Phần lớn trong những trường hợp này, người bị hại có tâm lý lo sợ bị trả thù nên ngại ngần hợp tác với các điều tra viên trong quá trình giải quyết vụ án. Một số bị hại thì bị ép buộc cũng từ chối giám định hoặc chấp nhận hòa giải để nhận tiền đền bù vì không muốn vấn đề trở nên phức tạp. Trong khi đó, hiện nay chưa có một văn bản nào quy định trách nhiệm của người bị hại trong việc trình báo. Thực tế hiện nay cho thấy, không ít vụ mặc dù điều tra viên đã xác định được đối tượng phạm tội nhưng bị hại từ chối đi giám định nên vụ án đành phải bỏ lửng… Vì vậy, để điều tra các vụ cố ý gây thương tích, đòi hỏi các điều tra viên phải là những người thực sự công tâm, tâm huyết với nghề. Trong các trường hợp này, để sự thật được làm sáng tỏ, điều tra viên phải củng cố tài liệu, chứng minh sang một tội danh khác như gây rối trật tự công cộng, thậm chí có thể là giết người để ra quyết định tạm giữ hình sự, có thời gian chứng minh tội phạm. Trong vụ dùng súng để đòi nợ 9 tỷ đồng xảy ra tại địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa qua, các điều tra viên của Công an quận Hoàng Mai đã rất linh hoạt trong việc xử lý tình huống. Vụ án chỉ bắt đầu từ tin tố giác của quần chúng về hai nhóm thanh niên ngoài xã hội, dùng súng và dao kiếm thanh toán lẫn nhau… sau khi gây án, đối tượng nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường. Để điều tra làm rõ vụ án này, điều tra viên phải khởi tố vụ án hình sự với tội danh gây rối trật tự công cộng và từ đó đã làm rõ được nội dung của vụ án. Đến ngày 17/12, cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai đã làm rõ 4 đối tượng liên quan đến vụ án gồm Đỗ Xuân Bân (29 tuổi); Tạ Hoàng Thắng (30 tuổi), đều trú tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ (Hà Nội); Đinh Công Tuyến (23 tuổi, trú tại thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai) và Lai Văn Oánh (32 tuổi, trú tại ngõ chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội). Trong vụ án này, các điều tra viên gặp khó khăn ngay từ phía "bị hại" là Lê Doãn Phong, Giám đốc Công ty TNHH Đông Phong. Việc thuyết phục bị hại "hợp tác" cũng không phải dễ dàng. Song nhờ sự vận dụng linh hoạt các biện pháp xét hỏi và việc tác động về tâm lý, các điều tra viên đã dần làm rõ được vụ án và các đối tượng có liên quan. Đồng chí Tấn cho biết, việc củng cố chứng cứ buộc tội, đặc biệt là những vụ án có đông đối tượng tham gia; đối tượng côn đồ hung hãn và số đối tượng hình sự chuyên nghiệp, đâm thuê chém mướn cũng phải có những bí quyết riêng. Nếu là án dân sinh, các điều tra viên phải đặc biệt chú ý đến việc thu thập lời khai của người làm chứng, bởi giữa nạn nhân, thủ phạm và người làm chứng trong các trường hợp này thường có mối quan hệ quen biết nhau. Việc thu thập tài liệu vì thế phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Mặt khác, khi nhận được tin báo tố giác tội phạm, các điều tra viên phải nhanh chóng có mặt tại hiện trường, thu thập tài liệu. Bởi trong các vụ án cố ý gây thương tích, địa điểm gây án là một trong các yếu tố đặc biệt quan trọng, trong việc điều tra. Đây là nguồn để phát hiện, thu lượm các dấu vết và hung khí, công cụ, phương tiện phạm tội và các tài liệu liên quan đến vụ án. Khi khám nghiệm hiện trường một cách chính xác, các điều tra viên sẽ có căn cứ để làm rõ vụ án. Ví như công cụ gây án là dao, kiếm, axit, thậm chí là xe máy thì giữa đối tượng và nạn nhân phải có mâu thuẫn từ trước, kẻ gây án đã có sự chuẩn bị trước về phương tiện và công cụ. Với các trường hợp do mâu thuẫn bột phát thì công cụ gây án thường là gậy, gộc, chai, lọ và những thứ ở quanh mình…
Các đối tượng trong vụ đổ trộm chất thải, cố ý gây thương tích.
Từ những tài liệu thu thập được ở hiện trường sẽ giúp điều tra viên định hướng đúng được quá trình điều tra. Đơn cử như vụ trọng án xảy ra tại nhà nghỉ Đức Phượng (số 617 đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai) vào ngày 4/9.
Trong vụ án này, nhờ việc khám nghiệm kỹ hiện trường, các trinh sát đã bước đầu định hướng được vụ án, làm rõ danh tính của nạn nhân nữ là chị Phạm Thị H., hiện đang tạm trú tại phường Lĩnh
Từ kết quả khám nghiệm hiện trường và tử thi do Phòng Kỹ thuật hình sự cung cấp, các điều tra viên đã dựng được chân dung đối tượng có quan hệ với chị H., rà soát việc sử dụng thời gian của nạn nhân, các điều tra viên phải thận trọng đánh giá chứng cứ rồi làm rõ được đối tượng gây án là Trương Văn Đê, trú tại quận Hoàng Mai, là thủ phạm gây ra vụ án mạng trên.
Một điểm đặc biệt khác mà các điều tra viên cần đặc biệt chú ý đó là khi tiến hành lấy lời khai của nạn nhân. Thông thường lời khai của nạn nhân thường hướng về có lợi cho mình, đặc biệt là trong các trường hợp nạn nhân có lỗi trước. Vì thế, khi tiến hành lấy lời khai, các điều tra viên phải thận trọng xác minh, nên lựa chọn người làm chứng, nghiên cứu những đặc điểm tâm lý và các vấn đề có liên quan, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp lấy lời khai.
Vụ cố ý gây thương tích xảy ra tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai là một ví dụ. Vụ việc xảy ra hồi 21h20' ngày 6/8, khi đó Nguyễn Văn Dũng (trú tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) và Nguyễn Văn Tới (42 tuổi, trú tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) chở đất thải đến đổ trái phép đã bị công nhân của Công ty 898 Tổng Công ty Công trình giao thông là anh Vũ Viết Hùng; Phạm Ngọc Học và Trương Cao Khang phát hiện nên tìm cách ngăn chặn. Thấy vậy các đối tượng trong ổ nhóm gồm có Cao Văn Trường (trú tại Trung Châu, Đan Phượng, Hà Nội); Trần Văn Diệm; Trịnh Đăng Cường (trú tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân), Cao Văn Nghiệm (trú tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai); Lê Huy Kiên; Dương Thanh Thận, đều trú tại Hà Nội và một số đối tượng có liên quan dùng dao chém gây thương tích nghiêm trọng cho các nạn nhân của công ty.
Trong vụ án này, các điều tra viên phải tách riêng từng đối tượng để lấy lời khai, sau đó tìm ra các điểm không trùng khớp, từ đó đã phân loại được 3 đối tượng gây án, ra quyết định khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích.
Như đã nói ở trên, trong các vụ cố ý gây thương tích, yêu cầu bắt buộc là phải xác định tỷ lệ thương tật của nạn nhân nên trong trường hợp nạn nhân điều trị tại bệnh viện, điều tra viên phải đến tận nơi nạn nhân đang được cấp cứu, phối hợp với bác sỹ điều trị có căn cứ xác định các vết thương.
Trong trường hợp nạn nhân tỉnh táo, phải ghi ngay lời khai để xác định các mối quan hệ (lập biên bản xác định các thương tích trên cơ thể nạn nhân). Để đảm bảo tính khách quan, biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các bác sỹ điều trị, người nhà nạn nhân và người chứng kiến. Nếu nạn nhân điều trị tại gia đình, cần phải đến ngay gia đình. Đồng thời tổ chức các biện pháp điều tra, thu thập chứng cứ tại hiện trường, không được "thụ động" chờ có kết quả giám định và hòa giải mới điều tra, xử lý.
Trong một số trường hợp, hai nhóm gây thương tích cho nhau đều bị thương, nạn nhân đều nằm viện và mâu thuẫn hai bên rất gay gắt, dùng hung khí nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng thì điều tra viên phải đề xuất, ra lệnh bắt khẩn cấp, dù chưa có giấy chứng thương, bên bị hại đã từ chối giám định cần phải khởi tố hai bên về hành vi gây rối trật tự công cộng. Trong trường hợp kết quả giám định tỷ lệ thương tật ở hai bên hoặc ba cơ quan giám định có tỷ lệ khác nhau, cách biệt thì đề nghị đại diện các cơ quan giám định thống nhất để nhanh chóng đưa vụ án ra truy tố trước pháp luật.
Theo Báo CAND
Công cụ gây án của các băng nhóm này rất đa dạng, nhiều chủng loại như: kìm cộng lực, kìm thủy lực, kìm điện, xà cầy, xà beng, tô vít, búa, đèn khò. Chúng thường tập trung gây án vào đêm tối các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật, là các ngày nghỉ của cán bộ, nhân viên cơ quan. Chính vì là tội phạm chuyên nghiệp nên bọn chúng cũng rất manh động và liều lĩnh. Đến nơi nào có bảo vệ phản ứng lại, chúng sẵn sàng dùng hung khí chống trả, gây thương tích.
Tại cuộc họp mới đây của Hội đồng Thi đua-khen thưởng Bộ Quốc phòng, các đại biểu đều thể hiện sự nhất trí cao và xác định chủ đề của Phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) năm 2011 trong toàn quân là: “Dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, quyết thắng”. Theo đó, Hội đồng Thi đua-khen thưởng Bộ Quốc phòng hướng Phong trào TĐQT năm 2011 vào hai nội dung trọng tâm: Tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện; Tiếp tục đột phá vào việc tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về rèn luyện kỷ luật, duy trì nền nếp chính quy và đẩy mạnh cải cách hành chính quân sự.
"Có thể khẳng định rằng không có một chuyên án nào, không có một chiến dịch công tác nào của Bộ Công an mà không có sự đóng góp tích cực của lực lượng Ngoại tuyến. Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an ghi nhận công lao, sự hy sinh, gian khổ mà lực lượng Ngoại tuyến đã nỗ lực vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".
(HBĐT) - Nguyễn Duy Đồng, sinh năm 1986, trú tại xã Thọ Lộc, Phúc Thọ (Hà Nội) được bố mẹ cho ăn học đến hết lớp 12 thì theo chúng bạn đi làm thợ mộc, làm nhà thuê cho các hộ gia đình ở vùng cao. Nếu chí thú làm ăn thì chẳng có gì đáng nói. Đồng lại có cách cư xử gây khó chịu cho người khác.
Ngày 16/12, Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - Công an huyện Từ Liêm cho biết vừa khám phá đường dây tiêu thụ giấy phép lái xe môtô, ôtô giả trên địa bàn Hà Nội. Bước đầu, cơ quan điều tra đã bắt giữ 4 đối tượng, thu hồi hàng chục giấy tờ giả...
Từ bao đời qua, người dân quê Tam Lãnh sống bằng nghề nông, bên cạnh đó vẫn làm vàng kiếm thêm thu nhập. "Chỉ cần đầu tư khoảng 10 triệu đồng là mua được máy xay đá và máng đãi vàng. Mỗi tấn đá có quặng vàng, xay ra đãi kiếm được từ 3-4 chỉ vàng loại 7-8 tuổi", một thanh niên kể. Cái nghề "không giống ai" này đã giúp cho các hộ dân có thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt gia đình, nuôi con cái ăn học.