Dao, kiếm, mã tấu bị cơ quan Công an thu giữ.
Dù đã có nghị định xử phạt của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an về tăng cường quản lý và xử lý nghiêm hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ (VKTS), nhưng số vụ tàng trữ, sử dụng VKTS mà Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) - Công an TP Hà Nội phát hiện sau mỗi đêm tuần tra ngày một tăng thêm. Phải chăng chế tài chưa đủ mạnh để ngăn chặn và đẩy lùi thực trạng này?
Lận dao, kiếm đâu phải cách để "phòng thân"
Thống kê của Trung đoàn CSCĐ - Công an TP Hà Nội cho thấy, từ đầu năm 2010 tới nay, qua tuần tra, kiểm soát, đơn vị này đã phát hiện 435 vụ, với 785 đối tượng tàng trữ VKTS trái phép; thu giữ 487 dao, kiếm, mác các loại; so với cùng kỳ năm ngoái tăng hơn 72 vụ. Trong đó, có nhiều vụ qua phát hiện đã ngăn chặn được hậu quả xấu có thể xảy ra do mâu thuẫn, trả thù cá nhân; hoặc đối tượng đem theo hung khí đi trấn, cướp tài sản.
Đặc biệt là vụ phát hiện 3 đối tượng đi trên chiếc xe máy Attila trên phố Thái Hà, quận Đống Đa. Khi Tổ công tác thuộc Đại đội 11, Trung đoàn CSCĐ Công an TP Hà Nội yêu cầu các đối tượng mở cốp xe kiểm tra hành chính, đã phát hiện trong cốp xe có một búa, một buộn băng dính, một đoạn dây và một con dao. Từ vụ phát hiện này, cơ quan điều tra đã xác định 3 đối tượng chính là thủ phạm sát hại anh Phạm Đức Thanh (tức Nghĩa), trú tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội để cướp tài sản.
Theo Đại tá Phạm Văn Hưng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ - Công an TP Hà Nội, thì hầu như đêm nào qua tuần tra, kiểm soát cũng phát hiện từ 3 đến 5 vụ tàng trữ, sử dụng VKTS, vũ khí tự tạo và công cụ hỗ trợ. Trong đó, riêng VKTS bình quân mỗi đêm phát hiện từ 1 đến 2 vụ. Rõ ràng, đây là hiện tượng đáng báo động trong giới trẻ hiện nay. Khi được hỏi vì sao lại mang VKTS theo người, những thanh niên này đều đưa ra lý do là để "phòng thân". Đây là lý do không có cơ sở, vì nếu ai ra đường cũng mang theo hung khí để phòng thân thì xã hội sẽ mang đậm sắc màu bạo lực, giải quyết mâu thuẫn bằng "luật rừng", không còn kỷ cương pháp luật.
Thực tế cho thấy, số thanh niên khi mang theo hung khí, gặp những va chạm nhỏ trên đường, hoặc đôi khi chỉ là cái nhìn bị coi là "nhìn đểu", máu "anh hùng rơm" bốc lên, lập tức số VKTS đem theo trở thành hung khí gây thương tích hoặc cướp đi mạng sống của người khác một cách manh động, không đáng có. Ngay cả những chiến sĩ CSCĐ làm nhiệm vụ trên đường phố, được trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ, khi kiểm tra hành chính, nhiều trường hợp cũng bị đối tượng sử dụng VKTS để hành hung, chống đối lực lượng làm nhiệm vụ một cách liều lĩnh.
Trước mức độ nguy hiểm của việc đem theo VKTS như vậy, song khi phát hiện được đối tượng mang theo dao, kiếm, mã tấu, rất nhiều trường hợp cũng chỉ tạm giữ, tịch thu tang vật rồi... cho về mà không xử lý được cả về mặt xử phạt hành chính, vì không chứng minh được đối tượng mang theo VKTS với mục đích gì? Đây là một hạn chế trong việc ngăn chặn, phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng tàng trữ, sử dụng VKTS trong thanh niên hiện nay.
Phải chăng chế tài chưa đủ mạnh?
Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tàng trữ, sử dụng VKTS, bên cạnh việc tích cực vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong dân, Bộ Công an đã có văn bản chỉ đạo Công an các cấp cần tăng cường quản lý và xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, khi phát hiện một vụ mang theo VKTS, theo Nghị định 150/2005/NĐ-CP ban hành ngày 12/12/2005, thì cũng chỉ phạt từ 1 đến 2 triệu đồng, nhưng đối tượng bị xử phạt phải có hành vi gây rối trật tự công cộng, có mang theo VKTS hoặc công cụ hỗ trợ. Như vậy, nếu đối tượng bị phát hiện mang theo VKTS để chuẩn bị gây án, nếu không chứng minh được mục đích nêu trên thì cũng không thể xử phạt hành chính được!
Ngày 12/7/2010 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tại Nghị định này, mức xử phạt hành chính đối với hành vi tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hằng ngày thì mức phạt đã tăng lên từ 2 đến 5 triệu đồng. Song phải chứng minh đối tượng mang theo các loại VKTS và công cụ hỗ trợ nêu trên nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác! Với quy định như vậy, thì những trường hợp thanh niên mang theo VKTS trong người để "phòng thân" là "không bị xử lý".
Thiết nghĩ, với chế tài xử lý như vậy thì làm sao đủ tính răn đe, phòng ngừa tình trạng sử dụng VKTS nói riêng, cũng như tình trạng sử dụng vũ khí tự tạo, công cụ hỗ trợ đang có xu hướng gia tăng như hiện nay? Không chỉ có VKTS chế tài chưa đủ mạnh, mà ngay cả với những vũ khí tự tạo hết sức nguy hiểm, có thể tước đi mạng sống người khác như súng bắn đạn hoa cải, súng bút cũng không nằm trong danh mục vũ khí quân dụng để xử lý hình sự theo qui định của pháp luật.
Để ngăn chặn tình trạng tàng trữ, sử dụng VKTS nói riêng, vũ khí tự tạo và công cụ hỗ trợ nói chung, Nhà nước cần sửa đổi Nghị định số 73/2010/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội ban hành ngày 12/7/2010 vừa qua, theo hướng các hành vi tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại VKTS, công cụ hỗ trợ đều bị xử phạt vi phạm hành chính, bất kể có sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật hay không.
Riêng với hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí tự tạo như súng bắn đạn hoa cải, súng bút cần được được bổ sung xử lý theo tội danh tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Việc bổ sung các qui định này là cần thiết, đúng tinh thần Chỉ thị số 902/CT-TTg ngày 25/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Báo CAND
(HBĐT) - Những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình ANCT - TTATXH của tỉnh cơ bản ổn định, QP-AN được củng cố và tăng cường, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Trong điều kiện đó đã tạo thuận lợi nhất định trong thực hiện nhiệm vụ QP - QSĐP.
Công cụ gây án của các băng nhóm này rất đa dạng, nhiều chủng loại như: kìm cộng lực, kìm thủy lực, kìm điện, xà cầy, xà beng, tô vít, búa, đèn khò. Chúng thường tập trung gây án vào đêm tối các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật, là các ngày nghỉ của cán bộ, nhân viên cơ quan. Chính vì là tội phạm chuyên nghiệp nên bọn chúng cũng rất manh động và liều lĩnh. Đến nơi nào có bảo vệ phản ứng lại, chúng sẵn sàng dùng hung khí chống trả, gây thương tích.
Tại cuộc họp mới đây của Hội đồng Thi đua-khen thưởng Bộ Quốc phòng, các đại biểu đều thể hiện sự nhất trí cao và xác định chủ đề của Phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) năm 2011 trong toàn quân là: “Dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, quyết thắng”. Theo đó, Hội đồng Thi đua-khen thưởng Bộ Quốc phòng hướng Phong trào TĐQT năm 2011 vào hai nội dung trọng tâm: Tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện; Tiếp tục đột phá vào việc tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về rèn luyện kỷ luật, duy trì nền nếp chính quy và đẩy mạnh cải cách hành chính quân sự.
"Có thể khẳng định rằng không có một chuyên án nào, không có một chiến dịch công tác nào của Bộ Công an mà không có sự đóng góp tích cực của lực lượng Ngoại tuyến. Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an ghi nhận công lao, sự hy sinh, gian khổ mà lực lượng Ngoại tuyến đã nỗ lực vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".
(HBĐT) - Nguyễn Duy Đồng, sinh năm 1986, trú tại xã Thọ Lộc, Phúc Thọ (Hà Nội) được bố mẹ cho ăn học đến hết lớp 12 thì theo chúng bạn đi làm thợ mộc, làm nhà thuê cho các hộ gia đình ở vùng cao. Nếu chí thú làm ăn thì chẳng có gì đáng nói. Đồng lại có cách cư xử gây khó chịu cho người khác.
Ngày 16/12, Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - Công an huyện Từ Liêm cho biết vừa khám phá đường dây tiêu thụ giấy phép lái xe môtô, ôtô giả trên địa bàn Hà Nội. Bước đầu, cơ quan điều tra đã bắt giữ 4 đối tượng, thu hồi hàng chục giấy tờ giả...