Người dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) tích cực hưởng ứng thực hiện tốt văn hóa giao thông
(HBĐT) - Trong thời gian qua, các cấp, ngành, lực lượng chức năng tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt từ đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, xử lý nghiêm các vi phạm quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ.
Nhưng trên thực tế, nhận thức, ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATGTĐB của một bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là ở nông thôn, các xã vùng sâu, xa, vùng núi vẫn còn hạn chế. Các vi phạm vẫn xảy ra thường xuyên, hàng ngày với tính chất, mức độ khác nhau, nhưng đã gây ảnh hưởng, tác động, sâu sắc đến đời sống người dân cũng như tình hình ANTT - TTATXH trên địa bàn.
Ông Bùi Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban ATGT xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) cho biết: Từ khi tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn tình hình ATGT ở địa bàn trở nên phức tạp, chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật GTĐB, các quy tắc đảm bảo ATGTĐB của người dân khi tham gia giao thông vẫn còn hạn chế. Đó chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ TNGT đáng tiếc. Tính bình quân mỗi năm, trên địa bàn xã Bảo Hiệu xảy ra hàng chục vụ TNGT, trong đó có khoảng 3 - 4 người chết, hàng chục người bị thương.
Cũng giống như Bảo Hiệu, trước đây, Lạc Hưng là xã thuộc địa bàn vùng sâu, xa, khó khăn của huyện Yên Thuỷ. Nhưng từ khi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, KT-XH của xã đã có những bước chuyển biến đáng kể. Đến nay, số hộ có xe máy ở Lạc Hưng chiếm đến hơn 80%. Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của phần lớn người dân vẫn đang là một vấn đề đáng quan tâm.
Thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, Phó phòng CSGT - Công an tỉnh cho biết: Trên thực tế, hiện nay, ý thức và nhận thức về chấp hành pháp luật GTĐB của một bộ phận người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng khó khăn của tỉnh vẫn còn hạn chế. Tình trạng vi phạm những quy định liên quan đến đội mũ bảo hiểm vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Nếu so sánh chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm ở khu vực đô thị đạt tỷ lệ khoảng 98 - 99%, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là rất thấp. Không chỉ vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm mà trên thực tế, người dân còn “vô tư” vi phạm những quy tắc về an toàn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông như phóng nhanh vượt ẩu, chở quá số người theo quy định. Trong đó đáng báo động là tình trạng người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông và người sử dụng rượu, bia vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông là khá phổ biến. Do vậy, số vụ TNGT diễn ra ở địa bàn nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Với địa bàn rộng và lực lượng tuần tra, xử lý còn thiếu, mỏng nhất là ở các tuyến đường liên xã, liên huyện cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cố tình vi phạm pháp luật GTĐB, coi thường các quy định về pháp luật ATGT của người dân vẫn khá phổ biến. Theo thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn về nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật GTĐB, đồng thời hướng tới xây dựng văn hoá giao thông (VHGT), đến với người dân, đến từng hộ gia đình, thôn xóm là một trong những việc làm trọng tâm và luôn được coi trọng.
Thực hiện chương trình phối hợp giữa Ban Dân vận Tỉnh uỷ và Công an tỉnh, vừa qua, Ban Dân vận Tỉnh uỷ đã phối hợp với Phòng CSGT - Công an tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về Luật GTĐB, ký cam kết không vi phạm Luật GTĐB cho hơn 400 người ở các xã vùng cao Quyết Chiến, Lũng Vân (Tân Lạc); Lạc Hưng, Bảo Hiệu (Yên Thuỷ). Hầu hết các đối tượng tham gia các lớp tập huấn đều nằm trong độ tuổi thanh niên, đối tượng thường xuyên điều khiển phương tiện tham gia giao thông và đây cũng là đối tượng vi phạm chủ yếu. Theo thống kê của lực lượng chức năng, số vụ vi phạm quy định về Luật GTĐB đã bị xử lý có đến hơn 70% số vụ mà người vi phạm trong độ tuổi này. Nói về hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Luật GTĐB tại địa bàn, Trưởng Công an xã Quyết Chiến Bùi Văn Sinh khẳng định: Sau tập huấn đã tạo ra sự chuyển biến đáng kể trong nhận thức, hành vi của người dân trong xã khi tham gia giao thông. Số người khi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người theo quy định, tình trạng điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia... đã giảm rõ rệt. Không còn tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng. Đặc biệt, từ khi nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật GTĐB của người dân được nâng cao trên địa bàn xã đã không xảy ra vụ TNGT nào. Đó là tín hiệu vui. Tuy vậy, theo thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, điều quan trọng, cốt lõi nhất là sau khi tham dự lớp tập huấn tuyên truyền về Luật GTĐB, chúng ta đã xây dựng được một đội ngũ tuyên truyền viên tích cực tại thôn xóm và gia đình. Đó là một yếu tố quan trọng để thực hiện được mục tiêu xây dựng VHGT rộng khắp, hiệu quả.
Mạnh Hùng
Ngày 29-12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đã chủ trì phiên họp 23 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Năm qua, dư luận đã phải bàng hoàng trước những vụ án giết người dã man, hành hạ, đánh đập trẻ em và đặc biệt là mua bán dâm đối với nữ sinh...Đó là 6 vụ án mà Laodong.com.vn bình chọn được cho là gây chấn động dư luận trong năm 2010
Trong khi đồng bọn đánh lạc hướng nhân viên siêu thị điện máy, cô gái dùng dao lam cưa đứt dây xích, lấy trộm máy ảnh. Tại hiện trường còn lại chiếc dao lam và một số vết máu.
Việc thu giữ 5,25 tỷ đồng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự liên quan đến ông Bùi Mạnh Lân (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Hưng Thịnh) nhưng không gửi ở Kho bạc Nhà nước không phải là trường hợp “cố ý làm trái” duy nhất xảy ra tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an tỉnh Tiền Giang. Kết quả xác minh của Cơ quan Điều tra – VKSND tối cao cho thấy một số lãnh đạo, cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã cố tình sai phạm một cách có hệ thống, trong một thời gian dài.
Ngày 28-12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến tại Văn bản số 9404/VPCP-KTTH yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tập trung kiểm tra các đại lý kinh doanh xăng dầu, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những đơn vị có hành vi đầu cơ, găm hàng. Ðồng thời, Bộ Công thương phải kiểm tra, rà soát việc cân đối cung cầu các mặt hàng xăng dầu, kiểm tra, đôn đốc tiến độ nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành công tác 127 của TPHB về chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại đã tổ chức 8 đợt kiểm tra về VSATTP; sản xuất - kinh doanh thuốc tân dược; kiểm soát thị trường trên khâu lưu thông; ghi nhãn hàng hóa, sở hữu công nghiệp trong sản xuất nước tinh khiết đóng chai và phòng - chống ngộ độc rượu do Methanol.