Cần mẫn vun xới từng luống hoa, Trần Ánh Nguyệt quyết chí hoàn lương, làm lại cuộc đời.

Cần mẫn vun xới từng luống hoa, Trần Ánh Nguyệt quyết chí hoàn lương, làm lại cuộc đời.

Tại phân trại 1 - Trại giam Thủ Đức (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), bên những khóm hoa tường vi tươi tắn là một phụ nữ mặc thường phục, tóc đen nhánh, búi cao cần mẫn tưới nước, vun xới từng luống đất. Thấy chúng tôi thăm hỏi nhiệt tình, cô gái trả lời: "Em tên Trần Ánh Nguyệt, vì giấc mộng tỷ phú nên mới vào đây", rồi bưng mặt khóc.

 

Bước sang tuổi 40 nhưng Nguyệt vẫn còn giữ được những đường nét sắc sảo của thời con gái. Lau vội những dòng nước mắt, Nguyệt tâm tình: "Đến hôm nay em mặc áo tù được hơn 2.400 ngày. Với em một ngày trôi qua dài đằng đẵng như một thế kỷ. Em còn phải ăn cơm trại, mặc áo tù gần 5.000 ngày như thế nữa".

Gia đình Nguyệt ở phường Cầu Kho (quận 1), nơi từng là điểm nóng về tệ nạn mua bán, hút chích ma túy. "Tuy sống giữa bùn đen nhưng gia đình em chẳng ai lấm bùn, chỉ mỗi mình em vì lòng tham, vì ham làm giàu tốc độ, vì suy nghĩ sai lầm rằng "người ta chỉ trọng mình khi mình giàu có, nhiều tiền bạc" mà tự đốt cháy hạnh phúc gia đình, làm phiền lụy người thân và đứa con thơ nhỏ dại. Tội của em nặng lắm, án tù rồi sẽ hết chứ mặc cảm tội lỗi sẽ theo em suốt đời, ám ảnh em suốt đời". "Em từng có biệt danh là Nguyệt "hero". Hero không phải "anh hùng" mà là viết tắt của từ heroin".

Nguyệt cho biết trước khi trở thành con buôn heroin, chị ta phụ gia đình bán giày dép tại chợ Bến Thành và cho vay tiền góp. "Vay một triệu, tùy người, tùy hoàn cảnh và thời gian mà người ta trả lãi cho em từ 10-20%. Định mệnh ập đến xô đẩy em vào chốn tù vào khoảng giữa năm 2001. Khi ấy cơn lốc ma túy bùng nổ khiến nhiều khách hàng của em từ người lao động lương thiện trở thành dân nghiện ngập. Khi lên cơn, tụi nó tìm đến em khóc lóc, năn nỉ vay mượn và thề độc sẽ thanh toán cả vốn lẫn lời, và bồi dưỡng thêm để trả ơn nghĩa cho em. Cả tin, em cho tụi nó vay thêm mượn tiếp để rồi bị giật nợ thảm thương… Chính cú sốc này đã đẩy em vào vũng lầy ma túy".

Cần mẫn vun xới từng luống hoa, Trần Ánh Nguyệt quyết chí hoàn lương, làm lại cuộc đời.

 "Bị con nợ đồng loạt xù nợ, em phá sản, chẳng thiết mua bán, làm ăn gì nữa. Thấy tình cảnh thê thảm của em, vài người hàng xóm chỉ cho phương kế "bán ma túy". Em được gợi ý "làm vài phi vụ" không những thu hồi được vốn mà còn kiếm khoản kha khá đổi đời. Nghe nhắc đến heroin, em lắc đầu từ chối ngay. Nhưng rồi em nghĩ lại đó là cứu cánh của đời mình. Em nghĩ mình chỉ "làm ăn" một thời gian, kiếm đủ rồi sẽ giải nghệ, sẽ làm lại cuộc đời mấy hồi".

Tay mân mê vạt áo, Nguyệt tiếc rẻ: "Khi ấy đúng là em suy nghĩ quá giản đơn. Một khi tay đã nhúng chàm thì có rửa mấy cũng chẳng thể nào sạch. Có khi càng cố rửa thì càng nhầy nhụa hơn".

Sau nhiều đêm trằn trọc suy đi nghĩ lại, Trần Ánh Nguyệt quyết định liều. "Giữa năm 2003, em tiếp cận với mấy đứa hút chích, hỏi chúng lấy hàng từ đâu và được tụi nó giới thiệu với một người đàn ông chuyên gom "hàng" xé lẻ bán cho con nghiện kiếm lời. Công việc rất đơn giản, em đến điểm qui định gặp khi thì tay thanh niên, khi đứa con gái bên trao tiền, bên trao hàng. Nhận hàng xong, em về trao lại cho người đàn ông nọ và nhận số tiền chênh lệch. Mỗi lần em lấy một cục nhỏ với giá khi năm, lúc sáu triệu đồng. Cứ mỗi lần giao dịch như vậy, em lời xấp xỉ một triệu. Phi vụ đầu em run lắm. Phi vụ thứ 2 trống ngực em cũng còn đập mạnh nhưng đến phi vụ thứ 3, thứ 4 thì em thấy bình thường".

Như kết cục nhìn thấy trước dành cho những kẻ vì ham làm giàu, thu lợi bất chính mà bất chấp pháp luật, cố ý gieo rắc cái chết trắng, gieo rắc những đau thương cho nhiều gia đình, những hệ lụy tội ác cho xã hội, Nguyệt bị Công an bắt sau phi vụ "giao dịch" ma túy lần thứ 6: "Lúc tra tay vào còng, em bải hoải, rụng rời. Em nghĩ với vỏ bọc tiểu thương và với màn giao-nhận chớp nhoáng thì Công an chẳng thể nào biết được mình là con buôn heroin. Nhưng em đã nhầm. Con nhỏ tên Hường cũng "hàng" từ đầu mối của em khi bị bắt khai tất tần tật, trong đó có em… Từ thông tin của nó, các anh hình sự bí mật theo dõi và đã cho em biết mùi pháp luật".

Ngày 2/2/2004, Trần Thị Nguyệt bị Công an quận 7, TP HCM bắt tạm giam phục vụ cho quá trình điều tra mở rộng vụ án. Sau đó Nguyệt bị TAND quận 7 tuyên phạt 15 năm tù giam. Ngày 16/6/2005, Nguyệt được di lý thi hành án tại Phân trại 1, Trại giam Thủ Đức. "Thời gian đầu nhập trại, mỗi khi nhắm mắt nghĩ đến viễn cảnh mình phải mặc áo tù dài đằng đẵng hơn chục năm trời, em chán nản, bi quan lắm! May mà được các cán bộ quản giáo động viên, khích lệ nên em mới lấy lại tinh thần. Và trong cái bất hạnh do chính mình tự tạo ấy, em thấy mình may. Em từng nuôi ảo mộng lấy thật nhiều hàng, làm ăn với nhiều mối để được nhiều tiền nhưng may mà mưu đồ tội lỗi ấy bị các anh Công an kịp thời chặn đứng. Chứ dấn sâu thêm một chút nữa, biết đâu em đã lĩnh án tử hình, làm gì có được cơ hội làm lại cuộc đời, được nhìn con, nhìn mẹ".

Nhắc đến mẹ và con, Trần Thị Nguyệt rấm rứt khóc. "Mẹ năm nay 82 tuổi nhưng vẫn đều đặn lên thăm nuôi em. Thương nhất là con bé con em, năm nay cháu 12 tuổi, cháu học rất giỏi. Vì em mà con bé đang có mẹ có cha bỗng mất tất cả". Chúng tôi hỏi Nguyệt "từ ngày bị bắt, chồng chị có ghé thăm?" thì nữ tù này trĩu giọng: "Em giấu chồng buôn heroin, vì em mà gia đình tan nát, ảnh không thể không oán giận em được".

Rời Trại giam Thủ Đức, chúng tôi mang theo khuôn mặt đẫm nước mắt với nhiều nỗi niềm ân hận, cảm giác tội lỗi, day dứt của nữ tù Trần Thị Nguyệt cùng tâm sự ruột gan của nữ tù này: "Nếu biết trước cái giá phải trả, có cho vàng em cũng chẳng dám liều thân"

 

                                                                                    Theo CAND

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục