Sau 3 tháng tích cực tiến hành điều tra vụ xe khách bị lũ cuốn khiến 20 người chết tại Hà Tĩnh, hiện cơ quan công an đã kết thúc điều tra.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, xe khách bị lũ cuốn có nguyên nhân trực tiếp từ người điều khiển phương tiện và gián tiếp là các cơ quan chức năng đã rút sào chặn xe khi đoạn đường vẫn còn chìm sâu trong nước lũ. Chiếc xe khách đã không chạy trốn CSGT như thông tin ban đầu khi vụ tai nạn vừa xảy ra.
Hoàn thành việc điều tra
Đại tá Phan Văn Đán, Trưởng công an huyện Nghi Xuân |
Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 18/10 tại Hà Tĩnh khiến 20 người chết khi chiếc xe khách mang BKS 48K- 5868 đi từ Đắk Nông ra Nam Định do tài xế Trần Văn Trường (huyện Hải Hậu, Nam Định) đến đoạn đường QL 1A thuộc xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thì đã bị nước lũ cuốn trôi.
Sau 3 tháng tiến hành điều tra vụ án, Đại tá Phan Văn Đán, Trưởng công an huyện Nghi Xuân cho biết, hiện cơ quan này đã cơ bản hoàn thành việc điều tra vụ án, bị can. Trong một thời gian ngắn nữa sẽ có kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND để tiếp tục quy trình tố tụng vụ án.
Theo đó, chiếc xe khách này bắt đầu xuất phát từ từ Đắk Nông sáng ngày 17/10, lúc này trên xe mới chỉ có 20 hành khách, 2 lái xe và 2 phụ xe. Thời điểm này người điều khiến xe là tài xế Đinh Văn Lương (37 tuổi, trú quán ở Hải Hậu, Nam Định).
Khi chiếc xe khách di chuyển đến huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thì phải dừng lại do nước lũ thời đó đã dâng cao, Quốc lộ 1A bị ngập sâu trong nước. Lúc này trên xe có tất cả 38 người. Sau khi ăn uống nghỉ ngơi, được sự hướng dẫn của lực lượng chưc năng, chiếc xe khách bắt đầu di chuyển tiếp. Và người điều khiển phương tiện lúc này chính là Trần Văn Trường. Do thành phố Hà Tĩnh bị chia cắt bởi nước lũ nên Trường đã điều khiển xe chạy theo đường tránh thành phố.
Khi chiếc xe này đi ra đến khu vực cầu Già thì khoảng 3h30 ngày 18/10, lúc này chốt chặn của lực lượng cảnh sát giao thông ở đây đã không còn làm việc. Tài xế Trường chỉ thấy có chiếc xe của lực lượng này mang BKS 38A- 5678 bên đường. Chiếc xe tiếp tục lao đi trong khi đường đang bị nước lũ nhấn chìm.
Cho đến khi chiếc xe khách gặp nạn ở xã Xuân Lam lúc 4h30 sáng 18/10 đã không còn một lực lượng chức năng nào ngăn cản trên đoạn đường từ Thạch Hà đến Nghi Xuân. Quá trình thu thập thông tin, cơ quan cảnh sát điều tra đã xác minh được, thời điểm và mực nước tại địa điểm xảy ra tai nạn, cụ thể: Trong nhà dân vẫn còn 1,3m, mực nước trên QL 1A là 0,9m. Do đó toàn bộ hệ thống cọc tiêu cùng chìm trong lũ.
Rút sào khi chưa đảm bảo an toàn
Trước đó, lúc 4h, sào kiểm soát đường bộ được cơ quan quản lý đường bộ (trực tiếp là Hạt quản lý đường bộ Hồng Lĩnh, Công ty 474) đã bị lực lượng này dỡ bỏ nên các phương tiện tự do lưu thông. Các lực lượng khác như Đội Thanh tra giao thông số 2 (Cục Quản lý đường bộ), Đội Cảnh sát giao thông phía bắc (Phòng CSGT Hà Tĩnh) cũng đang có mặt trên đoạn đường này.
Khi chiếc xe này đi ra đến khu vực cầu Già thì khoảng 3h30 ngày 18/10, lúc này chốt chặn của lực lượng cảnh sát giao thông ở đây đã không còn làm việc. Tài xế Trường chỉ thấy có chiếc xe của lực lượng này mang BKS 38A-5678 bên đường. |
Việc sào chắn của các cơ quan chức năng bị rút khiến các phương tiện vẫn tiếp tục lưu thông trên đoạn đường nguy hiểm. Tài xế xe khách bị nạn Trần Văn Trường cho biết, khi xe đến thị xã Hồng Lĩnh, do không có lực lượng nào ngăn cản, hướng dẫn đi sang phần đường an toàn, và thấy nhiều xe vẫn lưu thông nên anh đã điều khiến chiếc xe tiếp tục “chạy vào chỗ chết”.
Trong khi đó, trả lời báo VietNamNet ngày 22/10, ông Nguyễn Trường Tương, Giám đốc (Giám đốc công ty 474 - Khu quản lý đường bộ 4) thì tối hôm 17/10, các lực lượng của Cty 474, Cảnh sát giao thông… có nhiệm vụ ngăn không cho phương tiện di chuyển qua khu vực đoạn đường nguy hiểm theo. Trong đêm 17/10, trên đoạn đường QL1A, đoạn từ huyện Cẩm Xuyên ra Hồng Lĩnh có tới 4 chốt chặn cấm đường của các lực lượng chức năng. Riêng tại chốt ở Cầu Già và ngã tư Hồng Lĩnh thì hoàn toàn cấm các phương tiện đi qua. Các lực lượng có nhiệm vụ trực 24/24.
Thế nhưng kết quả điều tra không hoàn toàn như vậy!
Ông Đán tiếp tục cho biết, những thông tin về hoạt động của các lực lượng chức năng trong đêm 17 sáng 18/10 được thể hiện rõ trên danh sách các cuộc điện thoại đi và đến trong máy điện thoại cá nhân của những cán bộ có chức năng.
Sau khi sào được rút, lực lượng CSGT vẫn có mặt và vẫn đang tiến hành tuần tra trên đoạn đường này. Tuy nhiên, lực lượng này đã không phối hợp tốt với các lực lượng khác, không kịp thời nắm bắt tình hình để tham mưu đề xuất cho cơ quan quản lý đường bộ khi đoạn đường vẫn đang còn nguy hiểm, các phương tiện có thể gặp tai nạn.
20 người thiệt mạng trong vụ xe khách bị lũ cuốn |
Còn lực lượng thanh tra giao thông số 2 cũng đã không giám sát, rút quân đi trước khi nước rút. Lúc này tại khu vực xã Xuân Lam, Ql 1A vẫn đang còn bị ngập sâu 1m, thế nhưng, lực lượng chức năng đã không đặt biển báo đoạn đường nguy hiểm tại địa điểm Đê Bấn (thị xã Hồng Lĩnh) nên các phương tiện vẫn lưu thông tự do. Theo ông Đán, trách nhiệm này trực tiếp là Khu quản lý đường bộ số 4.
Tuy nhiên, theo nhận định của cơ quan điều tra huyện Nghi Xuân thì những nguyên nhân gây tai nạn gián tiếp từ phía các cơ quan chức năng trên chỉ là “trách nhiệm hành chính” không cấu thành tội phạm nên cơ quan điều tra không đi sâu điều tra sự việc. Những trách nhiệm “lỗi chủ quan của lực lượng chức năng” này sẽ được xử lý hành chính nội bộ và thông báo kết quả cho cơ quan điều tra (?!)
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy, chiếc xe khách bị lũ cuốn và nhiều phương tiện khác đã di chuyển tự do sau thời điểm 4h sáng ngày 18/10 khi đoạn đường vẫn còn nguy hiểm. Và hậu quả là đã có hai ô tô đã bị lũ cuốn, cướp mất sinh mạng của 20 người dân.
Trong khi đó, khi vụ tai nạn vừa xảy ra, khi lực lượng chức năng đang tiến hành tìm kiếm cứu nạn thì lãnh đạo ngành CSGT, lãnh đạo công an tỉnh Hà Tĩnh và Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh lại phát biểu trên báo chí rằng chiếc xe này đã cố tình vượt sào của cảnh sát giao thông.
“Lực lượng CSGT đã ngăn xe lại nhưng lái xe cố tình lấn át, lách qua. Sau đó, chúng tôi đã đuổi theo nhưng do trời tối nên không thể bắt được”, đó là lời của ông Nguyễn Thanh Bảo, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh.
Theo LĐ
Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, ngày 30-1, Công an tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ công bố Quyết định miễn, tha, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 66 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại Trại tạm giam thuộc Công an Vĩnh Long. Ðây là những phạm nhân đã có nhiều cố gắng học tập, rèn luyện, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của Trại và các quy định của Nhà nước, quyết tâm cải tạo để trở thành công dân tốt
(HBĐT) - Những ngày này, cùng với không khí xuân mới đang gõ cửa từng nhà, từng góc phố cũng là lúc vấn đề ANTTATXH luôn được các cơ quan chức năng, trong đó, đặc biệt là ngành công an quan tâm, triển khai nhiệm vụ để đảm bảo sự bình yên trên mỗi vùng quê. Xác định là lực lượng chủ công trong đảm bảo ATGT, lực lượng CSGT (Công an tỉnh) đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, chiến sĩ, đảm bảo 100% quân số trực trong dịp Tết Nguyên đán, sẵn sàng xử lý kịp thời những tình huống xảy ra.
(HBĐT) - Ngày 29/1, Ban ATGT tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đảm bảo ATGT năm 2010 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2011. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban ATGT tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Ngày 27/1, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử Ngô Vi Hiệp, 29 tuổi và Ngô Vi Lực, 21 tuổi, trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội) về hành vi giết người. Trong cái lạnh của mùa đông, bà Làn lặn lội từ Hải Phòng lên Hà Nội từ sớm để dự phiên xử hai thanh niên sát hại con mình. Người phụ nữ ngoài 40 tuổi nét mặt phờ phạc, cơ thể nhiều lúc rung lên vì lạnh ngồi lặng lẽ trong phòng xử án. Bà còn nhớ như in ngày cơ quan điều tra thông báo về cái chết của cậu con trai 18 tuổi, Đặng Đức Đạt. Con bà trước đó vì sự bồng bột của tuổi trẻ đã bị đưa vào trường giáo dưỡng ở Hải Phòng.
Sáng ngày 28-1, Tòa án nhân dân huyện Cao Lộc, (Lạng Sơn), mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo, Phan Văn Khải, (sinh 1964) trú tại: tổ 19, phường Tiền Phong, T.p Thái Bình, (Thái Bình), 30 tháng tù giam: Về tội mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ.
Nguồn thịt heo rừng dởm được nhập về TP HCM từ nhiều nguồn, đặc biệt tại Đồng Nai và Bình Định. "Thịt heo rừng" chủ yếu heo nái bị chủ lò bỏ đói kiệt sức rồi xả thịt. Tiếp đó họ khò lửa ga cho tan mỡ, thịt săn chắc rồi tiến hành cấy lông. Sau cùng là công đoạn bắn cước như kiểu dùng súng bắn đinh.