Dư luận ở tỉnh Bình Phước chưa kịp lắng xuống sau những vụ vỡ nợ với chiêu thức huy động số lượng vốn lớn rồi tuyên bố hết khả năng chi trả xảy ra ở các địa phương Đồng Xoài, Bù Gia Mập thì thời gian gần đây ở huyện Chơn Thành lại xảy ra một vụ vỡ nợ tương tự với tổng số tiền huy động hơn 22 tỷ đồng. Vụ việc hiện đang được cơ quan Công an huyện Chơn Thành thụ lý.

 

Bà Nguyễn Thị Liên, 44 tuổi, ngụ ấp 2, thị trấn Chơn Thành (huyện Chơn Thành kể: “Vợ chồng tôi làm nghề chạy xe tải nên tích lũy được số vốn và dự tính cất nhà ở riêng. Thế nhưng, không hiểu từ đâu bà Nguyễn Thị Sạnh, 51 tuổi, ngụ khu phố 3, thị trấn Chơn Thành, là vợ của ông Trần Hoàng Sơn (nguyên Viện trưởng Viện KSND huyện Hớn Quản, hiện đang công tác tại Viện KSND tỉnh Bình Phước) và làm chủ cây xăng dầu lớn tại địa phương đến hỏi mượn tiền cho đồng nghiệp, người thân của chồng đáo hạn ngân hàng và làm ăn".

"Ngày vay tiền đầu tiên là 20/9/2006, với số tiền 100 triệu đồng. Sau nhiều lần vay, đến ngày 21/3/2010 thì số tiền mà bà Sạnh nợ gia đình tôi lên tới hơn 4,1 tỷ đồng (tiền gốc). Ngày 3/4/2010, bà Sạnh tuyên bố hết khả năng chi trả làm cho tôi rơi vào tình trạng “không chốn nương thân”.

Căn nhà này đã được bà Nguyễn Thị Liên bán để trả nợ do mượn tiền cho bà Sạnh vay. Ảnh: Đức Trí.

Không chỉ có bà Liên rơi vào tình cảnh trên, bà Nguyễn Thị Thủy, ngụ thị trấn Chơn Thành cũng là một nạn nhân của bà Sạnh tố cáo: “Tôi và ông Sơn (chồng bà Sạnh) có sự quen biết nên nhiều khi tôi có nhờ ông ấy tư vấn về các hợp đồng kinh tế. Từ đó, bà Sạnh biết tôi có tiền nên đặt vấn đề vay cho đồng nghiệp của ông Sơn đáo hạn ngân hàng. Vì quen biết và nghĩ cho vay để đáo hạn ngân hàng là việc nghĩa nên ngày 15/11/2009, tôi cho bà Sạnh vay tiền. Hiện số tiền mà tôi đã cho bà Sạnh vay lên tới 2,1 tỷ đồng. Khi bà Sạnh tuyên bố phá sản, tôi đột quỵ phải đi cấp cứu, nay phải ủy quyền cho người thân đi đòi nợ thay”.

Không chỉ có bà Liên, bà Thủy rơi vào tình cảnh trên, mà qua điều tra của chúng tôi có đến 34 hộ (hầu hết đều ngụ thị trấn Chơn Thành) cho bà Sạnh vay với tổng số tiền hơn 22 tỷ đồng. Theo các hộ dân đã cho bà Sạnh vay tiền, chiêu bài bà Sạnh sử dụng là lợi dụng sự quen biết về mặt tình cảm và mục đích vay tiền chủ yếu là giúp đồng nghiệp của chồng đáo hạn ngân hàng và người nhà làm ăn.

Cũng theo đơn tố cáo của các hộ dân gửi cơ quan chức năng, việc vay mượn tiền giữa bà Sạnh với những người cho vay có thỏa thuận bằng giấy vay nợ không ghi lãi suất. Thời gian đầu, bà Sạnh có trả lãi hằng tháng cho các hộ dân, trung bình từ 2-3%, tùy từng trường hợp.

Tuy nhiên, việc trả lãi này chỉ được thực hiện trong một thời gian rất ngắn. Rồi sau đó là màn tuyên bố hết khả năng chi trả của bà Sạnh đã làm cho các hộ dân rơi vào cảnh điêu đứng. Có gia đình vì cho bà Sạnh vay tiền dẫn đến cảnh tan cửa nát nhà, ly thân, ly dị hoặc người thân trong gia đình nghi ngờ nhau, nhiều trường hợp đổ bệnh, thậm chí bị tâm thần.

Hai trong số 34 nạn nhân đã cho bà Nguyễn Thị Sạnh vay tiền cầm xấp giấy tờ đến cơ quan chức năng kiện.

Chị Nguyễn Thị Chín, ngụ thị trấn Chơn Thành, người thân đi đòi nợ giùm bà Nguyễn Thị Thủy nói: “Sau khi con nợ của mình tuyên bố phá sản, chúng tôi tìm đến nhà của bà Sạnh để đòi tiền thì nhận được những lời mắng nhiếc, xua đuổi của gia đình bà ấy”.

Còn theo bà Nguyễn Thị Liên, sau khi bà Sạnh tuyên bố phá sản, không chịu trả tiền đã vay của chúng tôi, bản thân tôi đã làm đơn tố cáo hành vi của bà Sạnh về lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản lên UBND thị trấn Chơn Thành. Đồng thời, nhờ chính quyền địa phương can thiệp để ngăn cấm gia đình bà Sạnh tẩu tán tài sản và giải quyết tranh chấp việc vay tiền.

Thấy vậy, con gái của bà Sạnh là cháu Trần Thị Hồng Thắm đến động viên tôi rút đơn để gia đình thu xếp trả nợ. Thế nhưng một thời gian sau khi rút đơn, tôi tìm đến hỏi thì cháu Thắm trả lời rằng gia đình không mượn được tiền. Nên tôi đã tiếp tục làm đơn tố cáo bà Sạnh, ông Sơn lên các cơ quan chức năng”.

Hiện các chủ nợ đặt câu hỏi, việc hơn 22 tỷ đồng mà bà Sạnh huy động của các hộ dân trong thời gian qua đã đi đâu, lý do nào bà Sạnh không thực hiện việc trả nợ của mình khi đã vay? Là cán bộ của cơ quan giám sát việc thực thi pháp luật, nhưng tại sao ông Sơn lại không can thiệp việc vợ mình huy động vốn với số lượng lớn đến như vậy? Cũng theo các chủ nợ, hiện vợ chồng ông bà Sạnh, Sơn đang sở hữu khối tài sản trị giá hơn 15 tỷ đồng gồm đất đai, nhà cửa, xe máy, vườn cao su… nhưng không hiểu tại sao lại trốn tránh việc trả nợ?

Sau khi tuyên bố phá sản, bà Sạnh đã có đơn xin giúp đỡ thỏa thuận giải quyết nợ gửi UBND thị trấn Chơn Thành. Nội dung đơn bà Sạnh muốn chính quyền địa phương can thiệp tránh hậu quả xấu có thể xảy ra đối với gia đình của bà. Cũng trong đơn bà Sạnh cho rằng, mình tự ý vay tiền, không lường trước hậu quả và đặc biệt là việc vay nợ này không liên quan gì đến chồng con?

Tiếp đó, bà Sạnh còn có đơn xin bán đất để giải quyết các khoản nợ ngân hàng do kinh doanh thua lỗ (!?). Về phần mình, ông Trần Hoàng Sơn cũng có đơn “cầu cứu” UBND thị trấn Chơn Thành xác nhận sự phân chia tài sản của gia đình ông để cho vợ ông trả nợ, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho ông và hai đứa con.

Hiện, vụ việc đang được các cơ quan chức năng huyện Chơn Thành thụ lý. Ông Bùi Thanh Thảo, Chánh án TAND huyện Chơn Thành cho biết: Tòa đang thụ lý vụ án tranh chấp vay tài sản của 19 hộ dân ở thị trấn Chơn Thành, do UBND thị trấn Chơn Thành chuyển đơn sau khi chính quyền địa phương tổ chức hòa giải bất thành. Tuy nhiên, tòa hiện đã đình chỉ vụ án theo tinh thần của Công văn số 538/CQ-CSĐT ngày 15/9/2010 của Công an huyện Chơn Thành.

Nội dung công văn này đề nghị TAND huyện Chơn Thành tạm đình chỉ phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vì đã nhận được đơn của 8 hộ dân ở thị trấn Chơn Thành tố cáo bà Sạnh có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do vụ việc phức tạp nên Công an huyện Chơn Thành đang tiến hành thu thập tài liệu liên quan để giải quyết.

                                                                                   Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. (Ảnh chụp trên cầu Hòa Bình, thành phố Hòa Bình)
Không có hình ảnh

Trả giá vì lối sống ích kỷ

Bà mẹ đau khổ cố ngăn những dòng nước mắt đắng cay nhưng nó vẫn chảy tràn trên khuôn mặt. Đứa con duy nhất của bà mang trên mình hai lệnh truy nã vừa bị bắt sau nhiều ngày lẩn trốn. Ngôi nhà tồi tàn vốn một mẹ một con giờ càng vắng lặng. Sau khi cướp tài sản ở huyện Đông Anh, Hà Nội, nó trốn đi Hưng Yên, sống lang bạt rồi tiếp tục gây án giết người. Hình ảnh bà mẹ mang nỗi đau bất lực về con cứ ám ảnh tôi mãi...

Tán phát tài liệu kêu gọi lật đổ chế độ, Nguyễn Đan Quế bị tạm giữ

Chiều 27-2-2011, tại trụ sở Công an quận 5, Công an TPHCM đã tổ chức họp báo thông báo chính thức về trường hợp ông Nguyễn Đan Quế (SN 1942, thường trú tại 104/20 Nguyễn Trãi phường 3 quận 5) vừa bị khám xét và tạm giữ hành chính. Trung tá Nguyễn Sĩ Quang, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Công an TPHCM, cho biết: Qua tin báo của quần chúng, lúc 13 giờ ngày 26-2-2011, Cơ quan An ninh Điều tra Công an TPHCM đã phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Đan Quế đang lưu giữ, tán phát tài liệu có nội dung kêu gọi lật đổ chế độ.

Phá đường dây làm giả giấy tờ, tiêu thụ xe gian

Huân làm giả giấy tờ xe rồi tiêu thụ xe gian. Ngoài ra, anh ta còn làm giả bằng đại học và nhiều giấy phép lái xe ôtô.

Công an huyện Yên Thủy đẩy mạnh việc “Làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong 4 năm qua (2007- 2010), Đảng bộ Công an huyện Yên Thủy đã tổ chức nhiều hoạt động làm cho CVĐ từng bước trở thành nếp sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ, thu hút được 100% đảng viên, cán bộ chiến sỹ tham gia.

Thu hồi, xử lý 850kg đạn, vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh

(HBĐT) - Thực hiện Cuộc vận động 50 “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”, các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh đã thường xuyên bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật cho nhiệm vụ SSCĐ, huấn luyện, hội thao, hội thi và các nhiệm vụ đột xuất khác.

Tây Phong đưa pháp luật vào đời sống

(HBĐT) - Xã Tây Phong (Cao Phong) cách trung tâm huyện lỵ 5km, nằm dọc theo quốc lộ 6 lên Tây Bắc, giao thông thuận lợi, KT-XH phát triển ổn định. Toàn xã có trên 1.100 hộ, hơn 5.300 nhân khẩu với 3 dân tộc là Mường, Kinh, Dao cùng chung sống tại 10 thôn, xóm. Xã được chọn làm điểm trong thực hiện Đề án 4 của Chương trình 212 quốc gia về phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục