Những trường hợp vi phạm bị Đội CSGT số 1 CATP Hà Nội gửi thông báo.

Những trường hợp vi phạm bị Đội CSGT số 1 CATP Hà Nội gửi thông báo.

Trung tá Nguyễn Văn Quỹ - Đội CSGT số 1, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) cho biết: Theo thống kê chưa đầy đủ, sau hơn 3 tháng triển khai Thông tư 38/2010 của Bộ Công an, đơn vị này đã gửi hàng ngàn thông báo về các địa phương. Tuy nhiên, mới chỉ có hơn 100 trường hợp phản hồi.

 

Trưa 18/3, mặc dù kim đồng hồ đã nhích dần sang con số 11h nhưng tại Đội CSGT số 1 - Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, lượng người vi phạm giao thông đến xử lý vẫn đông nườm nượp. Hai cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ giải quyết vùi đầu vào từng xấp hồ sơ hầu như không được ngơi tay.

Vừa chìa cho chúng tôi xem một xấp những tờ thông báo, trong đó có cả những thông báo còn tươi dấu mực, Trung tá Nguyễn Văn Quỹ - Đội CSGT số 1, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) cho biết: Theo thống kê chưa đầy đủ, sau hơn 3 tháng triển khai Thông tư 38/2010 của Bộ Công an, đơn vị này đã gửi hàng ngàn thông báo về các địa phương. Tuy nhiên, mới chỉ có hơn 100 trường hợp phản hồi. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp vi phạm khai man địa chỉ học tập, cư trú khiến thông báo không gửi được đúng địa chỉ cần đến.

Theo Trung tá Nguyễn Văn Quỹ, việc khai man địa chỉ học tập, cơ quan công tác của các trường hợp vi phạm là do chủ phương tiện "ngại" bị gửi thông báo về nơi mình theo học, làm việc.

Thực tế đã chứng minh ở một số trường học đã đề ra quy chế xử lý các trường hợp bị lập biên bản, gửi thông báo vi phạm như: hạ hạnh kiểm, đình chỉ học tập trong một thời gian nhất định… nên nhiều trường hợp vi phạm là học sinh, sinh viên khi bị lập biên bản đều khai man nơi mình theo học.

Thống kê của Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội cho thấy, tính đến ngày 10/3, trên địa bàn thành phố đã có 173 trường hợp vi phạm TTATGT là học sinh, sinh viên bị lập biên bản. Trong đó có 151 trường hợp có đủ các căn cứ để gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội để giải quyết xử lý theo thẩm quyền. Và sau đó đã có 96 trường hợp được kiểm tra, xác minh là đúng địa chỉ đã khai khi bị lực lượng CSGT lập biên bản. Những trường hợp này theo đó đã bị các Ban giám hiệu nhà trường ra quyết định xử lý, kỷ luật. Số còn lại không thể xử lý vì các trường hợp này khai man địa chỉ trường theo học…

Tại Đội CSGT số 3, chiều 18/3, có mặt tại nơi đây chúng tôi chứng kiến cảnh hàng chục người vi phạm đang xếp hàng chờ xử lý. Phòng làm thủ tục đông nghịt người nên những người đến sau phải ngồi chờ ngoài sân. Điều đáng nói, trong số này chiếm đa phần là tầng lớp thanh, thiếu niên. Hoàng Mạnh Hùng, nhà ở quận Lê Chân - TP Hải Phòng vi phạm lỗi điều khiển môtô vượt đèn đỏ và bị lực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản xử lý.

Khi chúng tôi hỏi: Có sợ bị gửi thông báo xử lý vi phạm về cơ quan, trường học không? Hùng thản nhiên đáp: "Không anh ạ! Em có ở nhà đi học, đi làm đâu mà sợ", nói rồi anh chàng này lảng sang chỗ khác.

Ở một góc sân khác, ba thanh niên hai nam, một nữ tóc cua ngắn đang túm tụm với nhau chờ đến lượt giải quyết. Khi chúng tôi hỏi đây là lần vi phạm thứ mấy thì cả những người này đều nói rằng đây là lần đầu tiên họ mắc lỗi?!

Những trường hợp xử lý vi phạm và bị gửi thông báo về địa phương đều là các trường hợp vi phạm lỗi nặng. Điển hình như trường hợp của Phạm Bá Tiệp, 24 tuổi, trú tại xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương (Nghệ An) điều khiển xe ôtô BKS 30U-6539 vừa không chấp hành tín hiệu đèn giao thông vừa không mang theo giấy phép lái xe.

Theo Trung tá Nguyễn Văn Tài - Đội trưởng Đội CSGT số 3 thì tính đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã gửi 859 thông báo có liên quan đến xe môtô và 373 trường hợp ôtô vi phạm về nơi cơ trú. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông báo hồi âm trả lời về kết quả xử lý, kiểm điểm tại địa phương.

Ý thức của người tham gia giao thông đang ở mức đáng báo động. Trung tá Nguyễn Văn Tài - Đội trưởng Đội CSGT số 3 cho rằng: Mặc dù mức xử phạt tăng nhưng tình trạng vi phạm vẫn chưa có chiều hướng giảm. Điều đó chứng tỏ ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông đang có vấn đề. Chính vì vậy, bên cạnh kiểm tra, xử lý nghiêm, quyết liệt thì việc gửi thông báo đến nơi cư trú, cơ quan, trường học để những nơi này có các hình thức giám sát người tham gia giao thông là rất quan trọng. Những hành vi vi phạm này được đưa vào các tiêu chí đánh giá quá trình phấn đấu của cá nhân tại cơ quan, trường học và nơi cư trú. Làm được hiệu quả công tác này mới hy vọng tạo ra sự chuyển biến trong ý thức người tham gia giao thông.

                                                                             Theo Báo CAND

 

Các tin khác

Đào Xuân Phúc và Trần Văn Mười, hai trong số các đối tượng gây án.
Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Không có hình ảnh
Các bị cáo nghe tòa tuyên án.

"Chợ đen" ngoại tệ lại âm thầm mọc

Một người có nhu cầu mua USD để trả một món nợ cũ cho biết: Với kiểu mua bán ngoại tệ tại “chợ đen”, chỉ có người mua là chịu thiệt. Ngoài việc phải mua với giá cao, có thể mua phải USD "giả". Tuy nhiên, theo anh này, do không nằm trong diện được ưu tiên để mua USD ở ngân hàng, nên anh đành phải tìm đến các "kênh" này.

Nữ quản giáo luôn tin vào sự chân thành

10 năm làm quản giáo trông coi các phạm nhân nữ, Thượng úy Trần Thị Ngọc Hà (cán bộ quản giáo Trại giam Hoàng Tiến) nói rằng, với những phạm nhân mà chị đã từng tiếp xúc, chị chọn cách yêu thương, chia sẻ và thông cảm với tất cả sự chân thành của mình. Đó luôn là cách giáo dục hiệu quả nhất.

Công an tỉnh Thanh Hóa: Những chuyển biến rõ nét từ cuộc vận động lớn

Thực hiện Cuộc vận động "Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; Xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ" do Bộ Công an phát động, trong những ngày qua ý thức chấp hành điều lệnh CAND của CBCS tại Công an tỉnh Thanh Hoá đã xuất hiện những chuyển biến khá rõ rệt...

Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp

(HBĐT)- Ngày 22/3, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nông sản thực phẩm; tổng kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011. Tham dự hội nghị có hơn 40 đại biểu là chuyên viên chuyên trách quản lý chất lượng của Phòng NN&PTNT các huyện, phòng kinh tế thành phố và đại diện một số cơ sở sản xuất, thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo tốt hậu cần, kỹ thuật cho nhiệm vụ SSCĐ

(HBĐT)- Nhận thức rõ vai trò của công tác hậu cần - kỹ thuật trong đảm bảo cho KVPT tỉnh nên trong những năm qua, công tác này luôn được chú trọng. Ban Hậu cần nhân dân, hậu cần địa phương các cấp thường xuyên được kiện toàn, hoạt động có hiệu quả, phát huy vai trò, kịp thời tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong quy hoạch phát triển KT - XH, gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm kịp thời vật chất, kinh phí cho các nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương, từng bước nâng cao, tăng cường tiềm lực hậu cần trong KVPT tỉnh.

Cần bảo vệ trẻ em trước những người bệnh tâm thần

Hai vụ án với những nạn nhân đều là những trẻ nhỏ và những đối tượng gây án ban đầu đều có dấu hiệu về bệnh thần kinh, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc bảo vệ trẻ nhỏ trước những người có biểu hiện bệnh lý này…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục