Các bị cáo nghe tòa tuyên án.
(HBĐT)- Ngày 23/3, TAND tỉnh đã mở phiên toà sơ thẩm hình sự xét xử các bị cáo Bùi Văn Chung, sinh năm 1979 và Bùi Văn Nịnh, sinh năm 1979, cùng trú tại xã Phú Lương (Lạc Sơn) về tội giết người.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh, năm 2008, trong quá trình làm việc tại Đông Triều - Quảng Ninh, Bùi Văn Chung quen biết và có quan hệ như vợ chồng với chị Triệu Thị Ba, sinh năm 1984, trú tại thôn Khe Sú- Thượng Yên Công- Uông Bí - Quảng Ninh. Ngày 4/1/2010, chị Ba sinh con và đặt tên con là Triệu Gia Bình, khi sinh cháu tại bệnh viện, chị Ba phát hiện mình bị bệnh xã hội, nghĩ mình không có khả năng nuôi con nên đã đưa cháu Bình về gia đình Chung để giao con cho Chung nuôi dưỡng. Ngày 8/2/2010, chị Ba đưa con đến nhà Chung nhưng Chung không có nhà, chị Ba đã để con, một số tư trang của cháu lại cho gia đình Chung. Khoảng 19 giờ cùng ngày, Chung đi chơi về thấy cháu Bình nằm trên võng, Chung biết đó là con của mình với Triệu Thị Ba, Chung gọi điện cho chị Ba nhưng không nghe máy. Lúc đó, Bùi Văn Nịnh, em họ Chung đến chơi, Chung mời Nịnh uống rượu sau đó bảo Nịnh bế hộ đưa bé đi mang trả cho mẹ nó. Khi đi qua ngầm suối Trang- Thượng Cốc (Lạc Sơn) Chung nói với Nịnh “thằng bé này bị bệnh không nuôi được, cho người khác nuôi sợ lây bệnh nên bỏ nó đi thôi”. Nghe Chung nói vậy, Nịnh bảo “thế thì chỉ có vứt xuống suối”. Nịnh đã thực hiện hành vi giết cháu bé rồi quăng xác cháu ra giữa dòng suối. Trên đường về nhà, Nịnh và Chung vứt tư trang của cháu Bình xuống suối. Đến ngày 4/8/2010, Bùi Văn Chung đã đến cơ quan CSĐT (Công an tỉnh) đầu thú, còn Bùi Văn Nịnh bị cơ quan CSĐT (Công an tỉnh) ra lệnh bắt khẩn cấp. Bản giám định pháp y của Phòng KTHS (Công an tỉnh) kết luận nạn nhân chết do chấn thương sọ não kín. Viện KSND tỉnh đã truy tố các bị can ra trước toà đối với các bị can Bùi Văn Chung và Bùi Văn Nịnh về tội giết người theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 93 - Bộ luật Hình sự.
Tại phiên toà sơ thẩm hình sự, các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Áp dụng điểm c, khoản 1, điều 93; điểm c, khoản 1, khoản 2, Điều 46 - Bộ luật Hình sự Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Bùi Văn Chung 19 năm tù, áp dụng điểm c, khoản 1, điều 93; điểm p, khoản 1, Điều 46; Điều 20, Điều 53 Bộ luật Hình sự tuyên phạt Bùi Văn Nịnh 18 năm tù.
P.V
(HBĐT)- Nhận thức rõ vai trò của công tác hậu cần - kỹ thuật trong đảm bảo cho KVPT tỉnh nên trong những năm qua, công tác này luôn được chú trọng. Ban Hậu cần nhân dân, hậu cần địa phương các cấp thường xuyên được kiện toàn, hoạt động có hiệu quả, phát huy vai trò, kịp thời tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong quy hoạch phát triển KT - XH, gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm kịp thời vật chất, kinh phí cho các nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương, từng bước nâng cao, tăng cường tiềm lực hậu cần trong KVPT tỉnh.
Hai vụ án với những nạn nhân đều là những trẻ nhỏ và những đối tượng gây án ban đầu đều có dấu hiệu về bệnh thần kinh, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc bảo vệ trẻ nhỏ trước những người có biểu hiện bệnh lý này…
Tôi gặp chị lần đầu trong đêm chung kết cuộc thi "Dấu cộng duyên dáng". Đêm hôm đó, chị đã đăng quang ngôi vị "hoa hậu", với chiếc vương miện dành cho người thắng cuộc. Tôi nhớ đêm ấy chị đã khóc rất nhiều. Chồng chị cũng đứng bên cạnh, trên tay bế đứa con. Anh đã ôm lấy chị và lặng lẽ khóc. Có lẽ khi đó họ đang cùng nhau hồi tưởng lại tất cả những năm tháng đã qua, những năm tháng họ đã sống bên nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn để tìm lại hạnh phúc.
Có lần, nghe tin ở vùng quê mà các con sơ tán bị máy bay Mỹ bắn phá, không quản đêm hôm, Đại tá Phạm Văn Các đạp xe về. Thấy các con vẫn bình yên, ông lại đạp xe về cơ quan để sáng mai kịp giờ lên lớp.
(HBĐT)- Nằm ở cửa ngõ của tỉnh lại tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, đây vừa là yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự phát triển KT – XH của Lương Sơn nhưng đồng thời cũng khiến cho huyện phải chịu nhiều tác động tiêu cực, phát sinh tệ nạn xã hội. Điều đặc biệt, dân cư một số xã của huyện lại sống đan xen hoặc giáp ranh với huyện Chương Mỹ, Thạch Thất (Hà Nội) gây nhiều khó khăn cho kiểm tra, quản lý.
Thanh "đô la" và Giang "nghiện" như một cặp bài trùng nổi tiếng ở "thị tứ vàng" (huyện Đakrông, Quảng Trị). Sự lọc lõi, mánh khoé có thể Giang hơn Thanh, song chưa bao giờ Giang để Thanh chịu thiệt trong làm ăn. Bởi gã biết có như vậy mới tồn tại được nơi đất khách quê người...