Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ rõ, tiến độ xử lý như vừa qua là quá chậm, vẫn còn 101 cơ sở chưa xử lý xong, có đến 6 địa phương trong cả nước chưa hoàn thành nhiệm vụ này, cần tự kiểm điểm, khắc phục.

 

Nhằm tháo gỡ những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2/4, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ TN&MT đã tổ chức cuộc họp trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố. Cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì, với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bùi Cách Tuyến cho biết, đến thời điểm này, đã có 338/439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong toàn quốc hoàn thành các biện pháp xử lý. Nhưng đáng lo ngại, qua rà soát, trên địa bàn cả nước đã phát hiện thêm 3.856 cơ sở khác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Với mục tiêu đến 2020, không còn cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, để giải quyết triệt để 101/439 cơ sở hiện đang còn vướng mắc, Bộ TN&MT đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, tích cực tìm kiếm đa dạng hóa các nguồn vốn cho công tác này; thúc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự trợ giúp của nước ngoài về tài chính và công nghệ trong quá trình xử lý.

Bộ TN&MT cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64 trước ngày 31/12/2011.

Liên quan đến công tác tuyên truyền, Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh cho rằng, đối với các vấn đề về môi trường, khi những cơ quan thông tấn báo chí đưa tin thì các cơ quan quản lý Nhà nước kể cả bộ, ngành Trung ương hay địa phương đều phải có phản hồi. Có như vậy thì truyền thông về môi trường mới đạt hiệu quả cao.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng này chính là bản "danh sách đen" cần tập trung giải quyết dứt điểm.

Phó Thủ tướng cho rằng, kết quả sau 8 năm qua đã bước đầu hình thành được chính sách, cơ chế, có tác dụng răn đe các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm, đồng thời nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường.

Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, tiến độ xử lý như vừa qua là quá chậm, vẫn còn 101 cơ sở chưa xử lý xong, có đến 6 địa phương trong cả nước chưa hoàn thành nhiệm vụ này, cần tự kiểm điểm, khắc phục. Đặc biệt, công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường vẫn còn chưa đồng bộ, nhất là trong việc phối hợp, giải quyết; việc thanh kiểm tra, giám sát các cấp chưa tốt, vẫn để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm mới. Phó Thủ tướng lưu ý các địa phương cần lắng nghe các giải pháp của doanh nghiệp để cùng phối hợp tháo gỡ, coi đây là trách nhiệm của cả chính quyền lẫn doanh nghiệp.

                                                                            Theo Báo CAND

 

Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục