Trước đây dòng nước sông Chàng (Thanh Hóa) trong xanh, nhưng từ khi nạn khai thác vàng xuất hiện, thì trở nên đục ngầu, đỏ quạch, đến cá cũng chết. Nhưng đáng báo động là nhiều thanh niên trong các bản cũng bỏ bê việc đồng áng để tham gia đào đãi vàng, thay vì giúp bà con phản đối và ngăn chặn tình trạng đó.
Suốt một thời gian dài, khắp vùng núi đồi, khe suối dọc theo thượng nguồn con sông Chàng chảy qua các bản Ná Cà 1, Ná Cà 2, Thanh Nhân và Lâu Quán (thuộc xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, Thanh Hóa) ồn ào, nhộn nhịp như một công trường xây dựng. Rất nhiều người dân tứ xứ tóc tai bù xù, mặt mũi bặm trợn ùn ùn kéo đến, mang theo đủ thứ lỉnh kỉnh đồ nghề như máy móc, cuốc xẻng, xô chậu, máy bơm…, đêm ngày đào xới, khoan đục vào lòng đất. Họ đến để tìm vàng trái phép. Tình trạng khai thác vàng trái phép tại xã Thanh Quân, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hoá) diễn ra rầm rộ trong thời gian khá dài vừa qua, không phải chính quyền địa phương không biết. Ông Vi Hồng Long, Chủ tịch UBND xã Thanh Quân khẳng định địa phương có biết, nhưng đó chỉ là những điểm nhỏ lẻ chưa đến mức báo động. "Lúc nông nhàn, bà con không bận bịu việc đồng áng, nên một vài người trong làng mang rổ, rá, cuốc, xẻng ra khe suối đào, đãi thủ công để kiếm tiền sống qua ngày. Mỗi ngày chỉ thu nhập chừng vài chục nghìn đồng thôi. Không có việc khai thác vàng quy mô lớn, bừa bãi tàn hại môi trường. Mà sự việc cũng mới chỉ xuất hiện gần đây. Mấy hôm trước, có một nhóm người đến địa phương cư trú bất hợp pháp để thăm dò, đào đãi vàng, chúng tôi đã cử Ban Công an xã đến giải quyết và trục xuất họ khỏi địa phương"- ông Vi Hồng Long cho biết.
Nhiều nông dân Thanh Quân cũng đang dần biến thành "vàng tặc".
Tuy nhiên, thực tế buồn hơn nhiều so với những lời trấn an của vị Chủ tịch xã. Hiện trạng tàn phá ở các bãi vàng Thanh Quân rất đáng báo động. Tại bản Ná Cà 1, xã Thanh Quân, hàng trăm chiếc hố lớn đã được đào bới nham nhở, nằm lộ thiên há miệng vàng khè, toang hoác. Các hố khai thác này không chỉ là sườn đồi, ven khe suối, mà ngang nhiên xâm lấn ở giữa ruộng đất trồng lúa, ao vườn của bà con nông dân. Cứ chỗ nào thuận mắt, đám đào vàng trái phép này lại hăm hở băm chặt, xới tung lên để tìm vàng.
Ngay cả khu đất tương đối bằng phẳng cận kề lớp học của khu lẻ Ná Cà 1 thuộc Trường Mầm non Thanh Quân cũng đã bị đào xới không thương tiếc. Và quy mô của "công trường" cũng lớn hơn nhiều, với hàng loạt lều lán ồn ã tiếng "công nhân", trang bị công cụ, máy móc rất hiện đại, như ôtô, máy xúc… Mỗi ngày, âm thanh náo nhiệt của khu khai thác vàng vọng đến trụ sở UBND xã Thanh Quân cách xa chưa đầy 1km. Sự việc diễn ra ngay cạnh trục đường lớn, giữa thanh thiên bạch nhật, không thể nói là người dân và lãnh đạo địa phương không biết.
Khai thác vàng trái phép tại bản Ná Cà 1 (xã Thanh Quân). |
Một người dân xưng tên là Vi Văn T., ở bản Ná Cà 1, khẳng định: "Đám người đào vàng trái phép ở đây lao động hăng hái lắm, tiếng máy móc ầm ầm suốt ngày thâu đêm đinh tai nhức óc không ngủ được. Họ đem cả máy xúc đến đào xới, rồi đưa ôtô vào chở đất cát đi. Giá họ là những người đến giúp dân bản làm đường dựng trường thì tốt biết mấy, chứ toàn phá hoại thôi.
Trước đây dòng nước sông Chàng trong xanh, nhưng từ khi nạn khai thác vàng xuất hiện, thì trở nên đục ngầu, đỏ quạch, đến cá cũng chết. Do xâm hại vào lúa và hoa màu, dân làng chúng tôi cũng nhiều lần tập hợp kéo đến bãi vàng phản đối, đuổi đám người này đi. Nhưng sự việc đâu vẫn cứ đó, như bắt cóc bỏ đĩa, thậm chí mỗi ngày chúng một lộng hành hơn".
Những tác động tiêu cực về xã hội và môi trường do nạn đào đãi vàng trái phép ở xã Thanh Quân đã bộc lộ rõ. Sự xuất hiện đông đảo và không có sự kiểm soát về nhân thân, chế độ tạm trú tạm vắng, khiến nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện. Nạn cờ bạc, rượu chè, đánh nhau, tranh cướp… gây mất trật tự thôn bản, xóm giềng. Những người đến Thanh Quân khai thác vàng trái phép chủ yếu là các nhóm người đến từ Nghệ An,
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Dương Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân thừa nhận, tình trạng khai thác vàng trái phép tại xã Thanh Quân là có thật, và tồn tại nhức nhối như một ung nhọt tại địa phương từ nhiều năm qua.
Sau khi nêu rất nhiều lý do khiến việc xử lý chưa thực sự kiên quyết, hiệu quả, ông Mạnh khẳng định: "Hiện nay tỉnh Thanh Hóa chưa cấp phép cho bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào vào khai thác vàng sa khoáng ở địa bàn huyện Như Xuân, nên mọi hình thức khai thác tại Thanh Quân đều là bất hợp pháp. Thời gian qua, đặc biệt là dịp cuối năm 2010, đầu năm 2011, cơ quan chức năng huyện cũng đã làm gắt gao, nhưng chưa thể dứt điểm được. Huyện đang chỉ đạo lực lượng Công an tập trung giải quyết và xử lý triệt để. Trong thời gian sớm nhất, chúng tôi sẽ dẹp bỏ những điểm khai thác vàng trái phép nêu trên, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân địa phương"
Theo Báo CAND
Đối tượng trộm bị chủ nhà phát hiện bắt quả tang, trong tình thế khó thoát, đối tượng đã nổ súng để uy hiếp chủ nhà rồi thoát thân.
Kế hoạch chuốc thuốc mê người tình “đại gia” đồng tính để cướp tiền bị “phá sản”, nhóm thanh niên phân công nhau sát hại dã man nạn nhân nhưng chỉ lấy được số bạc ít ỏi.
(HBĐT) - Đề án số 03 ngày 14/1/2010 của Tỉnh ủy về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN hai xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) và Phương án số 592/C11 (C17) ngày 5/3/2010 của Bộ Công an về giải quyết triệt để tình hình phức tạp về tội phạm và TTATXH tại địa bàn 3 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) và Loóng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã được Ban Chỉ đạo của tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực hiện bằng các kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn của đề án, phương án.
(HBĐT) - Ngày 22/4, Hội LHPN tỉnh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thực hiện NQLT số 01 của TW Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”. tại xã Hang Kia ( huyên Mai Châu).
(HBĐT) - “Gói thầu thi công nút giao đường vào khu sinh thái Suối Khang, công trình hoàn trả và kè tại Km 70+93 – Km 71+030, dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Hoà Bình – Sơn La” đoạn đi qua địa bàn phường Chăm Mát – thành phố Hoà Bình được khởi công từ cuối năm 2010. Công trình đang có những ảnh hưởng đến tình hình giao thông trên địa bàn.
Với tính toán 260.000 tỷ đồng, tương đương gần 13 tỷ USD, Hà Nội đang cố gắng tìm ra một giải pháp tổng thể để khắc phục tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông như hiện nay. Tuy nhiên, để giải được bài toán đã tồn tại nhiều năm nay, không chỉ cần có tiền và thời gian...