Hà Nội tập trung mọi nguồn lực

Hà Nội tập trung mọi nguồn lực "gỡ rối" giao thông.

Với tính toán 260.000 tỷ đồng, tương đương gần 13 tỷ USD, Hà Nội đang cố gắng tìm ra một giải pháp tổng thể để khắc phục tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông như hiện nay. Tuy nhiên, để giải được bài toán đã tồn tại nhiều năm nay, không chỉ cần có tiền và thời gian...

Hoàn chỉnh hàng loạt tuyến đường vành đai

Trong đề án trình UBND TP Hà Nội về kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị đến năm 2015, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã tính toán rằng, trong 5 năm tới (đến năm 2015), Hà Nội cần gần 260.000 tỷ đồng, tương đương 12,9 tỷ USD để phát triển giao thông, giải quyết ùn tắc. Thành phố dự kiến xây hàng chục bãi đỗ xe cao tầng, lắp ghép và ngầm trong nội đô. 102.000 tỷ đồng từ nguồn vốn này sẽ "rót" cho các tuyến đường vành đai, trong khi các trục chính đô thị dự kiến ngốn 50.000 tỷ đồng.

Trong kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ của Hà Nội 5 năm tới (2011-2015), thành phố đặt mục tiêu ưu tiên hoàn chỉnh các tuyến vành đai 2, vành đai 3 theo hướng một phần đi trên cao. Đặc biệt đoạn tuyến vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến cầu Nhật Tân sẽ được tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành nhằm tạo được tuyến vành đai hoàn chỉnh để điều tiết và hạn chế ùn tắc giao thông cho nội đô, Ngoài ra, tuyến vành đai 1 sẽ được xây dựng hoàn chỉnh các đoạn còn dang dở; triển khai vành đai 4 đoạn quốc lộ 32 - quốc lộ 6 và quốc lộ 6 - quốc lộ 1; cải tạo các trục hướng tâm như các quốc lộ 1A, 6, 32 và trục Tây Thăng Long...

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, các "trọng điểm" khác cũng được xem xét như triển khai đầu tư trước đoạn vành đai 4 từ quốc lộ 32 - quốc lộ 6, quốc lộ 6 - quốc lộ 1. Cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm như quốc lộ 1A cũ từ Văn Điển - Cầu Giẽ, quốc lộ 6 từ Ba La - Xuân Mai, quốc lộ 3 cũ…

Một số trục đô thị quan trọng được xác định đầu tư: Ô Chợ Dừa - Voi phục, Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái (vành đai 1), hoàn thành tuyến Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng, tuyến Văn Cao - Hồ Tây, mở mới tuyến Tôn Thất Tùng - vành đai 3 - vành đai 3,5… Một số nút giao thông quan trọng khác cũng được đầu tư như: nút giao đường vành đai 2 với Trần Duy Hưng, Láng Hạ, nút giao Cầu Chui, nút giao Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ, nút Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch…

Quan điểm của Sở GTVT là trong khi các dự án đường sắt vẫn chưa hoàn thành, 5 năm tới xe buýt vẫn là phương tiện vận tải hành khách công cộng chủ yếu. Hà Nội dự kiến sẽ phát triển xe buýt từ 65 lên 77 tuyến. Trong đó tính tới yếu tố liên thông với các nhà ga đường sắt tương lai. Phát triển thêm 6 điểm trung chuyển buýt (ngoài 2 điểm hiện có) tại Đông Anh, Sơn Tây, Hà Đông. Đồng thời, xây dựng trung tâm điều hành vận tải hành khách công cộng và trung tâm chỉ huy đèn giao thông với quy mô từ 1.000 - 1.200 nút đèn. Lượng khách vận chuyển bằng hệ thống giao thông công cộng sẽ từ 422 triệu lượt khách năm 2011 lên 77 tuyến với sản lượng 777 triệu lượt năm 2015. Dự kiến lượng taxi tăng từ 14.000 xe, vận chuyển khoảng 42 triệu lượt khách/năm lên 20.000 xe với 70 triệu lượt khách/năm.

Đầu tư dàn trải không thể đạt hiệu quả cao

Bên cạnh phát triển giao thông nội đô, trong các năm tới cũng sẽ tập trung phát triển giao thông nông thôn với việc cứng hóa khoảng gần 3.000km đường. Đồng thời xóa bỏ 34 cầu yếu, xây dựng thêm các cầu, hầm qua sông Hồng… Hệ thống giao thông tĩnh cũng được đề cập trong đề án. Một số dự án bãi đỗ xe sẽ được triển khai, ưu tiên xây dựng các bãi đỗ cao tầng, bãi đỗ ngầm có áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm giải quyết tình trạng thiếu bãi đỗ hiện nay. Sở GTVT dự kiến xây dựng khoảng 40 bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ lắp ghép và ngầm trong nội đô.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tăng diện tích các bến, bãi đỗ xe khoảng 300 - 426ha, cải tạo nâng cấp một số bến hiện có, xóa bỏ các bến có vị trí không phù hợp, chuyển đổi công năng một số bến xe tải trong nội thành thành điểm đỗ công cộng.

Với một số vốn khá "khổng lồ", Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Quốc Hùng cho biết, vốn sẽ được huy động từ nhiều kênh khác nhau, như ngân sách Trung ương, thành phố và xã hội hóa. Ngoài ra, cần khai thác và sử dụng lợi thế của quỹ đất đô thị để đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn cho mạng lưới giao thông, hoặc thu phí trên một số tuyến đường huyết mạch. Tuy nhiên, theo đại diện nhiều Sở, ngành, chỉ với thời gian 5 năm và số tiền ngốn tới gần 13 tỷ USD, đề án khó có thể thực hiện được.

Theo ông Nguyễn Văn Dục, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ngành Giao thông cần lường trước mức độ gia tăng dân số, gia tăng phương tiện cá nhân trong những năm tới để đưa ra chi tiêu phù hợp, nếu không sẽ lạc hậu với tốc độ phát triển. Ngoài ra, để hạn chế ùn tắc giao thông, thành phố cần hạn chế xây dựng nhà cao tầng trong thành phố, giãn dân nội thành.

"Bức tranh giao thông Hà Nội 5 năm tới vẫn khó hình dung khi nỗ lực giảm phương tiện cá nhân không hiệu quả. Giao thông công cộng hiện chỉ đáp ứng được 8 - 9% yêu cầu. Đường phố sẽ chưa thể "thông" nếu lúc nào cũng có hàng nghìn hàng vạn ôtô, xe máy cá nhân đang lưu thông", ông Dục phân tích. Ông Dục cũng cho rằng, với mức ngân sách TP như hiện nay, mỗi năm tăng đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có hạ tầng giao thông của Hà Nội hiện mới dao động trong mức 4.000 - 5.000 tỷ đồng. "Nếu như vậy, với tốc độ tăng trưởng của thành phố, giỏi lắm cũng chưa được 100.000 tỷ đồng chứ đừng nói gì 260.000 tỷ đồng trong 5 năm tới, có nhân 5 lần ngân sách cũng không đủ" - ông Dục thẳng thắn.

Đại diện Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lại lo ngại vì mức thời gian thực hiện Đề án ngắn, chỉ có 5 năm trong khi yêu cầu lại cao. "Đưa ra danh mục đầu tư lớn như thế này mà không thực hiện được sẽ mâu thuẫn với thực tế hiện nay khi ta đang chủ trương đầu tư tập trung, tránh dàn trải. Theo tôi, trong 5 năm tới, Hà Nội chỉ nên tập trung làm cho xong hệ thống đường "khung" là 4 đường vành đai", ông Lê Vinh, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nhận xét.

Ông Vinh cũng cho rằng, đến 2015, Hà Nội chưa thể giãn được dân theo định hướng của quy hoạch chung đến 2030. Trong khi đó, hiện tại, Hà Nội đang đặc biệt "tắc" ở khu vực nội thành, cần tập trung "gỡ" khu vực này bằng hệ thống đường "khung".  Đề án này sẽ tiếp tục được lấy ý kiến của các sở, ngành, chuyên gia để báo cáo UBND TP và Thành ủy phê duyệt. Việc cần tăng thêm các bãi đỗ xe ở vành đai 2, 3 để đáp ứng cho phương tiện bên ngoài vào nội thành là cần thiết... Tuy nhiên, làm thế nào để có một giải pháp đồng bộ và khả thi lại không đơn giản như những con số tính toán nằm trên giấy.

 

                                                                                     Theo CAND

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục