Cách đây vài tháng, vùng đệm phía Tây Bắc lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ vẫn còn những cây rừng nguyên sinh được coi là "lá chắn" xanh trong mùa mưa lũ, nhưng bây giờ nhiều khoảnh rừng đã bị đốn hạ trơ trụi, đốt dọn ngổn ngang, thậm chí có nơi đã hóa thành… nương rẫy!
Từ TP Tuy Hòa ngược QL25 hơn 50 cây số rồi ngoặt trái theo con đường đất gần 20 cây số nữa, chúng tôi đến vùng đệm phía Tây Bắc lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ trong nắng trưa như trút lửa. Đứng trước những khoảnh rừng nằm ven vùng quy hoạch lòng hồ thủy điện đã bị tàn phá tan hoang, nhiều người dân địa phương cho biết, cách đây vài tháng khu vực này vẫn còn những cây rừng nguyên sinh được coi là "lá chắn" xanh trong mùa mưa lũ, nhưng bây giờ nhiều khoảnh rừng đã bị đốn hạ trơ trụi, đốt dọn ngổn ngang, thậm chí có nơi đã hóa thành… nương rẫy! Tìm hiểu từ phía người dân, chúng tôi mới biết đối tượng đã huy động nhân lực phá nát những khoảnh rừng nêu trên là ông Nguyễn Thái Đắc (36 tuổi), trú ở xóm Mới, khu phố Tây Hòa, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa. Khu vực rừng bị tàn phá là lô 1, Tiểu khu 220 nằm trong vành đai bảo vệ lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ và thuộc địa giới hành chính xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa. Trong vòng ba tháng qua, ông Đắc liên tục huy động nhân công đến khu vực này công nhiên đốn hạ những vạt rừng xanh, đốt dọn để lấy đất làm nương rẫy. Tiếp chuyện với phóng viên, ông Nguyễn Văn Phăng - Bí thư Đảng ủy xã Suối Trai cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo của người dân vào ngày 14/3, Đảng ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo một tổ công tác đến hiện trường, phát hiện bên cạnh một vạt rừng vừa bị đốn hạ còn tươm nhựa sống của cây xanh là một lán trại kiên cố do chính ông Đắc xây dựng để bám trụ lâu dài, mở rộng diện tích phá rừng làm nương rẫy. Ông Trần Quốc Khánh, kiểm lâm viên Trạm kiểm lâm Thống Nhất thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng (BQL RĐD) Krông Trai phối hợp chính quyền địa phương lập biên bản vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, đồng thời yêu cầu đối tượng vi phạm tháo dỡ lán trại, chấm dứt hành vi phá rừng. Thế nhưng, hơn một tháng sau đó, người dân ở xã Suối Trai phát hiện rừng ở vành đai lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ bị tàn phá trên diện rộng.
Nhiều vạt rừng bị đốn hạ không thương tiếc.
Trong biên bản vi phạm hành chính lập ngày 21/3, tổ công tác phối hợp giữa Trạm kiểm lâm Thống Nhất và xã Suối Trai xác định tổng diện tích rừng bị tàn phá lên tới 53.000m2, trong đó có 17.000m2 biến thành đất rẫy và đã cày xới đất, gieo trồng mè, 36.000m2 còn lại vừa mới đốn hạ cây nhưng chưa đốt dọn. Thêm một biên bản nữa đã được xác lập, nhưng chỉ có hiệu lực… trên giấy. Bởi lẽ những ngày sau đó, ông Đắc vẫn bất chấp pháp luật, huy động nhân công đốt dọn sạch 36.000m2 rừng còn lại rồi khẩn trương cày xới đất trồng sắn mì và dưa lấy hạt. Thậm chí, ông Đắc còn dùng sơn gỗ đánh dấu vào những cây rừng có đường kính lớn để bao chiếm và tạo "lãnh địa" cho riêng mình.
Nghiêm trọng hơn nữa là ngày 25/6, khi tổ công tác phối hợp giữa chính quyền xã Suối Trai và Trạm kiểm lâm Thống Nhất trở lại Tiểu khu 220 mới phát hiện thêm 22.500m2 rừng vành đai lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ đã bị ông Đắc đốn hạ, đốt dọn, nâng tổng diện tích rừng mà ông Đắc đã tàn phá lên tới 75.500m2 với hiện trạng rừng III A1.
Trong cuộc họp chiều 29/6 với sự tham dự của ông Phan Văn Công - Chi cục trưởng Kiểm lâm Phú Yên, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hòa, BQL RĐD Krông Trai cùng Đảng ủy, UBND xã Suối Trai đã xác định hành vi phá rừng làm nương rẫy là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, hậu quả thiệt hại lớn cần phải kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật về hình sự.
Tại cuộc họp này, ông Ma Hoan - Phó Bí thư Đảng ủy xã Suối Trai bày tỏ: "Trước đây, đã có hai người dân địa phương là Ksor H'Chai và Ksor Yhăng phá rừng làm nương rẫy với diện tích vài ngàn mét vuông, nhưng đã bị truy tố, xét xử. Do đó trường hợp ông Đắc cũng phải xử lý thật nghiêm minh mới đủ tác dụng giáo dục, đấu tranh ngăn chặn nạn phá rừng lấy đất làm nương rẫy".
Được biết, sáng 4/7, một đoàn công tác phối hợp giữa UBND, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hòa; BQL RĐD Krông Trai, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên và Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã đi kiểm tra thực tế hiện trường để xác định diện tích rừng đã bị tàn phá thuộc địa bàn vùng quy hoạch thủy điện do Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hòa hay BQL rừng đặc dụng Krông Trai đảm trách.
Vấn đề dư luận đặt ra là vì sao đến thời điểm này các cơ quan chức trách vẫn còn lúng túng trong việc xác định trách nhiệm quản lý rừng khi mà Báo cáo số 03/BC-KL ngày 27/6 của Trạm kiểm lâm Thống Nhất gửi BQL RĐD Krông Trai đã xác định đó là lô 1, 2 thuộc khoảnh 6, Tiểu khu 220? Vì sao các biện pháp kiên quyết không được triển khai ngay từ khi mới phát hiện mà để cho ông Nguyễn Thái Đắc lộng hành, liên tục tái phạm và đã tàn phá tới 75.500m2 rừng?
Mặt khác, ngoài việc xử lý nghiêm minh hành vi sai phạm của ông Đắc theo quy định pháp luật, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hòa, BQL rừng đặc dụng Krông Trai và chính quyền địa phương cần có tăng cường phối hợp đồng bộ để nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng
Theo Báo CAND
Là đơn vị mới thành lập, tuổi đời chưa tròn con số 1, thế nhưng với 14 cán bộ, chiến sỹ, Phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Bắc Giang (PC52 Bắc Giang) đã vận động đầu thú được 33 đối tượng truy nã trong đó có 7 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011.
Trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp thì tình trạng hàng giả, hàng nhái… không những không giảm mà đang ngày càng gia tăng khiến tình hình thị trường càng thêm rối ren. Hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng, hiện không chỉ được bán tràn lan ngoài thị trường mà cũng đã đi vào các trung tâm thương mại ngày càng nhiều.
(HBĐT) - Hiện nay, trong toàn tỉnh có 7.356 NCT là đảng viên, 3.124 người có công, 11.409 cán bộ hưu trí, 7.144 CCB, 14.065 người tham gia trong công tác đoàn thể. Bằng uy tín và kinh nghiệm của hàng trăm, ngàn hội viên người cao tuổi tham gia công tác ANTT đã và đang góp phần tích cực, có hiệu quả giữ vững ANCT tại địa phương.
(HBĐT) - Vào cuối năm 2008, đầu năm 2009 việc Công ty trồng rừng nguyên liệu Việt Ban (Lương Sơn) liên danh với Công ty Bằng Tân Mai (Tân Lạc) cùng một số doanh nghiệp ngoài tỉnh cử người về 23 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc thu gom giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (GCNQSDĐLN) với lời hứa “Được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để phát triển trồng rừng” đã khiến hàng nghìn hộ dân háo hức và tự nguyện nộp GCNQSDĐLN, thậm chí ở xã Tuân Lộ còn có không ít hộ nộp cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư. Trong đó, riêng xã Ngòi Hoa có 150 GCNQSDĐLN của các hộ dân thuộc 5 xóm Ngòi, Liếm, Bưng, Nẻ, Mu.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2011, lực lượng QLTT tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên thị trường. Kết quả đã tiến hành kiểm tra, xử lý 719 vụ vi phạm hành chính, tịch thu tiền và hàng hóa trị giá trên 1 tỷ đồng.
Học hành ít, ham chơi games, Phúc và Tuấn tìm cách ăn cắp mật khẩu nick chat của nạn nhân rồi giả danh bị hại để lừa bạn bè của họ. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng chục nạn nhân sập bẫy với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Điều đáng nói là, chúng không giỏi về vi tính, không được học hành nhiều nhưng lại lừa được những người có học hành tử tế, thậm chí có địa vị trong xã hội.