Trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp thì tình trạng hàng giả, hàng nhái… không những không giảm mà đang ngày càng gia tăng khiến tình hình thị trường càng thêm rối ren. Hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng, hiện không chỉ được bán tràn lan ngoài thị trường mà cũng đã đi vào các trung tâm thương mại ngày càng nhiều.

Theo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP HCM, từ đầu năm đến nay, tình trạng hàng nhập lậu, hàng cấm… tuồn vào thị trường nội địa vẫn diễn ra khá phổ biến. Các vi phạm mà lực lượng QLTT kiểm tra phát hiện nhiều nhất là buôn bán, vận chuyển, chứa trữ hàng ngoại nhập lậu (662 vụ). Ngoài ra, các loại hàng cấm, giả nhãn hiệu, vi phạm về nhãn hàng hóa… cũng liên tục tăng khiến tình hình thị trường hết sức phức tạp…

Theo nhận định của các Đội QLTT thì hàng nhập lậu phần lớn là hàng tiêu dùng các loại, được vận chuyển từ các tỉnh biên giới miền Bắc, miền Trung và Tây Nam. Số còn lại theo đường nhập khẩu chính ngạch do chủ hàng không khai hoặc khai thấp hơn số lượng thực nhập, hàng xách tay dạng phi mậu dịch...

Hàng nhập lậu nổi cộm nhất trong thời gian qua là mặt hàng điện tử, điện gia dụng… Qua kiểm tra, lực lượng QLTT đã phát hiện, thu giữ 8.800 sản phẩm điện tử, điện gia dụng nhập lậu và hơn 17.000 linh kiện điện tử.

Nguyên liệu dùng để làm mỹ phẩm giả bị lực lượng QLTT phát hiện tại một cơ sở sản xuất mỹ phẩm ở phường Linh Chiểu, Thủ Đức, TP HCM.

Nguy hiểm hơn, đó là những mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng như: thực phẩm các loại, tân dược, đông dược… Tuy nhiên, vì lợi nhuận, các đối tượng đã bất chấp pháp luật để nhập lậu vào thị trường nội địa với số lượng "khủng", không qua kiểm tra, kiểm duyệt của cơ quan chức năng. Như mặt hàng thực phẩm, lực lượng QLTT đã thu giữ gần 40 tấn thì trong đó riêng hàng nhập lậu chiếm đến hơn 26 tấn (như: la hán quả, nấm linh chi, thực phẩm chức năng xuất xứ Trung Quốc…).

Còn với các loại tân dược, đông dược, số lượng hàng vi phạm bị phát hiện, tịch thu chủ yếu cũng là hàng nhập lậu và vi phạm về chất lượng gồm: 65.144 viên, 155 hộp, chai, tân dược và 2.717 sản phẩm đông dược…

Ngoài ra, với mặt hàng đồ chơi trẻ em, một số sản phẩm trong thời gian qua cũng đã có những cảnh báo về nguy cơ nhiễm chất độc hại hay một số loại đồ chơi bạo lực rất nguy hiểm nhưng cũng đã xuất hiện nhan nhản trên thị trường. Trong hơn 13.000 ngàn sản phẩm đồ chơi trẻ em bị cơ quan QLTT thu giữ thì có đến hơn 12.000 sản phẩm là hàng nhập lậu, còn lại là các loại đồ chơi thuộc… hàng cấm.

Trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để đối phó nạn hàng lậu đang diễn ra ngày càng phức tạp thì tình trạng hàng giả, hàng nhái… không những không giảm mà đang ngày càng gia tăng khiến tình hình thị trường càng thêm rối ren. Như hàng giả, riêng lực lượng QLTT phát hiện 312 vụ (tăng 158 vụ so cùng thời điểm năm 2010); hàng vi phạm quy định nhãn hàng hoá là 408 vụ (tăng 26 vụ), hàng cấm 203 vụ (tăng 57 vụ)…

Các đối tượng sản xuất hàng giả cũng sử dụng các thủ đoạn hết sức tinh vi, cơ quan chức năng khó phát hiện được. Điển hình, Đội QLTT 12B kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón tại số nhà 343/1A đường T15 (khu phố 4, phường An Phú Đông, quận 12), phát hiện tại đây đang sản xuất phân bón "dỏm" theo phương thức thủ công bằng cách trộn bột đá với hóa chất để nhuộm màu và ngụy trang bằng một lượng nhỏ phân kali, trộn đều. Sau đó, hỗn hợp này được đóng gói và biến thành "hàng được nhập khẩu từ Nga, cơ sở sản xuất tại TP Cần Thơ". Phân bón "dỏm" này không chỉ tiêu thụ ở các quận, huyện, vùng ven tại TP. HCM mà còn tiêu thụ tại các tỉnh lân cận nhưng không bị phát hiện. Tại hiện trường, lực lượng kiểm tra thu giữ khoảng 14 tấn phân bón thành phẩm và nguyên liệu. Vụ việc đã được chuyển sang cơ quan CSĐT để tiếp tục làm rõ.

Một mặt hàng cũng khiến dư luận và các nhà sản xuất phản ánh nhiều trong thời gian qua và cũng đang bùng phát mạnh đó là mũ bảo hiểm (MBH) "dỏm". Để che mắt các lực lượng kiểm tra, các đối tượng sản xuất MBH "dỏm" thường chọn địa điểm để lắp ráp, sơn MBH là các nhà trọ ở những quận ven và ngoại thành TP HCM. Các loại MBH "sản xuất chui" này không thực hiện các quy chuẩn bắt buộc như: không công bố hợp quy, đăng ký chất lượng sản phẩm… được bán đầy rẫy ngoài thị trường với giá rẻ bèo, chỉ 20 - 25 ngàn/chiếc.

Có thể nói, MBH "dỏm" này chiếm thị phần lớn và đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà sản xuất có thương hiệu. Kiểm tra 31 cơ sở, điểm kinh doanh, sản xuất… lực lượng kiểm tra phát hiện có đến 10 vụ không công bố hợp quy, 5 vụ MBH kém chất lượng… và xử lý hơn 16.000 MBH.

Hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng, hiện không chỉ được bán tràn lan ngoài thị trường mà cũng đã đi vào các trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Vì vậy, việc phối hợp các lực lượng kiểm tra để ngăn chặn, bài trừ "từ gốc" các loại hàng này rất được người tiêu dùng quan tâm. Điều đó không chỉ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng  mà còn bình ổn được thị trường cũng như bảo vệ các nhà sản xuất chân chính

                                                                          Theo Báo CAND

Các tin khác

NCT toàn tỉnh  được lãnh đạo tỉnh tuyên dương tại Hội nghị điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Tuổi cao – gương sáng”.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nguyễn Quý Phúc và Phùng Ngọc Tuấn.

Rèn quân ở "lò" đào tạo Cảnh sát vũ trang

Cả học trò lẫn thầy cô giáo đều phải lăn lộn trên thao trường, khổ luyện để làm chủ các kỹ năng võ thuật, bơi, lặn bí mật, leo trèo… Để cho "ra lò" những thế hệ học trò có năng lực thực thi nhiệm vụ trong các tình huống gay cấn như giải cứu con tin, hỗ trợ phá các tổ chức tội phạm, chống khủng bố…, việc đào tạo phải rất công phu. Đó là những gì mà thầy và trò Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang khổ công luyện đức, rèn tài.

Cần duy trì và nâng cấp hệ thống pháp y trong CAND

Giám định pháp y là một ngành đặc thù, rất độc hại và mang yếu tố đặc thù, riêng pháp y Công an còn phải chịu thêm áp lực về kỷ luật của lực lượng vũ trang rất nghiêm ngặt… Nếu chuyển pháp y Công an ra ngoài lực lượng Công an cho "khách quan" thì có phải chuyển toàn bộ các chuyên ngành giám định kỹ thuật hình sự ra khỏi Công an hay không?

Xóa sổ băng nhóm dùng roi điện gây ra 31 vụ cướp

6 tháng đầu năm 2011, Sáng và đồng bọn thường ép phụ nữ đi xe máy một mình ở các đường vắng, dừng lại, rồi dùng roi điện chích và hành hung cướp xe máy. Chúng đã gây ra 31 vụ cướp tài sản; trong đó thực hiện trót lọt 28 vụ.

“Các anh đã nỗ lực vì nhân dân”

(HBĐT) - Ngày 26/6, trao đổi với chúng tôi, thượng tá Trần Mạnh Hải - Phó Công an thành phố Hòa Bình cho biết: cơ quan điều tra đã khám phá thành công vụ án chiếm đoạt tài sản xảy ra cách đây đúng 1 năm, bắt giữ đối tượng phạm tội và trả lại tài sản cho bị hại.

Thâm nhập "thế giới" của các tài xế container

Nghề lái xe container là nghề vô cùng nguy hiểm bởi chỉ sơ sểnh một chút là gây họa cho người và chính bản thân, nhẹ thì đầu xe cũng bẹp dúm, cả tài lẫn phương tiện "nằm nghiêng" trên mặt đường, nặng là lao xe xuống vực. Hơn nữa, người lái xe còn luôn phải đề phòng bị cướp hàng. Chính vì cần sự "tỉnh táo", nên thứ được các "tài công" tìm đến chính là ma túy.

72 đối tượng trong quán bar KS Sheraton dương tính với ma túy

Kết quả xét nghiệm tử 148 người có nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy tại trụ sở cơ quan CA cho thấy 72 đối tượng dương tính với ma túy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục