"Khi đi vận động bà con không sử dụng, sản xuất và giao nộp súng, nếu không có sự tham gia của các già làng, trưởng bản, công việc sẽ không thuận lợi do nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế. Phải giảng giải để bà con hiểu tàng trữ súng tự chế trong nhà là không đúng phép, là vi phạm luật", Thượng sỹ Đào Ngọc Du, Phụ trách địa bàn xã Chế Chu Nha, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, cho biết.

 

Sử dụng súng tự chế là tập quán lâu đời của đồng bào vùng cao. Nhưng, việc sử dụng súng tự chế đã để lại nhiều hậu quả, tác động lớn đến môi trường, tiêu diệt nhiều loại động vật quý hiếm cần được bảo vệ, dùng súng giải quyết mâu thuẫn cá nhân hay bắn nhầm vào người đi rừng… Bởi vậy công tác vận động người dân tự nguyện giao nộp súng theo chủ trương của Nhà nước phải được thực hiện quyết liệt tại địa phương và kết hợp nhiều yếu tố mới thành công.

Thiếu tá Sùng A Làng, Đội trưởng Đội Công an phụ trách xã, Công an huyện Mù Cang Chải, Yên Bái cho biết, hiện nay, việc thu hồi súng tự chế mới chỉ áp dụng biện pháp tuyên truyền, vận động người dân tự giao nộp súng chứ chưa xử lý nếu họ không giao nộp. Để thu hồi được súng tự chế đang nằm rải rác trong nhân dân, các cán bộ Công an phụ trách xã và Công an xã phải rất nỗ lực từ khâu nắm tình hình phát hiện hộ dân có súng tự chế, từ đó triển khai biện pháp vận động kịp thời.

Súng tự chế được Công an huyện Mù Cang Chải thu từ công tác tuyên truyền, vận động.

Ông Giàng Gà Phùa, Trưởng Công an xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải đã có 30 năm kinh nghiệm làm Công an xã. Ông cũng là người dân tộc Mông, hiểu biết phong tục tập quán, có thuận lợi trong giao tiếp bằng tiếng Mông với người dân địa phương. Lợi thế này đã được ông sử dụng để vận động bà con dân bản, từ việc tác động làm người dân thay đổi nếp suy nghĩ đã hằn sâu, giúp họ hiểu hậu quả của việc sử dụng súng và phổ biến chủ trương thu hồi của Nhà nước.

Phụ trách địa bàn xã Chế Chu Nha, huyện Mù Cang Chải, Thượng sỹ Đào Ngọc Du cũng cho biết, việc vận động bà con giao nộp súng gặp khó khăn chủ yếu là do người dân lại không để súng ở nhà mà thường sử dụng và để ở nương, rẫy. Khi đi vận động bà con không sử dụng, sản xuất và giao nộp súng, nếu không có sự tham gia của các già làng, trưởng bản, công việc sẽ không thuận lợi do nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế.

"Phải giảng giải để bà con hiểu tàng trữ súng tự chế trong nhà là không đúng phép, là vi phạm luật", Thượng sỹ Đào Ngọc Du cho biết. Thời gian qua, Công an huyện và Công an xã cũng đã thu hơn 10 chiếc súng tự chế sử dụng sai mục đích, đồng thời tuyên truyền vận động bà con không được sản xuất cũng như sử dụng súng tự chế.

Theo thống kê của Công an huyện Mù Cang Chải, chỉ trong vòng 3 tháng, từ tháng 4 đến hết tháng 7/2011, trên địa bàn huyện, lực lượng Công an đã vận động, thu hồi được 71 súng tự chế. Trong đó, xã Nậm Có vận động thu hồi được 41 súng. Có được con số đó là nỗ lực không nhỏ của các cán bộ chiến sỹ phụ trách địa bàn và lực lượng Công an xã. Và, kết quả đó thể hiện cuộc vận động thu hồi súng tự chế ở vùng cao cũng đã hợp lòng dân.

 

                                                                          Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nữ trinh sát trẻ và những "vai diễn" xuất sắc bắt sống nhiều trùm ma túy

Khuôn mặt trái xoan, đôi mắt bồ câu đen tròn, thao tác nhanh nhẹn… đó là hình ảnh đầu tiên đọng lại trong tôi về nữ trinh sát trẻ và cũng là duy nhất của Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù mới ra trường và tham gia lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy ít lâu, nhưng nữ trinh sát - Thượng sĩ Đào Thị Phương đã để lại nhiều dấu ấn với hàng chục vụ án khám phá ma túy lớn nhỏ trên địa bàn. Với Phương, mỗi vụ án, chuyên án đều tựa như những bài toán khó mà mình cần phải giải và đưa ra đáp án…

Cuộc săn lùng “thần dược” phòng the giữa lòng Thủ đô

Hà Nội về đêm khá tĩnh, nó khác hẳn sự náo nức, đông đúc lúc ban ngày. Trời tối, mọi hành động, bước đi của con người cũng nhẹ hơn và nhanh hơn. Lấy con xe cà tàng lượn quanh một vòng Hàng Ngang, Hàng Đào… 11h30’ tôi bắt đầu bước vào "con phố sung sướng".

Người nữ quản giáo với việc cảm hóa người lầm lỗi

Gương mặt luôn niềm nở, gần gũi thấu hiểu mọi tâm tình của các phạm nhân, chính sự nhiệt tâm ấy của chị đã thức tỉnh trái tim của nhiều người lầm lỗi. Rồi cũng chính từ tấm lòng vun vén yêu thương ấy của chị, "mầm" hướng thiện đã đến với nhiều người lầm đường, lạc lối. Đó chính là Thượng úy Nguyễn Thị Hải Hòa, Tổ trưởng Tổ giáo dục phân trại 2, Trại giam Cây Cầy (Bộ Công an).

Sửa đổi một số điều về thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính vừa ra Thông tư số 113/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều về thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Theo đó, các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ một triệu đồng/lần trở lên thì áp dụng mức khấu trừ 10% đối với cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế.

Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam”

Thời gian gần đây, sau khi vụ án “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại Công ty Gas Bình Dương (Bidgasco) được đình chỉ điều tra và đặc biệt là đầu tháng 7 năm nay, khi Cục Điều tra hình sự của Viện KSND tối cao tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 cựu sĩ quan thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Tiền Giang để điều tra về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đã dấy lên dư luận liên quan đến tướng Công an Nguyễn Việt Thành.

Một phụ nữ bị đâm trọng thương trước thẩm mỹ viện

Tối 8/8, người dân trong hẻm 413 Lê Văn Sỹ (phường 12, quận 3, TP HCM) bàng hoàng khi chứng kiến một phụ nữ gục ngã trước thẩm mỹ viện Quyên Spa với nhiều nhát dao bị đâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục