Có một công việc để làm, thu nhập ổn định là nhân tố quan trọng để người vừa chấp hành án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Những người từng được đặc xá mà tôi gặp sau đây rất vất vả trong mưu sinh nhưng họ tự hào, mình đang sống có ích.

Những người đặc xá tiến bộ

Bên lề cuộc gặp mặt với người đặc xá tiến bộ tỉnh Bắc Giang diễn ra hồi tháng 7/2010, tôi gặp chị Nguyễn Thị Thái, trú tại phố Châu Giang, thành phố Bắc Giang. Nhìn vẻ tất bật của chị, tôi hiểu phần nào sự vất vả trong cuộc mưu sinh. Năm 2005, chị Thái được đặc xá sau khi thi hành án 8 năm. Chị bảo mình may mắn vì người chồng vẫn một lòng với chị, nuôi 2 con. Chị bị bắt về tội buôn bán trái phép chất ma tuý, án phạt 11 năm 6 tháng.

Ngày toà tuyên án, chị cảm thấy như đất trời sụp đổ dưới chân mình, lo sợ chồng sẽ không cáng đáng nổi hai đứa con. Thế mà vừa nuôi con, anh vừa đều đặn đến Trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng) mỗi tháng thăm vợ. Thương chồng, thương con, chị chú tâm cải tạo.

Ngày 30/4/2005, chị được đặc xá tha tù trước thời hạn. Lúc mới trở về, ngoài niềm vui đoàn tụ với chồng con, chị còn một nỗi lo rất lớn. Đó là lo tìm một công việc để mưu sinh. Tuổi của chị không còn hợp với việc bốc vác nữa, buôn bán thì không có vốn. Thế nên, bước đầu chị cùng chồng đạp xích lô chở hàng.

Rồi chị học được cách làm vịt nướng nên cùng người con trai cả ra ngã ba Dân Chủ bán hàng. Sự nỗ lực của chị được chính quyền địa phương, bà con khối phố ghi nhận. Khi được mời đến tham dự cuộc gặp mặt những người đặc xá tiến bộ, chị rất cảm động. Tại đây, chị gặp lại những người từng sai lầm giống mình, cùng nghe mọi người chia sẻ về cuộc sống hiện tại và thấy vui khi sự tiến bộ của mình được ghi nhận.

Anh Trần Đình Nam, 40 tuổi, trú tại xã Bích Sơn, huyện Việt Yên được đặc xá năm 2002. Chỉ vì một phút bốc đồng mà anh cùng 5 người bạn rơi vào cảnh tù tội. Đó là một ngày hè năm 1999, sau trận đá bóng giải cấp... thôn, mọi người cùng tham dự một buổi liên hoan. Tàn cuộc, 6 thành viên đội bóng lâng lâng vì rượu rủ nhau ra đồng cá của một người trong bọn uống tiếp. Thế nhưng khi ra cánh đồng, họ không đến ao của người trong nhóm bắt cá mà lại vào cái ao khác. Sau khi bắt được mấy con cá trắm thì chủ ao cá này đến. Hai bên giằng co, ẩu đả và các “cầu thủ làng” với sự hỗ trợ của ma men đã thắng. Thế là cả bọn đem cá về nấu lên và uống rượu tiếp. “Có người hôm đó say đến mức chẳng biết con cá được nấu chín bằng cách gì nhưng cũng bị bắt tất”, anh Nam nói. Cơ quan Công an sau đó đã làm rõ hành vi cướp tài sản có tổ chức của 6 “cầu thủ làng” này. Anh Nam tham gia... tích cực nên nhận bản án nặng nhất là 5 năm tù giam, những người còn lại kẻ 4 năm, người 3 năm.

“Đúng là sai một ly, đi một dặm. Tôi tạm giam được 19 ngày thì vợ đẻ con”, anh Nam cười chua xót. May mắn là vợ anh Nam đã tần tảo nuôi hai con, thăm nuôi chồng. Do cải tạo tốt nên anh Nam được đặc xá, tha tù trước 24 tháng. Ngày xum họp, bà con làng xóm đến chia vui rất nhiều. Trong mắt họ đầy sự tiếc nuối cho hành vi bồng bột của anh và động viên anh rất nhiều. Có lẽ vì thế mà anh Nam hoà nhập cộng đồng rất nhanh.

“Cần câu cơm” cho người được đặc xá

Tiếp xúc với những người được đặc xá, tha tù trước thời hạn đang tập hợp nhau thành “lớp Phú Sơn 4”, tôi càng thấy rõ hơn nỗ lực của họ trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Có một công việc ổn định, có thu nhập là mong muốn của tất cả những người vừa trút bỏ bộ quần áo đồng phục của trại giam. Mong ước tưởng như giản đơn ấy lại không dễ thực hiện bởi cái mác “đi tù về” khiến họ bị mặc cảm, bị kỳ thị.

Việc những người từng “đi trại” thành lập các tổ, nhóm rồi giúp đỡ những người vừa thi hành án xong rất hữu ích. Tôi được biết, có khá nhiều người được đặc xá khá thành đạt trong kinh doanh, sản xuất và họ sẵn sàng nhận những người vừa được hưởng khoan hồng của nhà nước như bố trí công việc, tư vấn, giúp đỡ tiền bạc, động viên tinh thần.

“Triển khai một số biện pháp tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù” thể hiện sự quan tâm của Ban giám thị Trại giam Phú Sơn 4 đối với những người “học trò” của mình sau khi họ rời “trường”. Việc các trại giam chú trọng đến công tác dạy nghề, hướng nghiệp, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng là cách để tạo “cần câu cơm” cho người chấp hành xong án phạt tù.

Phạm nhân học nghề tại Trại giam Phú Sơn.

Tôi còn nhớ anh Tuấn (đổi tên do yêu cầu nhân vật), một người đồng niên với mình quê ở Đông Anh, Hà Nội tâm sự rằng, “7 năm chấp hành án ở Trại giam Phú Sơn 4, học được nghề cơ khí ở đội 34, phân trại K1 đã giúp tôi trở thành người thợ lành nghề”. Bỏ dở ước mơ vào Đại học Bách Khoa, khoa Cơ khí, Tuấn vào trại giam khi mới 17 tuổi. Thay vì học 5 năm ở bậc đại học, Tuấn được những người thầy đặc biệt ở trại giam dạy nghề trong 7 năm. Trở về, anh tự tin thành lập công ty TNHH chuyên về cơ khí, tiếp tục học hết THPT và học Đại học Kinh tế quốc dân. Tuấn đã không bỏ phí những ngày đi thi hành án phạt tù mà coi đó như một trường học - trường học tôi luyện cho người ta ý chí. “Cần câu cơm” do chính anh học được từ những người thầy trong môi trường trại giam.

Ngày 2/9 tới đây, sẽ có hàng trăm phạm nhân được đặc xá, tha tù trước thời hạn. Giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, trở thành những công dân hữu ích là trách nhiệm của chính quyền địa phương, của gia đình và chính bản thân họ. Tôi gặp chị Thu Huyền, người vợ của một phạm nhân được đặc xá năm 2009.

Qua câu chuyện của chị, tôi biết rằng sự tin yêu của người thân, sự giúp đỡ của cộng đồng là những yếu tố rất quan trọng để chồng chị bớt mặc cảm, chăm chỉ làm ăn khi trở về. Nhìn dòng chữ “my love forever Thu Huyền” (tạm dịch là: Thu Huyền mãi mãi là tình yêu của tôi) trên cánh tay gân guốc của anh Đ., chồng chị Huyền, tôi biết rằng sự tin yêu của vợ rất quan trọng để anh làm lại cuộc đời. Gia đình, xã hội hãy sát cánh cùng người được đặc xá để họ sớm hòa nhập cộng đồng

 

                                                                              Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hội ND huyện Cao Phong thường xuyên phối hợp tổ chức các buổi giao lưu, tuyên truyền về TNXH để nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lao Bảo “nóng” vì ma túy

Chưa đầy 4 năm trở lại đây, số người nghiện ma túy ở thị trấn cửa khẩu Lao Bảo (huyện Hướng Hóa - Quảng Trị) tăng chóng mặt, từ gần 100 đã lên gần 500 người

Công an huyện Mai Châu tăng cường đảm bảo ANTT trên địa bàn

(HBĐT) - Thượng tá Hà Thiếu Uýnh, Phó công an huyện Mai Châu cho biết: Nhằm giữ vững ANTT, tạo môi trường an toàn, lành mạnh để phát triển KT-XH, Công an huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ” phát động phong trào thi đua “Vì an ninh tổ quốc”, CAND học tập thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, tăng cường quản lý CBCS theo chế độ 5 quản.

Tưng bừng ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

(HBĐT) - Năm nay là năm thứ 6 thực hiện Quyết định số 521 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 19/8 hàng năm là ngày “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Từ trung tuần tháng 8, các cơ quan chức năng liên tục nhận được sự mời của các đơn vị từ Đà Bắc, một huyện vùng cao, đất rộng, mật độ dân cư còn thưa, đường sá chưa thuận lợi nhưng Ban chỉ đạo huyện đã vận dụng làm điểm tổ chức lễ hội tại xã Yên Hòa làm trung tâm cho 9 xã lân cận, điểm phía tây nam lấy Toàn Sơn làm trung tâm.

Vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích: Tiễn đưa những người xấu số về nơi an nghỉ cuối cùng

14h30' ngày 25/8, dưới cái nắng rát bỏng nhưng hàng trăm người dân ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đã đến tiễn đưa những người xấu số trong gia đình anh Trịnh Văn Ngọc, chị Đinh Thị Chín và cô con gái nhỏ mới 18 tháng tuổi của anh chị về nơi an nghỉ cuối cùng. Nước mắt không ngừng rơi trên khuôn mặt những người đưa đám, xót thương cho những người không may thiệt mạng vì sự tàn ác của bọn tội phạm.

Ngăn chặn hành vi "dùng nhục hình"

Chỉ trong một thời gian ngắn, Cơ quan điều tra - Viện KSND tối cao đã khởi tố về tội “dùng nhục hình” đối với 3 sĩ quan Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Trợ giúp pháp lý lưu động cho 303 đối tượng chính sách huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Từ ngày 23 – 26/8, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh phối hợp với Chi nhánh TGPL số 4 và phòng Tư pháp huyện Lạc Sơn đã tổ chức đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại 4 xã: Miền Đồi, Tân Lập, Tuân Đạo, Quý Hòa cho 303 đối tượng là người nghèo, người có công, người già, trẻ em, người dân tộc thiểu số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục