Lễ đâm trâu mừng nhà mới của đồng bào Giẻ Triêng vừa diễn ra ở Làng văn hoá du lịch (LVHDL) các dân tộc VN tại Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội). Đồng bào phấn khởi vì đã có một không gian của dân tộc mình tại Hà Nội để gửi gắm tâm hồn, nhưng không phải không còn có đôi chút băn khoăn.

Chung vui

25 đồng bào dân tộc Giẻ Triêng cùng 25 đồng bào dân tộc Xê Đăng từ tỉnh Kon Tum đã ra Hà Nội từ ngày 15.8. Tại đây, đồng bào thực hành các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, lao động sản xuất, biểu diễn văn nghệ truyền thống tại khu làng dân tộc mình mới được xây dựng. Sáng 27.8, mừng đón ngôi nhà rông mới hoàn thành, đồng bào Giẻ Triêng tổ chức lễ đâm trâu, mời 25 đồng bào Xê Đăng chung vui (ảnh). Nghi lễ thiêng liêng được tổ chức khá sinh động, thu hút quan tâm của nhiều bà con vùng lân cận LVHDL.

Anh A Phổ ở làng Đăk Gô, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei trong đội hình chơi chiêng 12 chiếc của người Giẻ Triêng cho biết: Không chỉ sau khi dựng nhà rông, mà mỗi gia đình khi dựng xong nhà nếu có điều kiện cũng tổ chức lễ đâm trâu. Chúng tôi chơi chiêng, múa và hú hét, đi vòng quanh bãi buộc trâu, sau đó đâm trâu bằng mác, xẻ thịt, chia cho dân làng. Cũng theo anh Phổ, sinh hoạt văn nghệ được tổ chức nhân nhiều dịp như năm mới, mừng lúa mới... Khi có người chết, đồng bào cũng chơi chiêng và với mỗi sự kiện như vậy đều có những bài chiêng phù hợp.

Được mời tham dự, bà con Xê Đăng phấn khởi, mặc dù nghi lễ đâm trâu đã không tiếp tục duy trì trong cộng đồng Xê Đăng từ lâu. Anh A Béo sinh năm 1972, người làng Đăk Rô Gia, xã Đăk Trâm, huyện Đăk Tô, cho biết: Chúng tôi chưa từng dự những lễ đâm trâu như thế. Hôm 20.8 chúng tôi cũng đã tổ chức lễ ăn mừng lúa mới tại đây. Nhưng người Xê Đăng nay làm thịt lợn hoặc trâu theo cách thông thường.

Sáng 27.8, sau nghi lễ đâm trâu, đồng bào đã quây quần trong nhà rông, mời nhau uống rượu cần, ăn xôi và nhảy múa sôi nổi...

Chút băn khoăn

Nhưng đâu đó không khỏi còn đôi điều băn khoăn của đồng bào, những người được coi là chủ thể văn hoá, sẽ định kỳ thực hiện duy trì đời sống sinh hoạt, sản xuất tại LVHDL các dân tộc. Chia sẻ về sự mai một vốn cổ trong cộng đồng mình, nghệ nhân Giẻ Triêng A Nghi (56 tuổi) nói: Các bài chiêng thì lứa tôi bây giờ có bài biết, bài không. Nghe tiếng thì có thể biết, nhưng chưa chắc đã chơi được. Những người trẻ hơn tôi cho đến lứa thanh niên thì biết ít hơn. Có anh biết nhiều, nhưng có anh chỉ biết 5 bài, 1 bài.

Ngay cả những ngôi nhà được dựng lên tại LVHDL, theo một số ý kiến nhận xét vẫn chưa thật đúng với mẫu truyền thống. Anh A Phổ nói: Nhà nhỏ để ngủ, nấu ăn thì đúng như trong kia chúng tôi ở. Nhưng ngôi nhà rông này hình thì giống, còn ở trong thừa đến 4 chiếc xà ngang. Theo anh Phổ, thông thường mỗi xà ngang đó phải dựng với 2 cột dọc, còn ở đây lại không. Tấm liếp quây quanh nhà thường đan chéo chứ không đan dọc – ngang và phải quay mặt đan vào trong chứ không quay ra ngoài như ở ngôi nhà mới này.

Và ngay cả nhà rông Xê Đăng đã làm xong thời gian trước cũng không đạt được yêu cầu. Anh A Béo nói: Nhà ở thì giống, nhưng nhà rông thì sai cả, cột thì phải 4 chiếc chứ không được 3 và mái thì không được cao thế! Được biết, đồng bào Xê Đăng cũng vừa làm xong một chiếc nhà rông tại địa phương và đã góp ý với Ban quản lý LVHDL, nếu có điều kiện, nên cho cả làng ra làm lại.

Trong rất nhiều công tác khác nhau khi xây dựng, vận hành LVHDL, thì sự chân thực, trung thành với bản sắc văn hoá các dân tộc luôn phải được đặt lên hàng đầu. Đó là nội dung, là phần hồn của ngôi làng. Nếu việc dựng nhà, trang trí hay các hạng mục khác không đảm bảo độ chính xác thì bà con dân tộc sẽ không yên tâm và việc thuyết minh, giới thiệu của cán bộ, nhân viên làng phục vụ khách tham quan cũng sẽ có sai sót. BQL LVHDL các dân tộc VN rất nên tiếp thu những góp ý của bà con và rút kinh nghiệm trong tất cả các khâu hoạt động khác.

 

                                                                   Theo Báo Laodong

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục