Nhà máy in tiền đầu tiên đặt tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) được công nhận là di tích lịch sử Cách mạng cấp quốc gia hàng ngày được đón nhiều du khách đến thăm quan.
(HBĐT) - Hướng ánh mắt về Đài tưởng niệm các liệt sỹ của xã, Chủ tịch UBND xã Hoàng Công Chí bắt đầu câu chuyện với niềm tự hào trào dâng: Sau khi đón nhận lệnh tổng khởi nghĩa, đêm 22/8/1945, đông đảo quân, dân xã Cố Nghĩa đã cùng nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy nhất tề đứng lên cướp chính quyền về tay nhân dân. Chính quyền cách mạng xã nhanh chóng được thành lập, lãnh đạo nhân dân chiến đấu bảo vệ xóm làng và lần lượt thành lập các tổ chức đoàn thể cứu quốc.
Đến đầu năm 1946, qua nhiều lần kiểm tra, đánh giá, T.ư, Bộ Tài chính nhận thấy xã Cố Nghĩa có chính quyền, đoàn thể, LLVT vững mạnh, nhân dân được giác ngộ, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Bác Hồ. Tháng 3 năm đó, Chính phủ quyết định chuyển Nhà máy in tiền về xã, đặt tại đồn điền Đỗ Đình Thiện - là một nhà tư sản yêu nước đã bỏ ra toàn bộ tài sản của mình đóng góp cho cách mạng. Từ đây, quân - dân xã Cố Nghĩa đã ngày đêm tăng cường lực lượng bảo vệ, góp phần giúp Nhà máy in ra đồng bạc “con trâu xanh” đầu tiên của Chính phủ.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng này, chính quyền, LLVT xã luôn chỉ đạo chặt chẽ phòng gian, giữ bí mật cho Nhà máy in tiền và Bộ Tài chính. Mừng vui khôn xiết, trong các ngày 19, 21/2/1947, Nhà máy in tiền cùng cán bộ, nhân dân xã Cố Nghĩa đã được đón Bác Hồ về thăm. Bác gặp gỡ, thăm hỏi, động viên nhân dân “...cố gắng tăng gia sản xuất, làm ra nhiều ngô, lúa ủng hộ kháng chiến, sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù cướp nước...” đã tiếp thêm sức mạnh, lòng quyết tâm của quân và dân đối với cách mạng.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đối với nhân dân và lực lượng du kích xã Cố Nghĩa không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia ngăn chặn, tiêu diệt địch trong các cuộc tiến công phá hoại mà còn làm tốt việc bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Nhà máy in tiền đầu tiên của Nhà nước... Đồng thời tích cực phối hợp với bộ đội chủ lực tham gia đánh địch cả trong và ngoài địa bàn.
Với những thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cuối năm 2010, quân và dân xã Cố Nghĩa đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Chiến tranh đã lùi xa, hôm nay Cố Nghĩa đang từng ngày đổi. Năm 2010, Cố Nghĩa có tốc độ phát triển kinh tế 14%; tổng thu nhập từ SXNN đạt trên 16,4 tỷ đồng, dịch vụ - thương mại gần 10,3 tỷ đồng, TTCN 4,6 tỷ đồng. Qua đó, nâng thu nhập bình quân lên 12,4 triệu đồng/người/năm. Toàn xã chỉ còn 18% hộ nghèo (tiêu chí mới).
Song song với phát triển kinh tế, Cố Nghĩa cũng đạt được những thành tích đáng kể trong lĩnh vực phát triển VH-XH. Hệ thống điện, đường, trường, trạm từng bước được kiện toàn. Xã có 977 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 12 KDC tiên tiến, trong đó có 2 làng văn hóa. Liên tục trong nhiều năm qua, xã đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ QP-QSĐP, giữ vững an ninh nông thôn, góp phần xây dựng quê hương Lạc Thủy ngày càng giàu mạnh.
Hoàng Nga
(HBĐT) - Ngày 31/8, tại Trại tạm giam Công an tỉnh đã diễn ra lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2011 nhân dịp kỷ niệm 66 năm Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 2/9. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các đồng chí trong Hội đồng xét duyệt đặc xá của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 31/8, Ban Pháp chế HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế- HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Phòng Cảnh sát giao thông- Công an tỉnh, khảo sát, giám sát về việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT trên địa bàn tỉnh.
Chiều 30/8, thông tin từ Ban chỉ đạo chuyên án cho biết, đã ra lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm toàn quốc đối với Lê Văn Luyện, 18 tuổi, trú tại xã Thanh Lâm (Lục Nam, Bắc Giang) về hành vi giết người, cướp tài sản tại hiệu vàng Ngọc Bích. Hiện nay, cùng với việc ráo riết truy bắt hung thủ, cơ quan Công an đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với một số đối tượng có hành vi che giấu tội phạm cho hung thủ.
Ngày 30.8, Báo Lao Động điện tử nhận được tin báo của chị Đoàn Thị Mai Anh (SN 1961, trú tại số 199 đường Nguyễn An Ninh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh việc chồng chị là Trung tá Trần Hưng Long (Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai) bị ông Trương Hồng Sơn (Trưởng Công an phường Hoàng Liệt) hành hung phải nhập viện.
(HBĐT) - Đó là hình phạt mà TAND tỉnh tuyên phạt 21 bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trần Lê Quang, Hà Ngọc Lương và đồng bọn mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy và không tố giác tội phạm diễn ra từ ngày 23 - 30/8 theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm ma túy - Bộ Công an.
(HBĐT) - Ngày 30/8, Ban An toàn giao thông, Sở VH-TT&DL đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá Việt Nam tổ chức hội thảo quốc gia văn hoá giao thông khu vực Tây Bắc năm 2011. Đây là một trong các hoạt động hưởng ứng tháng “An toàn giao thông” năm 2011.