Bị cáo Phạm Thị Phượng tại phiên tòa ngày 21/9.
Ngày 21-9, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Thị Phượng (66 tuổi, thường trú xã Suối Nho, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) về các tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài". Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phượng 11 năm tù giam về những tội danh trên.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai, từ năm 1998 đến tháng 9-2002, bị cáo Phạm Thị Phượng đã làm giả 12 sổ hộ khẩu để làm hồ sơ định cư trái phép diện con lai Việt Nam - Mỹ cho 55 người bằng cách ghép họ thành từng hộ gia đình giả. Thị Phượng đã thu của 16 hộ gia đình số tiền hơn 17.000 USD và 120 triệu đồng. Ngoài ra, bằng thủ đoạn hứa làm hồ sơ xuất cảnh diện hài cốt lính Mỹ tại Thái Lan, Phượng đã lừa đảo được 5 người với số tiền hơn 130 triệu đồng. Tháng 10-2002, Phạm Thị Phượng và gia đình trốn sang Thái Lan.
Trong thời gian ở Thái Lan, Phạm Thị Phượng đã tìm cách móc nối với các đối tượng chủ chốt của cái gọi là "đảng Vì dân". Đây là tổ chức được thành lập ở nước ngoài có mục đích lật đổ chế độ. Đến tháng 1-2010, tại Thái Lan, Phạm Thị Phượng được kết nạp vào "đảng Vì dân" và sau đó đã lập kế hoạch xâm nhập về Việt Nam hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngày 17-4-2010, Phạm Thị Phượng đã xâm nhập vào Việt Nam và dùng danh xưng "Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam" nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Đến ngày 21-4-2010, Phạm Thị Phượng bị bắt giữ trong lúc đang thực hiện kế hoạch chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam theo sự chỉ đạo của tổ chức phản động "đảng Vì dân".
Tại phiên tòa, bị cáo Phạm Thị Phượng đã thừa nhận tất cả các hành vi phạm tội của mình.
Theo HNM
Trước khi bị tiêm thuốc độc bằng máy tự động, tử tù được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng. Thuốc tiêm gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim.
Trước khi thực hiện kế hoạch chiếm đoạt tiền của ngân hàng, các đối tượng đã nghiên cứu kỹ quy trình hoạt động cuả các ngân hàng để tìm kẽ hở và chọn thời điểm thích hợp để ra tay hành động. Đối tượng mà bọn chúng thường nhắm tới để sử dụng làm phương tiện chiếm đoạt tiền ngân hàng thường là những công ty, doanh nghiệp có tiền, có số tài khoản mở trong ngân hàng…
Hôm 20.9, hầu hết các bị cáo ngoài xã hội đều đồng ý với bản cáo trạng của Viện Kiểm sát, nhưng khi đi vào chi tiết từng vụ việc thì lại loanh quanh, chối tội.
Chiều 18/9, Ủy ban Nhân dân xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, Hà Giang, phối hợp cùng với cán bộ kiểm lâm địa bàn thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Vị Xuyên bắt quả tang một xe chuyên dụng của lực lượng cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Hà Giang, vận chuyển 18 tấm gỗ nghiến, khối lượng 1,419 m3 và 6 chân liễng kê bằng gỗ nghiến.
(HBĐT) - Theo thống kê, khảo sát, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.243 cơ quan, doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh thuộc diện tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 31 nhà cao tầng, 3 trung tâm thương mại và siêu thị, 13 chợ đầu mối, 76 cơ sở sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, 278 cơ sở kinh doanh xăng dầu và khí hóa lỏng. Đây là những cơ sở tập trung sử dụng nhiều nguyên vật liệu, hàng hóa, chất dễ cháy... Do vậy vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ rất cao.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Công an tỉnh, trong tháng 8, tình hình tội phạm về TTATXH có diễn biến phức tạp. Toàn tỉnh xảy ra 53 vụ, làm bị thương 17 người, thiệt hại tài sản 542 triệu đồng, tăng 11 vụ so với tháng 7.