Ngày 21/9, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ Phạm Thị Phượng, 66 tuổi, hộ khẩu thường trú ấp Chợ, xã Suối Nho, huyện Định Quán (Đồng Nai), nơi ở Thái Lan, về các tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài".

Theo kết quả thẩm vấn tại phiên toà, từ năm 1998-2002, Phạm Thị Phượng tự nhận: Trước năm 1975 là Viện trưởng Viện Bảo mẫu Hoa Phượng ở quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) có nhiều giấy khai sinh của trẻ mồ côi và những giấy tờ chứng thực trẻ lai. Từ đó Phượng móc nối với đối tượng tên Liên (không rõ lai lịch, địa chỉ) ở TP Hồ Chí Minh và được Liên cung cấp cho các giấy tờ giả của chế độ cũ: giấy khai sinh, thế vì giấy khai sinh, giấy gửi con, giấy kết hôn của người Mỹ với phụ nữ Việt Nam…

Sau đó Phượng cùng với Đinh Tiên Hoàng, ngụ ở khu Xuân Bình, thị trấn Xuân Lộc, huyện Long Khánh (nay là thị xã Long Khánh - Đồng Nai) làm hộ khẩu giả và tìm kiếm những người có ngoại hình giống người lai Mỹ và những người có nhu cầu xuất cảnh để ghép họ đứng tên giả trong hộ khẩu, thu tiền rồi tạo dựng hồ sơ cho họ đi xuất cảnh trái phép diện con lai.

Đối với những người có ngoại hình giống người lai đóng giả con lai thì Phượng không thu tiền, riêng những người được ghép đóng vai vợ, chồng, con, em của con lai trong hộ gia đình thì Phượng thu mỗi người đi xuất cảnh từ 3.500-13.000 USD, đặt cọc cho Phượng từ 1.000 - 2.000 USD, số còn lại đưa hết cho Phượng khi xuất cảnh được đưa đi hết.

Phạm Thị Phượng tại phiên tòa.

Việc làm giả hộ khẩu được Phượng thực hiện bằng cách tạo dựng các tên giả trong từng hộ, dựa trên những giấy tờ giả của chế độ cũ do Liên đưa và những tên khác do Phượng "nghĩ ra". Tiếp đó, Phượng cùng Hoàng (chết ngày 13/2/2002 vì tai nạn giao thông) móc nối với Tô Văn Đậm, Trưởng Công an xã Suối Nho (huyện Định Quán); Nguyễn Văn Huân, ngụ phường Bình Đa, TP Biên Hoà (Đồng Nai); Phạm Đức Hán, cán bộ tư pháp xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai); Lê Minh Xuân, ngụ xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh và Huỳnh Văn Tràng, Đặng Thành Thật cán bộ và Công an xã Tân Đông, huyện Thạnh Hoá (tỉnh Long An)… để cấp xác nhận có hộ khẩu gốc và cắt chuyển đi sau đó làm thủ tục nhập khẩu thành 12 gia đình (thực tế những hộ này không có con người và nhà đất ở địa phương).

Làm hộ khẩu giả cho 12 hộ xong, Phượng tiếp tục đưa những người được ghép đi làm chứng minh nhân dân để mang tên giả trong hộ khẩu, làm giả giấy khai sinh, kết hôn, giấy gửi con… của chế độ cũ cắt dán tên tuổi, ảnh của những người có ngoại hình giống con lai mang tên giả con lai, viết đơn xin xác nhận trẻ lai để làm thành bộ hồ sơ xin xuất cảnh. Nhưng hồ sơ bị Lãnh sự quán Mỹ ở TP HCM từ chối do con lai không đủ điều kiện hoặc chương trình xuất cảnh diện con lai Mỹ tạm ngưng (từ tháng 11/1994), nên những người được ghép trong từng hộ không ai được xuất cảnh. Chỉ có Trần Văn Công, SN 1975, ngụ ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) có ngoại hình giống người lai (Công mang tên của anh trai là Trần Văn Phi) được xuất cảnh định cư ở Mỹ năm 1999.

Trong 84 nhân khẩu giả, Phượng và Hoàng đã móc nối ghép 55 người (số còn lại chưa tìm được hộ để ghép), Phượng thu tiền của 16 người với số tiền 17.300 USD và 123 triệu đồng, sau đó Phượng trả lại 4.100 USD, 12.407.000 đồng; giao nộp cho Công an huyện Định Quán 1.7000 USD, 3.593.000 đồng.

Mặc dù Mỹ tạm dừng nhận hồ sơ xuất cảnh diện con lai Mỹ, nhưng năm 2002, Phượng tiếp tục "khua môi múa mép" có khả năng đưa người đi xuất cảnh sang Mỹ diện con lai và diện hài cốt lính Mỹ do Vũ Thị Mận (không rõ lai lịch) đứng ra tổ chức, nhưng phỏng vấn ở Thái Lan. Tại Thái Lan, Phượng sẽ làm hồ sơ cho họ và gia đình đi xuất cảnh sang Mỹ. Bằng thủ đoạn này, Phượng đã lừa đảo, lấy tiền của 5 người: Sau khi thu của 5 người được 134 triệu đồng, tháng 9/2002, Phượng cùng chồng và 6 con sang Thái Lan bằng con đường du lịch và trốn ở lại. Tháng 12/2002, gia đình các chị: Gái, Tuyết, Bé cùng Bích (con gái chị Mại) và Hiếu (con trai anh Nghĩa) sang Thái Lan bằng đường du lịch, nhưng ở Thái Lan, Phượng không làm được thủ tục nào cho họ xuất cảnh đi nước thứ 3 như hứa hẹn, năm 2003, số người trên trở lại Việt Nam.

Trong thời gian ở Thái Lan, Phượng móc nối với các đối tượng chủ chốt của cái gọi là "đảng vì dân" như Lê Thanh Hải, Nguyễn Công Bằng và được các đối tượng này hướng dẫn cách thức hoạt động nhằm chống phá và lật đổ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 1/2010, Phượng được kết nạp vào tổ chức "đảng vì dân" và được Lê Thanh Hải, Nguyễn Công Bằng hướng dẫn soạn thảo kế hoạch chống phá Nhà nước Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2010) và Ngày Quốc tế Lao động 1-5 và trong năm mới 2011. Mục tiêu phá hoại là phá Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội; treo biểu ngữ chống Nhà nước Việt Nam ở nơi công cộng; rải truyền đơn của "mặt trận giải phòng miền Nam Việt nam" gây bất ổn trong nhân dân; bôi nhọ hình ảnh Hồ Chủ tịch, Lênin…

Ngày 15/4/2010, Phượng cùng chồng là Phạm Bá Huy trở về Việt Nam bằng đường bộ qua biên giới Thái Lan - Campuchia. Đêm 16/4/2010, Phượng về đến TP Hồ Chí Minh. Bọn chúng dự định việc phá Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và biểu tình sẽ được thực hiện trong ngày 30-4 và 1-5-2010. Giữa lúc Phượng đang tích cực chuẩn bị thực hiện ảo vọng thì ngày 21/4/2010, thị bị cơ quan An ninh bắt giữ.

Tại phiên toà, Phạm Thị Phượng thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Sau một ngày xét xử, chiều 21/9, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt Phạm Thị Phượng 6 năm tù về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"; 2 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; 2 năm tù về tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" và 1 năm tù về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức"; tổng hợp hình phạt Phạm Thị Phượng chịu mức án 11 năm tù.

Đối với Huỳnh Văn Tràng, Đặng Văn Thật, cơ quan điều tra có quyết định tách ra thành vụ án riêng và chuyển đến cơ quan điều tra tỉnh Long An để tiếp tục xác minh xử lý. Còn Tô Văn Đậm, Lê Minh Xuân, Phạm Đức Hán và những cá nhân có liên quan đến hành vi "làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức", cơ quan điều tra đã có quyết định tách thành vụ án riêng để điều tra xử lý

 

                                                                         Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 1081.
Hội thi tìm hiểu kiến thức về BLGĐ do Hội PN phường Tân Thịnh tổ chức thu hút đông đảo hội viên tham gia.
Bị cáo Phạm Thị Phượng tại phiên tòa ngày 21/9.

Nguyên cán bộ ngân hàng ôm hàng chục tỷ đồng bỏ trốn

Trong khi đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Nghệ An, Nguyễn Trọng Hưng đã lợi dụng các mối quan hệ quen biết, vay mượn hàng chục tỷ đồng của nhiều cá nhân, tổ chức. Khi thấy không có khả năng chi trả số tiền đã vay, hắn cùng vợ con bỏ trốn.

Hàng chục băng nhóm giang hồ hoạt động

Ngày 21-9, tin từ Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho hay hiện địa bàn giáp ranh các tỉnh thành Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM còn 39 băng nhóm với 181 đối tượng nghi vấn hoạt động phạm tội.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát thực hiện công tác thi hành án dân sự

(HBĐT) - Ngày 21/9, đoàn công tác của Ban Pháp chế HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Minh Tuấn, UVTV, Trưởng Ban tổ chức Tỉnh uỷ, Trưởng Ban pháp chế HĐND làm trưởng đoàn đã giám sát công tác thi hành án dân sự tại Chi cục THADS tỉnh. Cùng tham gia đoàn có đại diện các sở, ngành liên quan.

Phong trào thi đua quyết thắng ở trường Quân sự tỉnh

(HBĐT) - Đại tá Cao Quang Huy, Chính ủy trường Quân sự tỉnh nhấn mạnh: Nhận thức rõ về vị trí, vai trò của phong trào thi đua quyết thắng (TĐQT), trong những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp nhà trường đã luôn quán triệt nghiêm túc, sâu sắc các chỉ thị của các cấp về đẩy mạnh phong trào TĐQT gắn với thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thông qua đó đã phát huy tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, hiệp đồng, lập công chiến thắng” làm chuyển biến về chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học tập của nhà trường.

Từ 1/11 thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc

Trước khi bị tiêm thuốc độc bằng máy tự động, tử tù được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng. Thuốc tiêm gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim.

Dùng hồ sơ giả rút tiền tỷ từ ngân hàng

Trước khi thực hiện kế hoạch chiếm đoạt tiền của ngân hàng, các đối tượng đã nghiên cứu kỹ quy trình hoạt động cuả các ngân hàng để tìm kẽ hở và chọn thời điểm thích hợp để ra tay hành động. Đối tượng mà bọn chúng thường nhắm tới để sử dụng làm phương tiện chiếm đoạt tiền ngân hàng thường là những công ty, doanh nghiệp có tiền, có số tài khoản mở trong ngân hàng…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục