Đông đảo người dân xã Hợp Thành tham gia buổi trợ giúp pháp lý lưu động do phòng Tư pháp phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức.
(HBĐT) - Có mặt tại buổi trợ giúp pháp lý lưu động tại xã Hợp Thành vào một ngày đầu tháng 9, sự có mặt đông đảo của người dân với nhiều câu hỏi được đưa ra đề nghị giải đáp đã giúp chúng tôi cảm nhận được rõ ràng sự cần thiết cũng như hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý lưu động tại địa phương. Những vấn đề được nhân dân quan tâm, sôi nổi đặt ra câu hỏi nhiều nhất là thuộc về các lĩnh vực: chế độ chính sách, đất đai, dân sự và các lĩnh vực khác …
Xác định được hiệu quả thiết thực của công tác trợ giúp pháp lý nên đây là một trong những hoạt động luôn được phòng Tư pháp huyện đặc biệt chú trọng. Trong 9 tháng năm 2011, phòng đã tiến hành tư vấn pháp luật cho 78 vụ việc ngay tại văn phòng và phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tư vấn pháp luật lưu động tại 7/10 xã thị, trấn toàn huyện cho 582 đối tượng. Đối tượng được trợ giúp là diện chính sách, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Tươi - Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: Xác định PBGDPL là bộ phận quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nên từ nhiều năm nay, phòng Tư pháp đã chủ động, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện tổ chức tuyên truyền PBGDPL tới nhân dân sâu rộng, hiệu quả. Phòng đã phối hợp với các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch đăng ký nhu cầu tuyên truyền, trên cơ sở đó tổ chức các chiến dịch ra quân tuyên truyền pháp luật. Việc tuyên truyền được mở rộng đến nhiều đối tượng, nhiều địa bàn với nội dung, hình thức phong phú. Từ đầu năm đến nay, phòng đã tuyên truyền được 25 văn bản pháp luật, 11 pháp lệnh, 23 nghị định tới nhân dân. Toàn huyện đã tổ chức được 215 cuộc phổ biến GDPL và lồng ghép phổ biến GDPL tới 5315 người dân. Ngoài ra, phòng đã phối hợp với Đài TT– TH huyện, phát huy hệ thống phát thanh của các KDC để tuyên truyền các văn bản pháp luật đã được biên tập dễ nhớ, dễ hiểu. Phù hợp với tình hình thực tế địa phương, phòng đã phối hợp với cơ quan BHXH, Phòng Nội vụ huyện triển khai tuyên truyền các chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiểm tự nguyện, chế độ chi trả bảo hiểm, pháp lệnh công chức, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức. Tổ chức tuyên truyền lưu động, diễu hành, phát hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền pháp luật; tổ chức giải thể thao, văn nghệ, lồng ghép nội dung tuyên truyền.
Bên cạnh trợ giúp pháp lý, tuyên truyền giáo dục, Kỳ Sơn đã tập trung làm tốt công tác hoà giải ngay từ cơ sở, góp phần ổn định tình hình ANCT-TTATXH trên địa bàn. Hiện nay, huyện đang duy trì hoạt động 85/85 tổ hoà giải của các xóm, làng, khu phố với 573 hoà giải viên. Từ đầu năm đến nay, các tổ hoà giải đã hoà giải thành 64/67 vụ việc, chiếm tỷ lệ trên 95%.
Ngoài ra, huyện còn tiếp tục duy trì sinh hoạt các CLB pháp luật. Cho đến tháng 9/2011, Kỳ Sơn có 16 CLB trợ giúp pháp lý và CLB có hoạt động tư vấn pháp luật với hơn 500 hội viên. Các CLB duy trì sinh hoạt hoạt động thường xuyên hàng tháng đã có những đóng góp tích cực vào hiệu quả tuyên truyền, PBGDPL. Toàn huyện cũng đã xây dựng được 21 tủ sách pháp luật với bình quân 120 cuốn sách/tủ, kịp thời cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật cho nhân dân.
Trong những tháng cuối năm 2011, huyện xác định tiếp tục tập trung làm tốt tuyên truyền, PBGDPL. Qua đó giúp nhân dân có thêm kiến thức pháp luật để hạn chế vi phạm, góp phần giữ vững ANCT-TTATXH, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân.
Dương Liễu
(HBĐT) - Là trung tâm cụm 3 xã vùng cao huyện Lạc Sơn, có điều kiện phát triển KT-XH thuận lợi, đồng thời cũng là điểm trung chuyển giao lưu KT-XH với các xã vùng dưới, Ngọc Sơn được ví như là “phố” núi. Cùng với sự phát triển đó, đã kéo theo những nguy cơ mất ổn định về ANTT trên địa bàn xã.
(HBĐT) - Ngày 22/9, TAND tỉnh đã mở phiên toàn xét xử sơ thẩm các bị cáo Vàng A Khua, Sồng Thị Mao, Mùa A Cơ đều trú tại Mộc Châu (Sơn La) về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa có thư khen Ban chỉ đạo chuyên án cùng các lực lượng đã phá vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang; đồng thời gửi lời chia sẻ với gia đình nạn nhân.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ cướp than ở Mạo Khê chiều 22.9 kết thúc, với các mức án do hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên nhẹ hơn nhiều so với đề xuất của đại diện Viện Kiểm sát. Đáng chú ý, số tiền mà HĐXX buộc các bị cáo phải nộp lại cho Nhà nước chưa bằng 1/3 giá trị tài nguyên của Nhà nước bị đánh cắp.
Ngày 22-9, tại TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với Phạm Hoàng Sơn (SN 1992), trú tại tổ 4, phường Ia Kring (TP Pleiku) vì “quan hệ” với trẻ vị thành niên.
Ngày 21/9, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ Phạm Thị Phượng, 66 tuổi, hộ khẩu thường trú ấp Chợ, xã Suối Nho, huyện Định Quán (Đồng Nai), nơi ở Thái Lan, về các tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài".