Những đối tượng cho vay "tín dụng đen" thường có "đầu bò, đầu bướu" để uy hiếp người vay. Không chỉ "biểu dương" lực lượng để thị uy, với những trường hợp cho vay số tiền lớn, chúng còn yêu cầu người vay phải viết khế ước bán nhà, bán tài sản có giá trị cao. Đến hạn, không trả được chúng sẽ cho "nhân viên" đến càn quấy buộc người vay gán nhà cửa, xe cộ với giá rẻ mạt...

Trong hoạt động "tín dụng đen", bên cạnh hình thức huy động vốn với lãi suất cao còn có việc cho vay nóng với lãi suất "cắt cổ". Nếu người bình thường cho những đối tượng huy động vốn vay tiền chỉ nhận về tờ giấy viết tay sơ sài coi như tài sản thế chấp, thì người đi vay "tín dụng đen" lại phải cầm cố những tài sản có giá trị dưới hình thức giấy tờ như sổ đỏ, giấy tờ khế ước mua bán... Nếu đến hẹn không trả được nợ, chính những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đang bị kẻ cho vay nặng lãi giữ lấy làm cơ sở hóa giá tài sản với giá trị thấp một cách đúng luật.

"Mỗi ngày, em phải đem 200.000đ trả lãi cho bọn "tín dụng đen", trong khi đó số tiền gốc 20 triệu đồng thì chưa trả được và đến nay em cũng không biết chính xác là nó đội lên đến bao nhiêu", chị Hoa, ngụ ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nói với phóng viên nỗi khổ của mình khi "dính" vào cái bẫy vay nóng. Không phải ngày nào chị Hoa cũng kiếm đủ 200.000đ để trả lãi, nợ gốc cộng với lãi mẹ đẻ lãi con nên số tiền nợ bị cộng dồn lên khiến "giấc mơ" trả hết nợ của chị vẫn rất xa vời.

"Chị không biết chứ, những người lao động phổ thông như em chẳng may gặp vận hạn mà phải đi vay nóng thì khổ hết đằng nói. Tố cáo với Công an thì em không dám vì bọn chúng rất gấu, em sợ chúng sẽ làm hại con mình", chị Hoa tâm sự.

Những đối tượng hoạt động cho vay "tín dụng đen" thường "xây dựng" cho mình uy lực bằng cách có tay chân thuộc diện "đầu bò, đầu bướu" để uy hiếp người vay. Chẳng thế mà đối tượng Triệu Thị Nguyệt, trú tại làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội khi chuyển sang làm lô đề, cho vay nặng lãi đã tạo dựng thế lực bằng những tay đàn em có "số má". Để ép con nợ là chị Bùi Thị Oanh trả số tiền 150 triệu đồng, Nguyệt đã cho đàn em đến bắt con của chị Oanh, hành hung gây thương tích chị... Chỉ đến khi nạn nhân tố cáo, cơ quan Công an vào cuộc để làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyệt.

Không chỉ "biểu dương" lực lượng để thị uy, với những trường hợp cho vay số tiền lớn, bọn chúng còn yêu cầu người vay phải viết khế ước bán nhà, bán tài sản có giá trị cao. Đến hạn, người vay không trả được chúng sẽ cho "nhân viên" đến càn quấy. Người vay hoặc là chấp nhận gán nhà cửa, xe cộ với giá rẻ để trả nợ hoặc là sợ hãi, bỏ trốn.

Theo quy định của pháp luật khi có giao dịch dân sự là vay nợ mà bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Lúc đó, đối tượng hoạt động "tín dụng đen" sẽ tố cáo đến cơ quan Công an. Lúc đó, cơ quan Công an sẽ điều tra, xác minh, nếu đủ căn cứ truy tố người vay nợ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thế là, người vay đã mắc mưu đối tượng cho vay nặng lãi. Theo một người trong nghề "tín dụng đen" thì đây là chiêu "mượn tay pháp luật" để thu hồi nợ một cách hợp pháp.

Thượng tá Tào Ngọc Hải, Phó trưởng Phòng Bảo vệ an ninh kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết, đối tượng cho vay nặng lãi không chỉ hiểu luật mà còn biết lách luật. Nếu người vay nợ lẫn người cho vay lãi không cảnh giác, rất dễ trở thành người phạm pháp.

Đồng chí Hải ví dụ trường hợp vỡ nợ trong các vụ huy động vốn với lãi suất cao, người cho vay đến tranh giành, lấy những tài sản có giá trị trong nhà con nợ vô hình trung sẽ phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Đang là người bị hại, họ lại trở thành người phạm tội. Không chỉ vay tín dụng đen với số tiền lớn mới bị các đối tượng cho vay ràng buộc bằng những điều khoản mà người vay khó thoát ra được, khi vay nợ với số tiền ban đầu dù ít ỏi thì người vay cũng bị chủ nợ bó tay bó chân.

Các đối tượng thu nợ kiểu xã hội đen ở huyện Đan Phượng và Đông An (Hà Nội).

Mới đây, khi về quê tôi được người anh rể cho biết vừa phải đi Phú Thọ để trả khoản nợ 80 triệu đồng cho đứa cháu tên T. đang theo học một trường chuyên nghiệp ở tỉnh này. Khi đến nơi, đối chất với chủ nợ, anh biết rõ thủ đoạn của bọn cho vay nặng lãi và cái bẫy chết người mà chúng giăng ra đối với học sinh, sinh viên.

Ban đầu, T. chỉ vay một, hai triệu đồng để tiêu khi gia đình chưa kịp gửi ra. Do thấy việc vay mượn rất dễ nên cứ hết tiền, T. lại ra vay và ký nhận vào sổ. Vài tháng sau, chủ nợ viết một cái giấy vay nợ mới, bảo T. ký vào. Số tiền lần này trong giấy vay không phải vài triệu đồng lẻ tẻ mà lên tới hàng chục triệu đồng. Không có căn cứ để đối chiếu, T. đành chấp nhận ký vào giấy vay mới. Người chủ nợ cất giấy vay này đi và lại tiếp tục cho T. vay khoản mới.

Khi biết, năm học này T. học năm cuối nên chủ nợ đưa ra một giấy vay nợ với con số lên đến 80 triệu đồng và yêu cầu trả, nếu không sẽ báo cáo nhà trường. Sợ bị nhà trường đuổi học, T. đành khai thật với bố mẹ. Với tâm lý muốn cho con có một cái bằng để xin việc nên dù đắng lòng nhưng bố mẹ T. vẫn phải cùng người em rể đi trả nợ.

Học sinh, sinh viên là đối tượng chưa kiếm được tiền song những đối tượng cho vay nặng lãi vẫn "hồn nhiên" cho vay vì họ có cơ sở để thu hồi nợ. Nếu biết lớp, biết khoa thì không cần thế chấp, nếu không quen thì chỉ cần cắm thẻ sinh viên, thẻ thư viện... là cho vay. Nếu ai đó không trả nợ, họ dọa sẽ báo nhà trường và thông thường thì sinh viên cũng như gia đình họ rất sợ điều này nên đành chấp nhận trả nợ cho xong dù biết số tiền lãi phải trả rất cao. Chiêu "mượn tay nhà trường" đang được một số chủ nợ ở khu vực các trường học áp dụng để thu nợ.

Để tránh bị những kẻ hoạt động "tín dụng đen" lợi dụng, nhà trường không nên can thiệp quá sâu vào việc này. Có thể, nhà trường sẽ tiếp nhận thông tin vay nợ, cắm quán của sinh viên để thông báo cho gia đình, đánh giá hạnh kiểm. Còn nếu nhà trường coi đó là cơ sở để kỷ luật, đuổi học sẽ bị đối tượng xấu lợi dụng để thúc ép học sinh và gia đình họ. Một trong những giải pháp để hạn chế hoạt động "tín dụng đen" xung quanh khu vực trường học là cần đưa ra chế tài xử lý hành chính về hoạt động kinh doanh trái phép với đối tượng này.

Làm thế nào để xử lý hình sự những đối tượng cho vay nặng lãi? Điều 163 Bộ luật Hình sự 2009 quy định: Tội cho vay nặng lãi: "Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột...". Để tránh bị xử lý về hành vi này, các đối tượng hoạt động "tín dụng đen" khi vay tiền lẫn khi cho vay tiền đều không ghi lãi suất. Thế nên, cơ quan Công an rất khó để xử lý chúng về hành vi cho vay nặng lãi.

Biết rõ "tín dụng đen" là hoạt động phi pháp nên các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tìm mọi cách để trốn tránh pháp luật. Nếu người vay không cảnh giác, rất dễ rơi vào cái bẫy của chúng để rồi trở thành người phạm pháp và vẫn bị buộc phải trả nợ

 

                                                                  Theo Báo CAND

Các tin khác

Cục Thuế tỉnh cùng các ban, ngành họp bàn triển khai Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tàu C42 chở vũ khí vào miền Nam.

Truy nã nhóm đánh bạc, bắt người trái phép, cướp tài sản

Trao đổi với phóng viên Báo CAND sáng 3/10, Thượng tá Bùi Như Luyến, Trưởng Công an huyện Bình Giang (Hải Dương) cho biết: Cơ quan CSĐT đã ra lệnh truy nã 5 đối tượng trong nhóm đánh bạc, cướp tài sản và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Những chiêu lừa mị của "thầy pháp"

Nghe vị đạo sĩ có số máy 01644356999 hù dọa 2 vợ chồng sẽ gặp bất hạnh nếu không mua, vì tên đã được khắc lên "cặp đá uyên ương", anh Hải buộc phải chuyển tiền vào tài khoản của gã ... Chờ mãi không thấy "đôi uyên ương" kỳ lạ, anh Hải mới tá hỏa gọi điện hỏi thì không liên lạc được, lúc này anh mới biết mình bị lừa.

Xây dựng lực lượng cảnh sát pccc - cứu nạn , cứu hộ ngày càng chính quy, hiện đại

(HBĐT) - Ngày 4/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Theo đó, lực lượng Cảnh sát PCCC (C66) được thành lập và ngày 4/10 trở thành ngày truyền thống của lực lượng C66.

Yên Lạc - điểm sáng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”

(HB§T) - Đồng chí Bùi Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc (Yên Thủy) cho biết: Từ kinh nghiệm xây dựng mô hình “tổ luỹ tre xanh” của xóm Lạc Vượng, chính quyền đã chỉ đạo các xóm nghiên cứu, học tập và nhân mô hình ra tất cả các xóm trong xã.

Xuất hiện nhiều thủ đoạn mua bán người

Tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới Việt - Trung đã ở mức báo động và ngày càng xuất hiện nhiều chiêu thức mới. Trong Hội nghị quốc tế Việt Nam - Trung Quốc do Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm tổ chức, hai bên đã thống nhất kế hoạch phối hợp mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới Việt - Trung.

Báo động tình trạng giải quyết mâu thuẫn bằng... lá ngón

Sự thật, thời gian qua, trên một số huyện vùng cao Bắc Kạn số vụ giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, sinh hoạt bằng lá ngón đã và đang là vấn đề "nóng" đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhất là đối với công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân vùng cao. Bởi hậu quả đi với cách giải quyết này là khôn lường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục