Tàu C42 chở vũ khí vào miền Nam.

Tàu C42 chở vũ khí vào miền Nam.

Cách đây 50 năm, trước yêu cầu cấp thiết chi viện cho chiến trường miền Nam, ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn 759 (sau đổi tên thành Đoàn 125). Từ đây, những con tàu không số thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hơn 150 nghìn tấn vũ khí cùng hơn 80 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, cán bộ, chiến sĩ đoàn tàu không số đã mưu trí, dũng cảm vượt qua các vòng vây của kẻ thù, làm nên huyền thoại về đường Hồ Chí Minh trên biển.

Những con người làm nên huyền thoại

Ông Lưu Đình Lừng, sống ở phường Ngọc Hải, thị xã Đồ Sơn (Hải Phòng) nay đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng những kỷ niệm hào hùng về những ngày ngang dọc biển Đông trên những con tàu không số vẫn in đậm trong trí nhớ.

Thay vì kể về mình, ông Lừng chỉ nhắc tới chuyện con tàu 42 huyền thoại và sự tài ba của người thủ trưởng cũ của mình - cố Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng. Ông Lừng tâm sự: “Tôi nhập ngũ năm 1964 được biên chế vào tàu 42 của đoàn tàu không số. Đời tôi thật may mắn khi được đi trên con tàu này, được làm việc với một người chỉ huy thông minh, trí tuệ, dũng cảm như thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng”.

Từng 10 lần đi trên tàu 42 thực hiện nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam, ông Lừng nhớ nhất chuyến đi tháng 10/1965. Đó là đêm 15/10/1965, tại bến K15 - Đồ Sơn - Hải Phòng, tàu 42 được cải dạng thành tàu đánh cá Philippines nhổ neo ra khơi. Tàu có 16 thủy thủ do thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng và Chính trị viên Trần Ngọc Ẩn chỉ huy. Nhiệm vụ được giao là nghiên cứu tuyến đường vận chuyển mới, làm tiền đề cho những chuyến sau nhưng phải bảo đảm bí mật, bất ngờ.

Chuyến đi này ngoài 60 tấn vũ khí, tàu còn chở thêm 4 quả thủy lôi KB, mỗi quả nặng tới một tấn. Dưới tàu còn găm hàng tấn thuốc nổ, nếu bị địch phát hiện thì tất cả anh em sẽ điểm hỏa và cảm tử cùng tàu để giữ bí mật cho con đường. Tàu được ngụy trang rất kỹ nên trông con tàu của chúng tôi chẳng khác gì một tàu câu cá trong vùng biển Đông Nam Á.

Từ bến K15, tàu 42 vượt qua Long Châu đi về phía đảo Hải Nam rồi từ đó xuôi xuống phía quần đảo Trường Sa. Bị sóng to, gió lớn quăng quật, trên tàu ai cũng mệt lử. Khi tới gần quần đảo Trường Sa, bị máy bay Mỹ phát hiện, chúng tôi phải thay biển số tàu để hợp với vùng biển, rồi giả làm dân đánh cá, tiếp tục hành trình xuống đảo Natô Bắc, Natô Nam (Philippines) từ đó chuyển hướng vào Cà Mau.

Gần tới khu vực Hòn Khoai, chúng tôi phát hiện thấy vệt sáng đèn di chuyển phía trước, tất cả được lệnh vào vị trí chiến đấu. Các vị trí quan sát đều báo cáo trước mũi tàu, sau lái tàu, bên trái, bên phải đều có ánh đèn và cứ 400 - 500m lại có một chiếc tàu đỗ. Vậy là tàu 42 đã lọt vào giữa vòng vây của địch. Rất nhanh chóng, thuyền trưởng Cứng hạ lệnh cho tàu chạy vòng theo hướng bao vây của tàu địch. Khi tới gần bờ, thuyền trưởng hạ lệnh tắt đèn hành trình, quặt tay lái tăng tốc, cắt đuôi tàu địch, chuyển hướng vào bãi Rạch Kiến Vàng an toàn.

Ngoài súng đạn, đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi đưa được thủy lôi vào cho bộ đội đặc hải quân, góp phần làm nên những trận đánh rung chuyển các căn cứ Hải quân Mỹ - ngụy. Sau chuyến đi này, ban chỉ huy tàu vinh dự được báo cáo kết quả chuyến đi với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, được Đảng và Quốc hội tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và được Bác Hồ tặng mấy tút thuốc lá có ghi dòng chữ “Bác Hồ tặng”.

Mối tình vượt thời gian, sóng gió

Ngồi ở nhà hàng Gốc Bến Thốc, ở khu du lịch Đồ Sơn, nghe câu chuyện về mối tình của ông chủ nhà hàng Đỗ Xuân Tâm (cựu chiến binh tàu không số) mà tôi cứ ngỡ đang nghe chuyện cổ tích. Với chất giọng hào sảng của người miền biển, những ký ức sâu thẳm trong cuộc đời binh nghiệp của ông bừng thức, ào ào dữ dội như sóng biển khơi.

Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo ven biển Đồ Sơn, từ nhỏ ông Tâm nổi tiếng là “sói biển” bởi có tài bơi lội. Năm 1963, đang học Trường Trung cấp Kiến trúc Hà Nội, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng sinh viên Đỗ Xuân Tâm gác bút nghiên gia nhập quân đội, được biên chế vào đoàn tàu không số.

Sau 2 chuyến vận chuyển vũ khí vào Nam an toàn, chàng lính trẻ Đỗ Xuân Tâm xin đơn vị cho nghỉ phép 1 tuần về quê lấy vợ. Người mà Tâm xin cưới làm vợ là cô bạn hàng xóm tên là Nguyễn Thị Xuân, lúc đó đang là Bí thư Đoàn thị xã Đồ Sơn (Hải Phòng). Một đám cưới đơn giản, nồng ấm thời chiến được tiến hành nhanh chóng với sự chứng kiến của đơn vị, địa phương và gia đình.

Xin nghỉ phép 1 tuần cưới vợ, nhưng mới đến ngày thứ 4, Đỗ Xuân Tâm đã nhận được lệnh lên đường làm nhiệm vụ đặc biệt. Hạnh phúc còn đang say nồng, vợ chồng trẻ mới bén hơi nhau, nhưng nhiệm vụ Tổ quốc giao phải được đặt lên trên hết. Đỗ Xuân Tâm lên đường đi chuyến tàu không số thứ 3 ngày 26/6/1963 với hành trang là lời động viên của vợ: “Anh cứ yên tâm lên đường, mọi việc ở nhà, em sẽ thay anh gánh vác”.

Chuyến đi đó, tàu bị địch phát hiện, các chiến sĩ phải cài thuốc nổ, điểm hỏa phá hủy con tàu để tàu và vũ khí không rơi vào tay giặc. Các chiến sĩ bơi được vào bờ, tìm tới căn cứ Rừng Đước (Cà Mau) thực hiện nhiệm vụ khác, chờ ngày ra Bắc. Những tưởng thời gian chờ đợi chỉ vài tháng nhưng cuối cùng Đỗ Xuân Tâm cùng đồng đội phải chờ tới... 10 năm. Trong suốt 10 năm đó, do nhiệm vụ đặc biệt, Tâm không thể liên hệ với gia đình, mọi thông tin về người vợ trẻ vẫn bặt vô âm tín.

Ông bà Đỗ Xuân Tâm.

Lấy chồng được 4 ngày, sau đó chồng đi biền biệt 10 năm không có một dòng tin nhắn, ở quê nhà, cô gái trẻ Nguyễn Thị Xuân vẫn một lòng chung thủy. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, tới ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, gia đình họ đoàn tụ trong niềm vui khôn tả. Mấy chục năm đã trôi qua, nay đã tóc bạc, da mồi, ông bà Đỗ Xuân Tâm luôn tự hào về mối tình vượt thời gian, vượt nghìn sóng của mình.

Con đường có ý nghĩa chiến lược

Chuyện về những con người làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển thì có thể kể... hàng tháng không hết. Nhưng trên hết, để làm nên con đường huyền thoại này, đó là sự sáng suốt, tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong việc mở tuyến vận tải chiến lược đưa vũ khí, cán bộ vào chiến trường.

Tại Hội thảo khoa học “Đường Hồ Chí Minh trên biển: Con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam”, vừa được tổ chức tại Đồ Sơn, Hải Phòng, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân phân tích: “Đường Hồ Chí Minh trên biển có ý nghĩa chiến lược là kịp thời chi viện vũ khí, đạn được, nhu yếu phẩm... cho những vùng ven biển miền Trung, Tây Nam Bộ, nơi mà đường Hồ Chí Minh trên bộ chưa vươn tới được. Vận tải biển có ưu thế vượt trội về tốc độ, thời gian so với vận chuyển đường bộ: Nếu vận chuyển đường bộ mất hàng mấy tháng trời hàng mới tới nơi thì vận chuyển đường biển chỉ mất hơn 1 tuần mà tỷ lệ tổn thất hàng hóa chỉ 7% (93% hàng tới đích).

Chi phí vận chuyển cho mỗi tấn hàng trên biển đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với vận tải đường bộ: cứ 100 tấn vũ khí vận chuyển bằng đường biển chỉ cần 10 đến 15 cán bộ, chiến sĩ. Nếu vận tải bằng đường bộ thì số vũ khí này cần đến 1 sư đoàn mang vác, nếu vận chuyển bằng xe cơ giới thì lượng xăng dầu tốn gấp hàng trăm lần đường biển. Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh trên biển còn đảm đương một sứ mệnh cực kỳ quan trọng là vận chuyển những “hàng hóa đặc biệt” có tính sống còn đối với cuộc kháng chiến, đó là các loại vũ khí trang bị lớn, đặc chủng, những cán bộ cao cấp của Đảng, những chuyên gia đặc biệt bổ sung cho chiến trường...”

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ diễn tập phương án chữa cháy tại Công ty CP may sông Đà.  Ảnh: cẩm lệ
Không có hình ảnh

Xuất hiện nhiều thủ đoạn mua bán người

Tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới Việt - Trung đã ở mức báo động và ngày càng xuất hiện nhiều chiêu thức mới. Trong Hội nghị quốc tế Việt Nam - Trung Quốc do Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm tổ chức, hai bên đã thống nhất kế hoạch phối hợp mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới Việt - Trung.

Báo động tình trạng giải quyết mâu thuẫn bằng... lá ngón

Sự thật, thời gian qua, trên một số huyện vùng cao Bắc Kạn số vụ giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, sinh hoạt bằng lá ngón đã và đang là vấn đề "nóng" đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhất là đối với công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân vùng cao. Bởi hậu quả đi với cách giải quyết này là khôn lường.

Nhiều kiểu chơi may rủi, bạo lực dành cho trẻ em

Ở khu du lịch văn hóa Suối Tiên, ngoài những trò chơi mang tính giáo dục, còn có cả những trò chơi mang tính chất cá cược được - mất. Thoạt nhìn thì có vẻ ngon ăn nhưng thực tế để kiếm được đồ vật là không hề dễ dàng. Tuấn Anh, một cậu bé chơi ở đây than, chỉ trong vòng 15 phút chơi đã phải bỏ ra 70.000 đồng để mua xèng mà vẫn chưa nhận được đồ vật nào.

Những người "góp lửa" tô thắm truyền thống CAND

Trong khung cảnh thanh bình ở Nha Công an Trung ương, các chiến sỹ trẻ làm nhiệm vụ bảo vệ di tích cũng như hòa mình vào màu xanh của núi rừng. Họ đã được rèn giũa trong môi trường văn hóa cách mạng, giữa không gian lịch sử, nơi giáo dục truyền thống cho lực lượng Công an.

Cận cảnh "tín dụng đen"

Mấy ngày qua, vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng ở Đan Phượng, Hà Đông (Hà Nội) bung ra khiến dư luận thêm một phen bàng hoàng trước số tiền hàng trăm tỷ đồng. Nhiều câu hỏi được đặt ra như: làm cách nào mà các chủ nợ huy động được nhiều tiền thế; tại sao lại có nhiều người tin tưởng, gửi gắm tiền bạc cho họ; khi những vụ vỡ nợ bung ra, người cho vay liệu có đòi được tiền; dựa vào đâu vẫn có những người tham gia hoạt động "tín dụng đen"...

Đọng mãi hương thơm của những tấm lòng hiệp sĩ

Đúng như dự kiến của Ban tổ chức (BTC) chương trình truyền hình CAND (ANTV), hơn 50 "hiệp sĩ" tiêu biểu cho hàng vạn tấm gương dũng cảm trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã có mặt tại Nhà hát Hòa Bình - TP Hồ Chí Minh trong đêm gặp gỡ, giao lưu "Gặp những hiệp sĩ đường phố năm 2011".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục