Sau khi Báo CAND và một số cơ quan báo chí khácđăng bài về việc không thống nhất trong chỉ đạo áp mã thuế nhập khẩu lúa mì (5% và 20%) của Tổng cục Hải quan, độc giả rất quan tâm đến việc, có chuyện thất thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế hay không.

 

Trong Công văn số 7040/VPCP-KTTH ngày 7/10 về việc xử lý vấn đề Báo CAND nêu của Văn phòng Chính phủ chỉ rõ: "Chuyển Bộ Tài chính xem xét, xử lý theo quy định hiện hành và có văn bản trả lời cho Báo CAND biết". Trong khi chờ đợi phản hồi từ Bộ Tài chính, chúng tôi tiếp tục cung cấp đến bạn đọc những thông tin xung quanh vụ việc này.

Tổng cục Hải quan: Thống nhất trong cách chỉ đạo

Ngày 27/9, Tổng cục Hải quan (TCHQ) có Văn bản số 4689/TCHQ-VP về việc hướng dẫn phân loại mặt hàng hạt lúa mì của TCHQ gửi Ban Tuyên giáo Trung ương nêu: Thời gian gần đây, một số báo chí đưa tin bài về việc hướng dẫn phân loại lúa mì, trong đó có nêu việc phân loại áp mã khác nhau đối với mặt hàng hạt lúa mì đã tách vỏ trấu, còn nguyên lớp vỏ lụa bên trong, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất khác nhau (5% hoặc 20%).

Về việc này, TCHQ cho rằng: Nếu đã qua sơ chế, chế biến thì xếp vào chương 11 Biểu thuế suất nhập khẩu (hướng dẫn tại Công văn 836/TCHQ-GSQL ngày 7/3/2005 do bà Đặng Thị Bình An, Phó Tổng cục trưởng (nay đã nghỉ hưu) ký - PV); nếu chưa qua sơ chế, chế biến xếp vào chương 10 của Biểu thuế suất nhập khẩu (Công văn 2047/TCHQ-GSQL ngày 11/5/2006 do ông Nguyễn Ngọc Túc, Phó Tổng cục trưởng (nay là Tổng cục trưởng) ký - PV).

Năm 2001, Bộ Tài chính cũng có Văn bản số 881-TC/TCT ngày 6/2/2001 hướng dẫn áp mã mặt hàng lúa mì đã tách vỏ trấu, phân loại vào nhóm 10.01. Trên cơ sở như vậy, TCHQ đã có Văn bản số 2594/TCHQ-GSQL ngày 19/5/2005 để giải quyết dứt điểm sự khác biệt trong áp mã mặt hàng nêu trên và kịp thời giải quyết các khiếu nại của doanh nghiệp nhập khẩu thời kỳ đó (nêu rõ, nếu đã qua sơ chế, chế biến thì xếp vào chương 11, nếu chưa qua sơ chế, chế biến thì xếp vào chương 10 của Biểu thuế xuất nhập khẩu). Như vậy, việc hướng dẫn của TCHQ tại 3 công văn dẫn trên là thống nhất.

Cần giám định để làm rõ mặt hàng lúa mì nhập khẩu

Thế nhưng nhiều người không bằng lòng với cách giải trình nêu trên bởi khái niệm mặt hàng lúa mì nêu trong hai công văn do ông Nguyễn Ngọc Túc và bà Đặng Thị Bình An ký có biểu hiện chưa tách bạch. Công văn số 2047/TCHQ-GSQL ngày 11/5/2006 do ông Túc ký định danh mặt hàng này là: "Mặt hàng lúa mì dạng hạt, đã tách phần vỏ trấu ngoài, còn vỏ lụa bên trong, chưa xát vỏ hoặc sơ chế, thuộc chương 10, nhóm 1001".

Còn Công văn số 836/TCHQ-GSQL do bà An ký nêu: "Mặt hàng lúa mì đã sấy khô, đã tách phần vỏ trấu ngoài, vẫn còn vỏ lụa bên trong (đã sơ chế), đã xay xát hoặc chưa qua xay xát phân loại vào chương 11".

Để biết hai cách định danh này có phải cùng một cách gọi mặt hàng lúa mì hay không, chúng tôi xin nêu kết quả tham khảo và nhận định của Thanh tra Bộ Tài chính trong Văn bản số 169/TTr-P6 để bạn đọc rõ. Cụ thể: Qua tham khảo thông tin về các loại lúa mì tại trang điện tử "Bách khoa mở toàn thư": Lúa mì có 4 loại, chủ yếu gồm: Lúa mì Einkorn đã thuần dưỡng, lúa mì Emmer, lúa mì spenta, có vỏ bao hạt. Đặc trưng hình thái nguyên thủy này bao gồm các mày dai bao bọc chặt lấy hạt và là cuống khá giòn dễ gẫy khi đập. Kết quả là khi người ta đập các bó lúa mì thì bông lúa gẫy ra thành các bông con. Để thu được hạt nhằm có thể xử lý tiếp như xay hay nghiền, người ta cần loại bỏ các vỏ bao này (trấu). Như vậy, lúa mì không tự tách vỏ trấu một cách tự nhiên mà sau khi thu hoạch cần phải qua công đoạn sơ chế để loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài".

Như vậy là đã rõ, cùng một mặt hàng "lúa mì dạng hạt, đã tách vỏ trấu ngoài, còn vỏ lụa bên trong" nhưng TCHQ có các văn bản chỉ đạo việc áp mã thuế khác nhau, dẫn đến chênh lệch thuế suất 15%.

Nhiều tờ báo đăng tin về vấn đề này.

Ngày 3/10, Báo Gia đình và Xã hội đăng: "Ngày 29/9, trao đổi với phóng viên Báo Gia đình và Xã hội, ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng TCHQ cho biết, theo thống kê của hải quan các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh…, chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2010, lượng lúa mì nhập khẩu về là 453.000 tấn. Với mức thuế suất là 5%, số tiền thuế thu về trên 801 tỷ đồng, còn nếu áp mức 20% thì số tiền thuế sẽ lên mức hơn 3.200 tỷ đồng…". Điều này khiến nhiều người nghi ngại có thể xảy ra thất thu thuế với số tiền không nhỏ.

Vấn đề dư luận mong muốn là Bộ Tài chính cần làm rõ việc TCHQ chỉ đạo áp dụng thuế suất nhập khẩu lúa mì nêu trên là đúng, hay sai. Nếu đúng, sẽ giải tỏa được nghi ngờ Nhà nước bị thất thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế. Nếu sai, cần có biện pháp truy thu cũng như xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Chúng tôi được biết, TCHQ ngày 12/7/2010 có văn bản trình Bộ Tài chính đề nghị: "...nên có văn bản báo cáo Thủ tướng xử lý theo hướng không truy thu, truy hoàn…".

Tiếp đó, ngày 27/8/2010, TCHQ có văn bản trình Bộ Tài chính, trong đó nêu: "…tại tờ trình ngày 12/7/2010, TCHQ về việc tham gia ý kiến vào văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo, phân loại, áp mã đối với mặt hàng lúa mì nhập khẩu; theo đó, lãnh đạo Bộ chỉ đạo TCHQ "thực hiện theo quy định". Vì lãnh đạo Bộ không phê duyệt cụ thể thực hiện theo quy định nào, TCHQ dự thảo 2 phương án.

Một là: Trình Bộ ký công văn hướng dẫn phân loại, áp mã số thuế đối với mặt hàng lúa mì dạng hạt, đã tách phần vỏ trấu ngoài, còn vỏ lụa bên trong thuộc chương 11, nhóm 11.04. Đồng thời, yêu cầu hải quan địa phương rà soát, kiểm tra các trường hợp nhập khẩu trước đây và thực hiện truy thu đủ số tiền thuế nhập khẩu theo quy định.

Hai là: Trình Bộ ký công văn hướng dẫn phân loại mặt hàng lúa mì dạng hạt, đã tách phần vỏ trấu ngoài, còn vỏ lụa bên trong thuộc chương 11, nhóm 11.04, mã số chỉ tiết và mức thuế suất thực hiện theo Biểu thuế hiện hành; Trình Bộ ký công văn trình Thủ tướng Chính phủ xin xử lý theo hướng không truy thu, truy hoàn để không xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp". Văn bản này thể hiện rõ yêu cầu khẩn thiết của TCHQ mong muốn lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt cụ thể phương án thực hiện chứ không thể chỉ đạo "thực hiện theo quy định".

Ngày 3/10, ông Nguyễn Ngọc Túc, Tổng cục trưởng TCHQ trả lời trên Báo Gia đình và Xã hội rằng: "Các văn bản của TCHQ không thể vượt qua các văn bản của Bộ Tài chính ban hành. Bộ Tài chính quy định: "…lúa mì đã tách vỏ trấu thuộc nhóm 1001", thuế suất là 0%, sau này là 5%... Riêng việc có chuyện thất thu hay không thì tôi trả lời là không". Dư luận cũng mong trả lời của ông Tổng cục trưởng TCHQ là đúng. Tuy nhiên, để khẳng định điều này Bộ Tài chính cần phải đưa ra kết luận rõ ràng, trong đó có cả việc đưa ra kết quả giám định mẫu lúa mì đã nhập khẩu.

 

                                                                       Theo Báo CAND

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ,  Bộ CA và CA tỉnh gặp gỡ, trao đổi tại cuộc hội thảo.
Người dân nên đến các cửa hàng, đại lý có uy tín để tránh bị lừa
Không có hình ảnh

Chủ nợ hàng trăm tỷ đồng ở Phú Xuyên đã ra đầu thú

Sau nhiều ngày bỏ trốn với số tiền nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng, Nguyễn Thị Cúc (SN 1979, ở xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã tới cơ quan CA đầu thú.

Đình chỉ sinh hoạt Đảng đại úy công an gây tai nạn chết người

Liên quan đến vụ việc đại úy Lê Quang Bình (SN 1975, công tác tại văn phòng Công an tỉnh Bình Dương) gây tai nạn vào tối 20-10 làm một người tử vong, rồi lái xe bỏ chạy, chiều 23-10, thượng tá Phạm Xuân Trường, quyền Chánh văn phòng Công an tỉnh Bình Dương cho biết, Ban lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đại úy Bình.

Những vụ án do mâu thuẫn nhỏ

Thời gian gần đây, một số vụ việc không lớn, nhưng khi bộc phát luôn để lại hậu quả nghiêm trọng. Là một hiện xã hội cần xử lý nghiêm để góp phần lọai trừ những nguyên nhân dẫn đến những vụ án nghiêm trọng phát sinh từ mâu thuẫn nhỏ…

Nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng công chứng

HBĐT) - Luật Công chứng ra đời đã cho phép thành lập các phòng công chứng và văn phòng công chứng. Cho đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập được 1 phòng công chứng là Phòng Công chứng số 1 (tại phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình) và 3 văn phòng công chứng là Văn phòng công chứng Tín Phát (phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình), Văn phòng công chứng Đại Nam (phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình) và Văn phòng công chứng Hưng Thịnh (thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn).

Phát hiện 1 tấn ngà voi vận chuyển qua biên giới

Ngày 23/10, Cục Hải Quan Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn ngà voi được vận chuyển bằng thuyền qua biên giới Việt-Trung ở khu vực Móng Cái.

Triệt xóa băng "xã hội đen" Linh "cọt"

Băng nhóm tội phạm hành xử theo kiểu "xã hội đen do Linh "cọt" cầm đầu có mối quan hệ xã hội rộng, thậm chí với cả một số người trong hệ thống bảo vệ pháp luật, hoạt động tinh vi xảo quyệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục