Vụ vỡ nợ của vợ chồng Quang, Quyên ở Đan Phượng, Hà Nội; vụ vỡ nợ của Nguyễn Thị Dậu ở Hà Đông (Hà Nội); vụ lừa đảo mạo danh hãng bảo hiểm của Bùi Thị Thu Hằng (Quảng Ninh); vụ Huỳnh Thị Thu Huyền Như ở TP HCM và gần đây nhất là vụ vỡ nợ do Nguyễn Thị Cúc thực hiện tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội… cho thấy đối tượng phạm tội phần lớn là nữ giới "chân yếu, tay mềm".

Vì sao những người đàn bà trước đây vốn chỉ là những kẻ ít học, không có nghề nghiệp lại dễ dàng lừa đảo huy động được hàng trăm tỷ đồng. Trong quá trình gặp gỡ và tiếp xúc với một số "trùm nợ" và các nạn nhân của các vụ vỡ nợ tiền tỷ, phần nào chúng tôi đã có được câu trả lời.

Chân dung và thủ đoạn lừa đảo của các trùm lừa

Nguyễn Thị Cúc (32 tuổi, trú tại xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là con thứ 5/6 trong một gia đình thuần nông ở huyện Phú Xuyên. Tốt nghiệp cấp 3 trường làng, Cúc theo học một khóa tiếng Hàn Quốc với ý định ra nước ngoài làm ăn, tìm kiếm cơ hội đổi đời… Nhưng dự định của Cúc đã không thực hiện được khi anh trai Cúc không may gặp nạn nơi "đất khách, quê người".

Năm 2002, Cúc lấy Nguyễn Xuân Hùng, một lái xe chở gạch rồi về sinh sống tại nhà chồng ở xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Có một người chồng hiền lành cùng một đứa con gái xinh xắn đáng yêu, cuộc đời của Cúc sẽ bình lặng trôi đi nếu chị ta không ham muốn làm giàu bằng mọi giá!

Khoảng đầu năm 2008, Cúc bắt đầu huy động vốn "làm ăn". Người dân trên địa bàn chỉ biết rằng Cúc buôn bán vàng và bất động sản còn cụ thể, Cúc làm ăn như thế nào thì chẳng ai biết, chẳng ai hay…

Ở những vùng ven đô đang trong quá trình đô thị hóa như thị trấn Phú Minh, người dân vẫn gắn kết với nhau bằng tình làng, nghĩa xóm nên việc Cúc bất ngờ trở nên giàu có chẳng mấy chốc đã lan truyền khắp nơi. Ban đầu, Cúc lợi dụng các mối quan hệ quen biết để huy động vốn.

Một trong số đó có trường hợp của Phùng Thị Phương Anh ở thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên. Thời điểm trước năm 2010, Cúc vay của Phương Anh với lãi suất 1.800 đồng/ngày/triệu đồng. Xét về mặt họ hàng, Phương Anh còn phải gọi Cúc bằng cô. Nhưng vì đồng tiền, Cúc đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào.

Cho đến tháng 9/2011 vì tin tưởng vào những viễn cảnh làm ăn của Cúc, Phương Anh đã cho Cúc vay hơn 76 tỷ đồng. Vào năm 2010, tức là thời điểm đã bị thua lỗ rất nặng nề nhưng Cúc vẫn nhờ Phương Anh đứng ra "mua hộ" một mảnh đất của nhà một người quen ở thị trấn Phú Minh với giá hơn 9 tỷ đồng.

Nguyễn Thị Cúc (X) đến cơ quan Công an đầu thú.

Theo lời khai của Cúc tại cơ quan điều tra thì Cúc đã nhờ Phương Anh đứng tên trên quyển sổ đỏ. Với việc tiếp tục huy động vốn mua bất động sản, Cúc đã khoa trương khả năng tài chính của bản thân, khiến các đại lý gom tiền cho Cúc chẳng mảy may nghi ngờ.

Không dừng lại ở đó, trong năm 2011, Cúc còn mua một lô đất 102m2 tại xã Văn Minh; Văn Nhân; mua miếng đất 200m2 với giá hơn 2 tỷ đồng của anh Nguyễn Viết X. ở xã Nam Phú (Nam Phong); mua mảnh đất ở thị trấn Phú Minh với giá 4,7 tỷ đồng…Và đỉnh điểm nhất là mua chiếc xe ôtô Audia 8 với giá xấp xỉ 7 tỷ đồng. Với việc đánh bóng bản thân, Cúc càng khiến những "chân rết" tin tưởng vào khả năng tài chính của Cúc, tiếp tục huy động vốn.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo sự hào nhoáng giả tạo, Cúc còn kích thích sự ham muốn của người bị hại bằng cách đưa ra các mức lãi suất không chỉ cao hơn mức lãi suất ngân hàng mà còn cao hơn những người đang cùng "kênh" huy động vốn. Vì thế các "dòng vốn" tín dụng đen cứ thế đổ vào cho Cúc. Một trong số các trường hợp đó là chị Nguyễn Thị H., trú tại thị trấn Phú Minh. Cho đến thời điểm này, chị H. đã đưa cho Cúc 88 tỷ đồng. Ban đầu, H. cho Phương Anh vay tiền (lãi suất là 2 nghìn đồng/1 triệu đồng/ngày)…

Song vì mức lãi suất của Cúc cao hơn, nên H. bắt đầu chuyển tiền cho Cúc vay. Lần đầu tiên là 118 tỷ đồng, về sau này H. đòi lại tiền nên Cúc đã trả được một vài chục tỷ, số còn lại khoảng hơn 88 tỷ đồng. Ngoài ra, Cúc còn biết tạo vỏ bọc cho bản thân, khi tiêu tiền rất "thoải mái".

Những người hàng xóm xung quanh cần vay tiền, Cúc có thể "ném" cho vài chục triệu đồng mà không cần phải tính toán. Có trường hợp đi tù về, Cúc đã cho vay hơn 100 triệu đồng… Khi cơ quan điều tra nói đến khoản tiền cho vay này, Cúc tỉnh bơ nói rằng: Có hơn một trăm triệu đồng ăn nhằm gì nên tôi không khai vào đây.   

2 siêu lừa Bùi Thu Hằng và Huỳnh Thị Huyền Thư.

Thủ đoạn của vợ chồng Quyên, Quang ở Đan Phượng, Hà Nội là đánh bóng thương hiệu, thành lập doanh nghiệp kinh doanh buôn bán. Ngoài vỏ bọc của một doanh nghiệp trẻ thành đạt, Quyên và chồng còn tham gia vào rất nhiều hoạt động từ thiện, phô trương khả năng tài chính bằng cách mở các gara ôtô, cửa hàng kinh doanh vàng bạc (thực chất số ôtô để tại các gara phần lớn đều là tài sản ký gửi của nhiều doanh nghiệp và cá nhân khác).

Toàn bộ số vàng, bạc bày bán ở cửa hàng vàng bạc Quang, Quyên chỉ là đồ mỹ ký… Nhìn cơ ngơi đồ sộ của doanh nghiệp Quang, Quyên, nhiều người dân đã tin tưởng và bắt đầu huy động vốn.

Trùm nợ Phạm Thị Chinh ở Cầu Giấy (Hà Nội), thì lại tạo cho mình một vỏ bọc "tử tế". Khi sống ở khu tập thể, Chinh luôn tỏ ra thân thiện với mọi người. Không dừng lại ở đó, Chinh còn "lợi dụng" bố, mẹ chồng của mình.

Trước khi vay tiền của ai, Chinh thường nhờ bố hoặc mẹ đứng ra đặt vấn đề với người cần vay tiền. Khi được họ đồng ý cho vay, Chinh sống rất "thơm thảo" thường xuyên qua lại biếu quà cáp. Sau đó, Chinh còn sử dụng tiền vay được của những người nhẹ dạ, mua sắm ôtô và nhiều đồ dùng đắt tiền khác…

Chủ nợ có khả năng lấy được tiền…  

Thực tế các vụ vỡ nợ tín dụng đen xảy ra trong thời gian qua cho thấy nạn nhân và đối tượng trong các vụ án này đều là những phụ nữ "chân yếu, tay mềm". Giải thích cho lý do này, một cán bộ Công an huyện Phú Xuyên chia sẻ: Trong cuộc sống hằng ngày, người phụ nữ thường là người nắm giữ "tay hòm chìa khóa", quản lý về kinh tế trong gia đình. Vì thế, nếu cùng là phụ nữ, họ sẽ dễ tiếp cận với nhau hơn.

Trong khi đó, ở các huyện ven đô như Đan Phượng, Phú Xuyên phần lớn người phụ nữ vẫn làm nông nghiệp, quanh quẩn sau lũy tre làng nên sự hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế. Họ không phân biệt được đâu là hình sự và dân sự, thế nào là vay có bảo đảm, vay có sự bảo lãnh của người thứ 3. Một số người chỉ nghĩ rằng khi đã có giấy biên nhận, có chứng minh nhân dân thì có thể đòi được tiền nên có thể cho vay hàng tỷ đồng chỉ bằng một mảnh giấy con con…

Đó cũng là lý do vì sao các đối tượng nữ giới thường dễ tiếp cận với các phụ nữ để huy động vốn của họ. Bên cạnh đó, các đối tượng huy động vốn thường nhẹ nhàng, khéo léo và biết cách tạo các vỏ bọc hoàn hảo.

Để hạn chế các vụ vỡ nợ trên, trước tiên phải coi trọng công tác tuyên truyền pháp luật…Việc tuyên truyền cần phải sâu rộng, để định hướng được dư luận, bóc trần thủ đoạn phạm tội của các đối tượng gây án. Bởi thực tế cho thấy, lòng tham luôn thường trực trong mỗi con người. Nếu các đối tượng đến vay tiền, ta chỉ cần đặt một câu hỏi thật đơn giản: Chúng kinh doanh gì mà trả lãi suất cao đến như vậy?. Chỉ cần trả lời được câu hỏi này, thì mỗi người sẽ tỉnh táo để không bao giờ "đầu tư" theo kiểu may rủi như thế. Việc liên tục để xảy ra các vụ vỡ nợ như trên đây chính là công tác phòng ngừa từ cơ sở. Bởi thực tế cho thấy các vụ vay tiền này thường diễn ra âm ỉ, trong thời gian dài nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Các đường dây đã hình thành đường dây khép kín với các vệ tinh hay còn gọi là đại lý cấp 1, cấp 2 và cấp 3.

Từ các vụ vỡ nợ cũng đặt ra các yêu cầu cho việc siết chặt quản lý tiền tệ. Trong khi doanh nghiệp thiếu vốn thì số tiền nhàn rỗi trong dân lại không được huy động. Khi các vụ đổ bể này lan ra, mới thấy lượng tiền đó lớn như thế nào. Cùng với việc tuyên truyền cần phải xem xét điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế cho thấy các điều khoản của tội danh này còn rộng và rất chung (tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) nên trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc. Chính vì thế nhiều đối tượng đã lợi dụng kẽ hở này để phạm tội. Có khi chúng nợ hàng chục tỷ đồng nhưng vẫn chỉ trả nợ nhỏ giọt vài trăm nghìn đồng để lách luật.

Từ các vụ việc được phát hiện trong thời gian qua cho thấy, khả năng đòi lại nợ là rất khó thực hiện. Bởi phần lớn các đối tượng ngoài việc đầu tư không đúng mục đích, kinh doanh thua lỗ thì một phần tài sản ít ỏi còn lại cũng đều đã bị thế chấp để tiếp tục vay tiền. Vì thế, trong các vụ vỡ nợ này, các "chủ nợ" thực sự của vụ án (phần lớn là những người lao động nghèo) sẽ là người thiệt thòi nhất

 

                                                                   Theo Báo CAND

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục