Tuy có được "bảo bối" là bản tường trình vụ đi với 1 nam giới vào đồi thông hai mộ trên hồ Than Thở nhưng Cường vẫn không khống chế được vợ mình mà vẫn bị chị Tâm ngăn cản, không cho cưới vợ khác nên Cường đã bàn với Minh tố cáo hành vi cướp tài sản của Tâm đến Công an TP Đà Lạt...
Ngày 17/11, TAND TP Đà Lạt chính thức có văn bản công khai xin lỗi chị Vương Thị Tâm (trú tại 48 Bạch Đằng, phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng) vì đã xét xử oan sai cho chị trong một vụ án cách nay hơn 4 năm. Văn bản nêu rõ: "Bản án trên của Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt là oan sai, gây tổn thất về tinh thần và thiệt hại về tài sản cho bà (Vương Thị Tâm - PV)". Vụ "cướp" trên đồi thông hai mộ Mặc dầu không làm hôn thú nhưng Lê Quốc Cường (43 tuổi, ngụ tại đường Nguyễn Văn Cừ, TP Đà Lạt) và Vương Thị Tâm (40 tuổi) có tổ chức đám cưới vào năm 2002 và có với nhau hai đứa con sinh đôi. Sau vài năm chung sống, chị Tâm phát hiện chồng mình có quan hệ với một phụ nữ khác và chuẩn bị làm đám cưới với người này nên đã ra sức ngăn cản. Và, Cường đã nghĩ đến một màn kịch… Hôm đó là ngày 6/1/2006, Trần Thiện Thanh (35 tuổi, tạm trú tại số 3, Thiên Thành, phường 4, Đà Lạt), bạn của Cường, hẹn Tâm ở quán cà phê Gia Nguyễn trên đường Nguyễn Chí Thanh (Đà Lạt). Khi hai người đang ngồi nhâm nhi cà phê thì Trịnh Ngọc Minh, 32 tuổi, trú tại 9A Triệu Việt Vương, phường 4, Đà Lạt, bạn của Thanh xuất hiện với một chiếc giỏ xách trên tay. Thanh giới thiệu Minh với Tâm để hai người… làm quen. Sau đó, lấy lý do có việc riêng, Thanh xin phép ra khỏi quán cà phê. Còn lại hai người tại cà phê Gia Nguyễn, chị Tâm và Minh ngồi nói chuyện được một lúc thì rủ nhau đi chơi chỗ khác. Minh đã dùng xe máy để chở Tâm đến đồi thông hai mộ trên hồ Than Thở, và dĩ nhiên là không quên mang theo chiếc túi xách.
Chị Vương Thị Tâm trình bày với các nhà báo về chuyện TAND TP Đà Lạt đã xử oan sai đối với chị.
Tại đồi thông hai mộ, Minh lấy gói thuốc lá do Thanh đưa lúc nãy ra hút. Tâm vừa đi khóa xe máy quay vào thì thấy Minh "ngất xỉu" nằm trên bãi cỏ. Đồi thông hai mộ khá vắng vẻ nên Tâm không biết phải xử lý thế nào. Định đi xuống phía dưới cầu cứu ai đó nên Tâm mang theo túi xách của Minh đi cùng. Đúng lúc đó thì một "công an hình sự" xuất hiện và tự xưng là Nguyễn Thái Bảo Trường (29 tuổi, trú tại C5 Nguyễn Trung Trực, phường 4, Đà Lạt). Trường giữ Tâm lại yêu cầu viết tường trình về việc "phục thuốc mê và cướp túi xách" của Minh.
Sau khi viết tường trình, chị Tâm đã điện thoại cho Thanh (bạn của Minh) nhưng Thanh không đến nên đã điện thoại cho chồng mình là Cường đến để "bảo lãnh" theo yêu cầu của "cảnh sát hình sự" Nguyễn Thái Bảo Trường.
Tuy có được "bảo bối" (giấy tường trình) nhưng Cường vẫn không khống chế được vợ mình mà vẫn bị chị Tâm ngăn cản, không cho cưới vợ khác nên Cường đã bàn với Minh tố cáo hành vi cướp tài sản của Tâm đến Công an TP Đà Lạt.
Lật tẩy
Tiếp nhận vụ việc, Công an TP Đà Lạt ngay lập tức vào cuộc và khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Vương Thị Tâm về tội "Cướp tài sản".
Ngày 16/8/2007, tại phiên sơ thẩm, TAND TP Đà Lạt đã tuyên phạt Vương Thị Tâm 30 tháng tù vì tội "Cướp tài sản" (bản án số 109/2007/HSST ngày 16/8/2007) nhưng cho hưởng án treo. Chị Tâm đã kháng án. Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc trở lại, và vụ việc đến lúc này mới được sáng tỏ.
Tại bản án số 90/2008/HSST ngày 24/12/2008 với chủ tọa phiên tòa là ông Võ Đình Nghị đã "nhận thấy": "Đến ngày 26, 27 và 28/2/2008, các đối tượng Cường, Minh, Trường và Thanh mới khai nhận vụ việc trên là do bọn chúng dàn dựng tạo ra vụ cướp giả để đưa Tâm vào con đường phạm tội. Tại bản cáo trạng số 66/KSĐT-P2 ngày 17/11/2008 của Viện KSND tỉnh Lâm Đồng truy tố các bị cáo Lê Quốc Cường, Trịnh Ngọc Minh, Trần Thiện Thanh và Nguyễn Thái Bảo Trường về tội "vu khống". Tòa đã tuyên phạt các bị cáo Cường, Minh, Thanh và Trường mức án từ 24 đến 30 tháng tù (nhưng cho hưởng án treo).
Trước đó, ngày 18/8/2008, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng đã có "Quyết định đình chỉ điều tra bị can" số 05/KSĐT-P2 đối với chị Vương Thị Tâm vì "xét thấy hành vi trên của Vương Thị Tâm không cấu thành tội phạm cướp tài sản".
Cũng cần nói thêm, đến 30/1/2011, TAND TP Đà Lạt đã có "Quyết định bồi thường thiệt hại" cho chị Vương Thị Tâm số tiền 105 triệu đồng. Và, với Văn bản số 343/CV-TA gần đây nhất, TAND TP Đà Lạt đã công khai xin lỗi chị Tâm vì "Bản án trên (Bản án số 109/2007/HSST ngày 16/8/2007 của TAND TP Đà Lạt - PV) là oan sai, gây tổn thất về tinh thần và thiệt hại về tài sản cho bà"
Theo Báo CAND
Có vạch sơn chỉ đường giành cho người đi bộ và cả đèn tín hiệu nhưng người điều khiển phương tiện giao thông vẫn phóng vù vù, mặc người đi bộ chấp chới ngay trên phần đường của mình dù đi đúng nhịp đèn xanh. Nếu mỗi người tham gia giao thông không tôn trọng quyền của người đi bộ và Luật Giao thông đường bộ sẽ không hạn chế được nguy cơ mất an toàn cho chính bản thân họ và cho cả những người khách bộ hành.
Khi lực lượng tuần tra giao thông đang xử lý ôtô 4 chỗ hiệu Daewoo Centra 4 chỗ BKS 51A-00.096 do 2 người nước ngoài điều khiển chạy lùi với tốc độ cao trên quốc lộ 1A thì một số nhân chứng chứng kiến vụ việc đã phát giác 2 người nước ngoài này có nhân dạng giống với hai kẻ đã từng lừa đảo bằng cách giả hỏi đường rồi lấy mất tiền của họ.
Cách đây trên hai chục năm tôi được chuyển công tác từ Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây về Nhà xuất bản Công an nhân dân. Từ dân sự sang làm việc ở một đơn vị vũ trang trong công tác sáng tác xuất bản tôi có nhiều bỡ ngỡ. Nhưng cũng thật vui khi thủ trưởng trực tiếp của mình lúc ấy là Giám đốc Phan Văn Thẩm. Cấp trên của anh Thẩm là đồng chí Phạm Văn Dần, người thầy giáo cũ của tôi.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 24/3/2010 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án TTPBGDPL cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009-2012, thời gian qua, công tác tuyên truyền đã được triển khai nghiêm túc và đạt được những kết quả nhất định. Phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Trưởng ban điều hành Đề án TTPBGDPL cho NLĐ và NSDLĐ trong các loại hình doanh nghiệp tỉnh để hiểu rõ hơn những thuận lợi, khó khăn, những định hướng cụ thể nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền trong thời gian tới.
Ngày 16-11, luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn (Trưởng văn phòng luật sư Phạm và Liên danh – đơn vị được tỉnh Đắc Lắc thuê đứng chủ đơn khởi kiện hủy bỏ 2 nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký tại Trung Quốc) cho biết đã nhờ một văn phòng luật sư thân thiết ở Trung Quốc gửi thư cho Công ty TNHH cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu (địa chỉ tại số 1903 - 1905 Quảng trường Hợp Nhuận, đường Đại Nam, TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đề nghị hủy bỏ 2 nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột họ đăng ký tại Trung Quốc.
Vì mâu thuẫn giữa hai băng nhóm xã hội đen nên xảy ra cuộc hỗn chiến khiến một “đàn anh” của nhóm này bị các đối tượng nhóm kia chém tử vong ngay tại chỗ.