Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Bộ CHQS tỉnh động viên tân binh tỉnh ta trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: P.V
(HBĐT) - Năm 1944, trước yêu cầu đấu tranh chống quân thực dân, phát xít, chuẩn bị lực lượng quân sự hỗ trợ nhân dân nổi dậy giành chính quyền, Bác Hồ đã ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ đó được Bác Hồ, Đảng ta giáo dục, nhân dân ta nuôi dưỡng, chở che, đùm bọc, Quân đội nhân dân Việt
Là người sáng lập quân đội cách mạng, Bác Hồ đặc biệt quan tâm giáo dục lực lượng vũ trang “Trung với nước, hiếu với dân”. Người cho rằng, cán bộ, đảng viên trong quân đội hiếu với dân cũng như hiếu chính cha mẹ mình. Sáng ngày Chủ nhật 26/5/1945, các đây vừa tròn 65 năm, Bác đã đến dự lễ khai giảng khóa 1 trường võ bị Trần Quốc Tuấn. Trước lãnh đạo nhà trường và đội ngũ học viên, Bác đã nóiự những lời nghiêm trang nhưng rất thân tình. Bác nói: “Trung với nước, hiếu với dân” là bổn phận thiêng liêng, trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là một vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia của nước ta. Trung với nước, hiếu với dân là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Lợi ích cơ bản nhất là cấp thiết nhất của nhân dân ta lúc này là độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc. Phải hết lòng, hết sức đấu tranh để thật sự đạt được lợi ích đó. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc phải yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình. Phải có đạo đức: trí, nhân, dũng, cần, kiệm, liêm, chính. Phải nhìn rộng, suy nghĩ, biết nuôi khí dân, biết định khí quân. Học phải đi đôi với hành, học để mà hành, hành để mà học, có học có hành mới có tiến bộ”. (1)
Sáng chủ nhật của ngày 5/1945, trời nắng, cái nắng đầu hè, học viên, nghiêm trang lắng nghe từng lời Người dạy. Bác lại nói tiếp: “Làm người cán bộ phải siêng năng, trời sinh ra con người ai cũng có ngũ quan. Nhưng người cán bộ có chỗ khác là biết tận dụng ngũ quan để làm việc cho cách mạng, cho nước, cho dân, mắt phải nhìn sát thực tế, quan sát kỹ lưỡng định hình, mũi phải siêng ngửi thấy những vấn đề mới mẻ, tai phải siêng nghe các ý kiến anh em, bè bạn, đồng nghiệp, cấp trên còn phải nghe cả định nữa để dễ bề đối phó, tay phải siêng lao động, chân phải đi sát quần chúng, đi sát bộ đội. Người ta có hai mắt, hai tai, hai chân nhưng chỉ có một mồm nên cần ít nói, nói những điều cần thiết mà đã cần thếit thì nói đi nói lại trăm nghìn lần cũng vẫn phải siêng, càng có lợi cho cách mạng”(2).
Sau khi ở Pháp về, cuối tháng 10/1946, trong tình thế Hà Nội, Hải Phòng rất căng thẳng. Bác đã tranh thủ lên thăm trường nhan dịp chuẩn bị kết thúc
Trong buổi gặp mặt, tư tưởng Hồ Chí Minh “về quyền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia mà trước hết là chủ quyền lãnh thổ là vô cùng thiêng liên, bất khả xâm phạm. Sự vững bền ổn định chủ quyền là tiền đề là điều kiện bảo đảm cho sự ổn định về trật tự xã hội, AN-QP” (4).
Lời Bác dạy tại lễ khai giảng khóa I tại trường võ bị Trần Quốc Tuấn cách đây vừa tròn 65 năm vẫn mãi khắc sâu với lực lượng vũ trang nhân dân, anh bộ đội Cụ Hồ. Anh bộ đội Cụ Hồ, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã và đang khẳng định bản lĩnh của một đội quân chiến đấu không ngừng vươn tới nắm vững tri thức khoa học làm chủ các vũ khí, khí tài tối tân, sẵn sàng đối phó với mọi cuộc chiến tranh hiện đại.
Đội quân ấy còn là đội quân công tác, sống giữa lòng dân, vui niềm vui của dân, chia sẻ những gian khó của dân, mở đường giao thông, miệt mài dạy cái chữ cho con em dân tộc thiểu số, hăm hở cùng bà con trèo đèo dẫn nước về đồng, cần mẫn gieo trồng những mùa gặt mới trên những thửa ruộng bậc thang.
Lời Bác dạy mãi mái là lời nhắc nở lực lượng vũ trang trong thòi kỳ mới coi trọng tăng cường QP-AN đối với địa bàn vùng biên giới, bờ biển, hải đảo, huy động lực lượng cách mạng quần chúng nhân dân để hình thành thế trận quốc phòng toàn dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ kỷ niệm 67 năm ngày thành lập quân đội nhân dân, một chặng đường vẻ vang của các anh bộ đội Cụ Hồ, mãi là hình ảnh thân thương như trong lời ca mộc mạc:
“Anh đến bà con mừng
Anh đi bà con nhớ...
... Rừng bao nhiêu lá thương anh biết mấy
Uống nước đầu sông lại nhớ đến nguồn”.
4. Hồ Chí Minh toàn tập 9, trang 404
Ngày 23-12, tại Hà Nội, Bộ tư lệnh Binh chủng Pháo binh tổ chức hội nghị quân chính, đánh giá toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012.
(HBĐT) - Ngày 23/12, tại khách sạn Kim Liên (Hà Nội), Bộ Thông tin- Truyền thông (Bộ TT-TT) tổ chức hội nghị tập huấn cho hơn 100 phóng viên báo, Đài PT-TH các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm giai đoạn 2011 – 2015. Tới dự có đồng chí Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ TT-TT, lãnh đạo Cục Báo chí, Cục Phòng chống TNXH, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Cục CSĐT (Bộ Công an).
(HBĐT) - Sau khảo sát thôn Bãi Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi), Ban CHQS huyện tham mưu cho Huyện uỷ ra chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng mô hình làng văn hoá - quốc phòng ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Đề nghị UBND huyện ưu tiên các dự án tập trung cho thôn Bãi Tam, xã Đú Sáng. Đồng thời, Ban CHQS huyện chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân thôn Bãi Tam, xã Đú Sáng tích cực thực hiện Đề án.
(HBĐT) - Để thực hiện tốt chủ trương của tỉnh về phát triển đảng viên trong thanh niên, sinh viên các trường học đi làm nghĩa vụ quân sự, Ban Thường vụ Huyện ủy Đà Bắc đã giao cho các ban xây dựng Đảng, ĐUQS huyện, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, huyện Đoàn phối hợp, tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức triển khai hướng dẫn Đảng uỷ các xã, thị trấn, trường THPT phát hiện, bồi dưỡng nguồn, giáo dục, rèn luyện qua thực tiễn học tập, công tác.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác tại Công an Hà Nội Bộ trưởng Trần Đại Quang nêu rõ, Công an TP Hà Nội không ngừng nâng cao nhận thức chính trị và trình độ nghiệp vụ; nắm chắc tình hình và hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm; đấu tranh mạnh mẽ với các loại tội phạm, kiềm chế sự gia tăng tội phạm và tệ nạn xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp…
Nếu như không có các cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Ia Púch (727) về giúp đỡ thì người dân xã Ia Púch vẫn sống trong cảnh cái nghèo, cái đói đeo đẳng mãi. Sẽ còn lâu lắm mới biết trồng lúa nước, mới có cuộc sống bình yên như hôm nay.