Càng cận Tết, lượng hàng hóa tập trung về chuẩn bị cho đợt mua sắm lớn nhất trong năm càng nhiều thì hàng lậu cũng xuất hiện nhiều hơn. Theo thống kê của lực lượng QLTT Hà Nội, riêng những vụ vi phạm tiêu biểu của 20 ngày đầu tháng 12/2011 đã bằng 1/6 tổng số vụ của cả năm.
Mỗi ngày khám phá hàng chục vụ buôn lậu Theo thống kê của Ban chỉ đạo (BCĐ) 127 TW, từ đầu tháng 12/2011 đến nay, trung bình mỗi ngày lực lượng chức năng khám phá hàng chục vụ buôn lậu lớn, nhỏ với đủ các loại hàng hóa Tết. Nổi bật nhất là các mặt hàng rượu, bia, bánh kẹo, thuốc lá, quần áo, điện thoại di động… trong đó nhiều vụ có giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Điểm đến của hầu hết các loại hàng hóa này là các TP lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Trong năm 2011, riêng Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra và xử lý trên 1.077 vụ kinh doanh, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, tịch thu hàng hoá trị giá 23,8 tỷ đồng. Đơn cử gần đây nhất, ngày 16/12/2011, lực lượng chức năng đã phát hiện một kho hàng và 2 toa xe tại Giáp Bát của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Đức Thắng (trụ sở tại số 15 ngõ 2 phố Đại Từ) chứa đầy hàng lậu như: 16.284 chiếc kính mắt thời trang, 430 đôi găng tay giả da, 540 đôi găng tay trẻ em, 1.200 đôi găng tay len, 635 khẩu súng nhựa, 1.400 chiếc bao da điện thoại, 1.400 chiếc sạc pin điện thoại... Cùng ngày, 5 xe ôtô có biển kiểm soát Quảng Ninh và Hà Nội chở hàng lậu cũng đã được phát hiện, trong đó có cả những loại hàng cấm như pháo. Ngoài ra còn có giầy, dép, vỏ điện thoại, quần, áo, tất, vải, âm ly, xe đạp điện... Nguy hiểm nhất là buôn lậu các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các loại thịt chưa qua kiểm dịch. Riêng trong những ngày đầu tháng 12 đã có 7/10 vụ phát hiện lớn có liên quan đến thực phẩm bẩn, với hàng chục tấn gà lông, mứt Tết, rượu ngoại... Các loại hàng hóa này đã trót lọt qua nhiều chốt kiểm tra, về đến tận Hà Nội mới bị lực lượng chức năng bắt giữ. Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Minh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường nhận định: hiệu quả kiểm soát lĩnh vực ATVSTP vẫn còn rất thấp. Năm 2011, lực lượng QLTT cả nước đã xử lý 6.864 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATVSTP, nhưng không thấm vào đâu so với những vi phạm thực sự diễn ra.
Mua sắm nhộp nhịp cuối năm là thời cơ trà trộn của nhiều loại hàng kém chất lượng.
Tập trung chống đầu cơ, găm hàng
Nhận định năm nay là năm giá hàng hóa thiết yếu biến động bất thường, tăng liên tục và duy trì ở mức cao, gây khó khăn cho đời sống của nhân dân, việc giữ bình ổn giá cuối năm trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Đặc biệt ở những TP lớn như Hà Nội, có những thời điểm giá thịt, rau bị đẩy lên chót vót, chênh lệch lớn từ nguồn cung đến điểm bán lẻ.
Chi cục QLTT Hà Nội cho biết: Kiểm tra trong năm qua cho thấy hành vi vi phạm về giá vẫn xảy ra khá phổ biến, nhất là tại các cửa hàng, các chợ... Nguyên số vụ bị phát hiện, xử lý đã lên tới 1.455 vụ, với số tiền xử phạt gần 1,5 tỷ đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu vẫn là không niêm yết giá hàng hoá, bán hàng cao hơn giá niêm yết, niêm yết không đầy đủ mặt hàng theo quy định…
Thậm chí, ngay cả những doanh nghiệp được nhận ngân sách của TP để tham gia bình ổn giá cũng có biểu hiện “đối phó”. Các đội QLTT đã kiểm tra và phát hiện nhiều điểm đăng ký tham gia bình ổn giá nhưng không hoạt động hoặc hoạt động mang tính chất tượng trưng. Lực lượng QLTT cũng đã xử lý nhiều điểm bán hàng bình ổn vi phạm về niêm yết giá, bán hàng quá hạn sử dụng, hàng không đảm bảo VSATTP.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Ngọc – Thường trực BCĐ 127 TP Hà Nội cho biết: Từ nay đến cuối năm, các lực lượng chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng bạc, thu đổi ngoại tệ trên địa bàn. Tập trung ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng cấm, kiểm tra các mặt hàng liên quan đến VSATTP, hàng kém chất lượng, nhất là các mặt hàng có nguy cơ cao và thực phẩm chế biến.
Xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá, gây bất ổn định thị trường. Được biết tính đến ngày 15/12, lực lượng QLTT Hà Nội đã xử lý được 7.184 vụ vi phạm, thu về hơn 49 tỷ đồng
Theo Báo CAND
(HBĐT) - Ngày 31/12/1951, Bộ Công an đã ra nghị quyết về việc xây dựng mô hình tổ chức mới của ngành, trong đó, lực lượng làm công tác điều tra được tổ chức thành một bộ phận riêng gọi là lực lượng chấp pháp. Đây là tổ chức điều tra chuyên trách đầu tiên của ngành công an, có nhiệm vụ điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và TTATXH. Vì vậy, ngày 31/12/1951 được xác định là ngày truyền thống lực lượng an ninh điều tra (ANĐT) và Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra (VPĐT). Trải qua 60 năm chiến đấu, trưởng thành, bộ máy tổ chức của lực lượng ANĐT và VPĐT đã từng bước được kiện toàn từ T.ư đến địa phương.
(HBĐT) - Ngày 30/12, Ban chỉ đạo 127/ĐP tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (2001 - 2011); triển khai nhiệm vụ công tác năm 2012. Đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ 127/ĐP tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 16/12/2011, Ban ATGT tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-BATGT về đảm bảo trật tự năm an toàn giao thông năm 2012 với chủ đề trọng tâm là “Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông trên địa bàn tỉnh”.
“Thật vui mừng và ý nghĩa biết bao, tại mảnh đất chiến khu lẫy lừng với bao chiến công lịch sử, chúng tôi được gặp lại những thế hệ cán bộ Đoàn, những gương mặt tuổi trẻ quân đội hôm nay. Tôi nghĩ, cuộc giao lưu này là cuộc gặp gỡ giữa lịch sử và hiện tại, của khát vọng niềm tin và lý tưởng của thanh niên” – Đại tá Vũ Hồ, nguyên cán bộ Phòng thanh niên (Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị) thốt lên như vậy trong đêm giao lưu “60 năm – Tự hào tiếp bước” do Tổng cục Chính trị chỉ đạo tổ chức tại Trung đoàn 246, Sư đoàn 346 (Quân khu I). Nơi đây, tròn 60 năm về trước đã ra đời chi đoàn cứu quốc đầu tiên trong quân đội.
Từ lời khai của người vận chuyển 400 bao thuốc lá hiệu 555, cảnh sát kinh tế đã lần ra đường dây cung cấp thuốc lá lậu với số lượng cực lớn vào nội thành Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 21/2/2011, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 201/KH-UBND về việc thực hiện “Ngày pháp luật” trên địa bàn tỉnh. Sau gần 1 năm triển khai, thực hiện đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận: 20 sở, ban, ngành của tỉnh; 126 phòng, ban chuyên môn và các đơn vị trên địa bàn cấp huyện; 131 xã, phường, thị trấn đã tổ chức triển khai, thực hiện được “Ngày pháp luật”.