Bác Vũ Hồ (thứ hai, bên trái) và bác Nguyễn Hữu Quyền (thứ tư, bên trái) trong đêm giao lưu.

Bác Vũ Hồ (thứ hai, bên trái) và bác Nguyễn Hữu Quyền (thứ tư, bên trái) trong đêm giao lưu.

“Thật vui mừng và ý nghĩa biết bao, tại mảnh đất chiến khu lẫy lừng với bao chiến công lịch sử, chúng tôi được gặp lại những thế hệ cán bộ Đoàn, những gương mặt tuổi trẻ quân đội hôm nay. Tôi nghĩ, cuộc giao lưu này là cuộc gặp gỡ giữa lịch sử và hiện tại, của khát vọng niềm tin và lý tưởng của thanh niên” – Đại tá Vũ Hồ, nguyên cán bộ Phòng thanh niên (Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị) thốt lên như vậy trong đêm giao lưu “60 năm – Tự hào tiếp bước” do Tổng cục Chính trị chỉ đạo tổ chức tại Trung đoàn 246, Sư đoàn 346 (Quân khu I). Nơi đây, tròn 60 năm về trước đã ra đời chi đoàn cứu quốc đầu tiên trong quân đội.

 

Chuyện về “bánh xe thứ năm”

Đêm Việt Bắc ngày cuối năm trời trở lạnh nhưng không khí của núi rừng vẫn ấm áp, cuốn hút bởi cuộc giao lưu diễn ra tưng bừng. Khắp các nẻo đường về Đoàn Tân Trào, rất đông thanh niên và bà con các dân tộc tay trong tay rảo bước tụ hội cùng chia vui với những người lính.Sau màn hợp ca truyền thống hoành tráng tái hiện những trang sử của Chi đoàn cứu quốc đầu tiên trong quân đội do Đoàn Văn công Quân khu I thể hiện, hàng nghìn bạn trẻ đã bị cuốn hút nghe nghe Đại tá Vũ Hồ kể chuyện ngày đầu thành lập Chi đoàn cứu quốc đầu tiên. Từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công đến Chiến thắng Biên giới 1950, quân đội ta ngày càng lớn mạnh, nhu cầu đòi hỏi một tổ chức trung kiên làm cánh tay phải và lực lượng dự trữ nguồn cán bộ cho Đảng đã được đặt ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sớm nhận thấy: Muốn phát triển phong trào thanh niên quân đội, phải có một tổ chức, tổ chức đó chính là đoàn thanh niên cứu quốc trong quân đội.

Chính vì vậy, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng cục Chính trị và Trung ương Đoàn, đầu năm 1952, Đoàn cán bộ gồm 5 đồng chí do bác Phạm Văn Lịch dẫn đầu trong đó có bác Vũ Hồ đã về Trung đoàn 246 để xây dựng phong trào.

Đại tá Vũ Hồ chia sẻ: Lịch sử có những sự gặp gỡ không hẹn trước nhưng rất thiêng liêng. Trung đoàn 246 khi đó đóng tại Việt Bắc, cái nôi của cách mạng, Thủ đô của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, địa danh đã gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc. Nơi đây đã ghi dấu ấn sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đến năm 1952 đã chứng kiến sự ra đời của tổ chức Đoàn thanh niên Cứu quốc đầu tiên trong Quân đội.

Ngày đầu về Trung đoàn, đoàn cán bộ 5 người gặp đôi chút khó khăn khi vận động thành lập chi đoàn. Một số cán bộ đơn vị ngập ngừng: “Nhiều năm nay, không có tổ chức đoàn thì đơn vị vẫn vững mạnh, liên tục đánh thắng. Trung đoàn đang như chiếc ô tô 4 bánh, nay lắp thêm tổ chức đoàn, như thêm chiếc bánh thứ năm, liệu có tốt hay chỉ thêm rườm rà”.

Một tiết mục tái hiện lịch sử của Trung đoàn 246 - Nơi có Chi đoàn cứu quốc đầu tiên trong quân đội

 

Vượt qua những rào cản ban đầu, ngày 8-2-1952, Chi đoàn Đại đội 29 thuộc Tiểu đoàn 183 đã được thành lập (nay là Chi đoàn 9, Liên chi đoàn 3, Đoàn cơ sở Trung đoàn 246). Bác Vũ Hồ nhớ lại: Chúng tôi hồi hộp theo dõi bước đi đầu tiên của chi đoàn. Năm 1952-1953, Chi đoàn 29 cùng Trung đoàn tham gia chiến đấu tại các tỉnh trung du: Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Các phong trào thi đua: “Xung kích giết giặc lập công”, “Cần kiệm đi đầu, ra quân quyết thắng”, “Phát huy sáng kiến cải tiến trang bị”… được triển khai rộng khắp. Mỗi phong trào là một chiến công mà từ đó đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, chiến đấu kiên cường, bằng mồ hôi và cả máu để viết nên từng trang sử vẻ vang của chi đoàn. Gương đoàn viên Nguyễn Văn Linh bị thương nặng ở bả vai vẫn kiên cường bám trụ chiến đấu thu hút địch cho đơn vị rút khỏi vòng vây trong trận đánh ở Thanh Mai – Lâm Thao… Gương chiến đấu, anh dũng hy sinh của bí thư chi đoàn đầu tiên, đồng chí Phạm Ngọc Rao trong trận đánh tiêu hao địch tại Núi Voi, đường số 2 Phú Thọ. Để từ đó toàn đơn vị dấy lên phong trào “Noi gương các anh đánh giặc”.

Vị trí, vai trò của Chi đoàn được khẳng định. 4 năm sau đó, Tổng cục Chính trị quyết định tổ chức đoàn rộng khắp trong toàn quân.

Truyền thống giục giã

Trong số các đại biểu về dự giao lưu có Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Hữu Quyền, người nổi tiếng trên chiến trường Khe Sanh – Quảng Trị. Bác Quyền chia sẻ: Chúng tôi là lớp đoàn viên đánh Mỹ, bước vào chiến trường với sự thôi thúc trong tim cùng niềm tự hào là đoàn viên của đơn vị có tổ chức đoàn đầu tiên trong quân đội. Nhờ vậy, năm 1967, khi Trung đoàn vào Nam đánh Mỹ, đội hình hành quân có chiến sĩ tái ngũ lần 2, có đoàn viên viết đơn tình nguyện tới 8 lần, có gia đình cả hai anh em cùng một ngày ra trận, có người bố hy sinh thì người con lại lên đường đánh giặc. Đặc biệt, Trung đoàn có đầy đủ tuổi trẻ các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chí, Mông…Những chiến thắng Đường 9 – Khe Sanh, Tà Cơn, Thượng Lào giai đoạn 1968-1971 đều in đậm dấu chân chiến sĩ Trung đoàn.

Truyền thống đoàn kết, gắn bó quân - dân  được tái hiện trong đêm giao lưu

 

Cũng từ niềm tự hào, thôi thúc đó, trong trận quyết chiến không cân sức với lính Mỹ trên điểm cao 689 ngày 7-7-1968, đoàn viên Nguyễn Hữu Quyền đã chỉ huy một trung đội tập kích dũng mãnh vào đội hình một đại đội địch, làm chủ điểm cao và đánh lui 4 đợt phản kích hòng chiếm lại mục tiêu. Rồi tấm gương Anh hùng Phạm Ngọc Khánh một lần nữa làm sáng ngời thêm chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ trung đoàn, bị thương rồi mà nhất định không chịu về tuyến sau. Vẫn chỉ huy đơn vị tiếp tục chiến đấu.

Anh hùng Nguyễn Hữu Quyền kết luận: Tổ chức Đoàn đã đóng vai trò quan trọng trong giáo dục tuổi trẻ chúng tôi hồi đó. Khi chưa được vào Đảng, chúng tôi coi Đoàn là nơi để thấm thía chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tin sức mạnh để biến đau thương thành hành động cách mạng chiến thắng kẻ thù.

Thắp lửa hoài bão cho thanh niên

Màn lửa trại hoành tráng trong đêm giao lưu chính là cách để thế hệ trẻ của Trung đoàn 246 hôm nay thể hiện sức mạnh, niềm tin, lý tưởng của mình. Thiếu tá Ma Công Học,Bí thư Đảng uỷ, Chính ủy Trung đoàn cho biết: Với các mô hình “Chi đoàn huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, làm công tác dân vận tốt”, những cuộc thi “Sáng kiến cải tiến mô hình học cụ”, thi “Tiểu đội trưởng giỏi”, thi “Chiến sĩ giỏi” đến mô hình “Thao trường quyết thắng”, “Giờ học kiểu mẫu”… Tuổi trẻ Trung đoàn 246 hôm nay đã thể hiện xuất sắc vai trò là thế hệ tiếp nối truyền thống hào hùng của đơn vị đã sinh ra tổ chức đoàn đầu tiên trong quân đội.

Thượng sĩ Hà Minh Tuấn, đoàn viên Chi đoàn 9, người dân tộc Tày, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đã tình nguyện viết đơn nhập ngũ, vừa tốt nghiệp loại giỏi lớp đào tạo tiểu đội trưởng đã thay mặt tuổi trẻ đơn vị hứa với thế hệ đi trước, với cấp ủy, chỉ huy đơn vị: “Chúng tôi quyết tâm xây dựng tổ chức đoàn xứng đáng với vị thế, vai trò đặt ra. Trong quá khứ, Đoàn là người bạn, người thầy xây hoài bão lớn cho thanh niên. Nhất định, chúng tôi phải kế tục xứng đáng truyền thống đó”.

 

 

                                                      Theo QĐ ND

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục