Ngày 8-2, tại Hà Nội, Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 họp toàn thể lần thứ ba với sự chủ trì của đồng chí Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, Trưởng ban biên tập. Ðến dự, có Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, đại diện nhiều cơ quan ở T.Ư có liên quan.

 

Phát biểu ý kiến chỉ đạo phiên họp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đánh giá cao hoạt động của Ban Biên tập trong thời gian qua, nhất là trong việc dự thảo Báo cáo một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và Báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992; cho đây là công trình hết sức công phu, phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là đưa ra định hướng những vấn đề về sửa đổi, bổ sung bản Hiến pháp này. Phó Chủ tịch QH đề nghị các đại biểu thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề cơ bản nêu trong hai dự thảo báo cáo nói trên để Ban Biên tập nghiên cứu, tiếp thu và hoàn chỉnh trước khi trình Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các ý kiến phát biểu tại phiên họp đều khẳng định, Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước được quy định trong Hiến pháp, bộ máy Nhà nước ta tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện. Hiến pháp năm 1992 là cơ sở pháp lý cho việc xóa bỏ các quan hệ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập quốc tế. Thể chế hóa đường lối đổi mới về kinh tế của Ðảng, những quy định của Hiến pháp năm 1992 đã tạo nền tảng cho sự đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, góp phần tạo lập được một trật tự các quan hệ kinh tế mới làm chỗ dựa vững chắc cho đổi mới các yếu tố của thượng tầng kiến trúc, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế, giữ vững sự ổn định và phát triển xã hội, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua. Hiến pháp năm 1992 là nền tảng chính trị - pháp lý cho việc đề cao và phát huy nhân tố con người trong đời sống hà nước và xã hội. Các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp năm 1992 ghi nhận đã từng bước được thể chế hóa qua hoạt động lập pháp của Quốc hội tạo thành một hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người và công dân Việt Nam.

Sau 25 năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta đã có những thay đổi sâu sắc, tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng tích cực, sâu rộng cùng với quá trình đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước ta, dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được đẩy mạnh, thì việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 nhằm thể chế hóa kịp thời đường lối đổi mới của Ðảng, phúc đáp yêu cầu của tình hình mới là rất cần thiết.

Mục đích, yêu cầu đặt ra đối với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 nhằm thể chế hóa kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn của Ðảng được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011) và các văn kiện  Ðại hội lần thứ XI của Ðảng về đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; về phát huy dân chủ XHCN và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Ghi nhận những thành quả của cách mạng và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau 25 năm đổi mới đất nước của nhân dân ta, do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo; phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, phấn đấu xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thể hiện lại một số nội dung và kỹ thuật trình bày, bảo đảm các quy định của Hiến pháp đúng tầm là đạo luật cơ bản, có tính ổn định, lâu dài.

Các đại biểu cũng đã thảo luận những vấn đề cụ thể về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

 

                                                                 Theo NhanDan

 

Các tin khác

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạc Thủy là một trong 3 đơn vị của ngành được Bộ Tư pháp công nhận tập thể lao động xuất sắc năm 2011.
Không có hình ảnh
Nhà trẻ Bảo Hạ - nơi giữ cháu Hoàng trước khi cháu bị chết đuối
Không có hình ảnh

Ở nơi thắp lên ân tình hướng thiện

(HBĐT) - Ông Nguyễn Quốc Triệu, Giám đốc Trung tâm CB - GDLĐXH Lạc Sơn cho biết: Hiện, Trung tâm đang quản lý 169 học viên cai nghiện ma túy. Trong những ngày tết vừa qua, ngoài thời gian chữa trị, Trung tâm cũng đã tổ chức các học viên thi đấu thể thao, văn nghệ... để chào đón năm mới.

Mai Châu thi hành án dân sự đạt 97%

(HBĐT) - (HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao có tình hình buôn bán, sử dụng ma túy phức tạp, các vụ việc thi hành án dân sự (THADS) đương sự có liên quan đến các vụ án ma túy chiếm tỷ lệ cao, 80% số việc dân sự trong hình sự có số tiền phạt lớn, hầu hết đương sự lại đang thụ hình tại các trại cải tạo, do đó, công tác thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn.

Bắt đối tượng tấn công website của Bkav

Ngày 7.2, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Bkav tìm ra thủ phạm tấn công website của Bkav.

Phú Yên: Khởi tố, bắt giữ 10 bị can tham gia một tổ chức phản động

Sáng ngày 6-2, Công an tỉnh Phú Yên tổ chức họp báo, thông báo chính thức việc khởi tố vụ án, khởi tố và bắt tạm giam 10 bị can, đã được Viện KSND tỉnh Phú Yên phê chuẩn, về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (theo Điều 258 Bộ luật hình sự).

Chủ động phòng cháy – chữa cháy đối với ô tô, xe máy

(HBĐT) - Thời gian qua, tình hình cháy, nổ ô tô, xe máy trên cả nước diễn biến phức tạp, nhất là từ sau vụ cháy xe máy Honda Dream vào tháng 12/2011 tại Bắc Ninh làm 2 người chết đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho nhân dân.

Những bài học đắt giá

Tại TPHCM những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố điều tra và đưa ra xét xử hàng trăm vụ án lớn nhỏ liên quan đến các tội danh tham nhũng. Riêng năm 2011 đã phát hiện, xử lý 29 vụ với hơn 100 cán bộ, đảng viên bị khởi tố, lãnh án tù về các tội danh này. Trong số đó đáng chú ý có 10 vụ phát hiện mới với tính chất và mức độ phức tạp cả về hành vi, thiệt hại lẫn phương thức, thủ đoạn phạm tội. Từ những vụ án này đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục