Đội CSGT công an TPHB khám nghiệm hiện trường vụ TNGT do người điều khiển phương tiện say rượu gây ra trên cầu Hòa Bình.

Đội CSGT công an TPHB khám nghiệm hiện trường vụ TNGT do người điều khiển phương tiện say rượu gây ra trên cầu Hòa Bình.

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Ban ATGT tỉnhT, trong dịp Tết Nhâm Thìn vừa qua (từ ngày 14/1 - 27/1), toàn tỉnh xảy ra 6 vụ TNGT đường bộ (giảm 4 vụ so với Tết Nguyên đán Tân Mão 2011), làm chết 8 người (giảm 4 người), 5 người bị thương (giảm 1 người). Mặc dù tình hình TNGT giảm cả ba tiêu chí so với cùng kỳ năm trước, nhưng nguy cơ TNGT vẫn còn cao, bởi sau Tết Nguyễn đán là mùa lễ hội.

 

Số liệu thống kê của ủy ban ATGT quốc gia do Ban ATGT tỉnh cung cấp, trong thời gian qua, trên toàn quốc có tới 40% vụ TNGT do chủ phương tiện uống rượu, bia và 11% số người chết khi lưu thông trên đường có liên quan đến bia, rượu. Tỉnh ta cũng nằm trong tỷ lệ đó, Bác sỹ Quách Thiên Tường, Phó Giám đốc thường trực, kiêm Trưởng khoa Ngoại tổng hợp BVĐK tỉnh cho biết: Có tới trên 40% người bị TNGT khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu có mùi rượu, bia. Trong đó hầu hết là nam giới, độ tuổi đa số từ 18-50 tuổi. Có người đang cấp cứu vẫn nôn mửa do uống rượu, bia quá nhiều. Bác sỹ Quách Thiên Tường khẳng định: Sau khi uống rượu, bia điều khiển mô tô, xe gắn máy, ô tô, xe đạp điện là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn  bởi người lái xe thường phản ứng chậm, buồn ngủ, thiếu tập trung hoặc không làm chủ tốc độ, thường phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường rất dễ gây tai nạn

Theo NĐ số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB: Nếu trong một lít khí thở có 0,25-0, 4 mg cồn thì người điều khiển ôtô sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng, người lái môtô bị phạt 200.000-300.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày. Nếu nồng độ cồn vượt mức 0,4 mg, người lái ôtô sẽ chịu mức phạt 4-6 triệu đồng, còn người lái môtô bị phạt 500.000 - 1.000.000 đồng và cùng bị tước giấy phép lái xe 60 ngày. Với mức xử lý như trên, không chỉ cán bộ một số ngành chức năng mà cả người dân đều đề xuất nâng mức phạt đối với hành vi lái xe uống rượu.

ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó trưởng phòng CSGT CA tỉnh cho rằng, chế tài xử phạt hành vi lái xe uống rượu, bia còn thấp. Hiện lái xe uống rượu, bia gây tai nạn nghiêm trọng mới bị tước giấy phép. Vì vậy, cần tăng mức phạt như tước giấy phép lái xe hoặc giữ phương tiện khi lái xe có nồng độ cồn cao, bổ sung hình phạt tù giam khi uống rượu gây tai nạn.

ông Lê Anh Tuấn, cán bộ hưu trí ở phường Đồng Tiến (TPHB) kiến nghị: Đối với CBCC, không chỉ xử lý hành chính mà các cơ quan trực tiếp quản lý phải xem xét kỷ luật khi lái xe uống rượu, bia. ông Nguyễn Mạnh Cường ở thị trấn Lương Sơn cho rằng, cần nâng mức phạt tiền đối với lái xe ôtô uống rượu gấp 2, 5 lần và lái xe môtô gấp 2 lần như hiện nay. Những trường hợp lái xe uống rượu, bia nên bị phạt bổ sung, như tước bằng, tạm giữ xe, buộc học và kiểm tra lại Luật GTĐB. Cơ quan công an cần kịp thời thông báo vi phạm về nơi cư trú, nơi công tác để kiểm điểm.

 Thực tế cho thấy, không chỉ vào dịp lễ, tết mà trong sinh hoạt hàng ngày, tình trạng sử dụng rượu, bia trên địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn rất đáng lo ngại. Từ ăn sáng, đến ăn trưa, ăn tối với giới mày râu dường như không thể thiếu rượu, bia. Mặc dù Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản về việc cấm CBCC uống rượu buổi trưa, nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn. Bên cạnh đó, hầu hết CBCC sử dụng mô tô, ô tô làm phương tiện đi lại. ông Nguyễn Sơn Hải ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) kiến nghị, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người lái xe không uống rượu, bia, cần trang bị đủ máy đo nồng độ cồn cho CSGT để tăng cường kiểm tra người điều khiển phương tiện vào thời gian từ 12-14h và 18-21h.

 Lái xe sau khi uống rượu, bia là nguy hiểm không chỉ cho mình mà còn cho người tham gia giao thông khác. Bà Nguyễn Thị Nhị ở thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) cho rằng: Cùng với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm cần hạn chế quảng cáo rượu, bia trên phương tiện truyền thông đại chúng, không bán rượu, bia tại các bến xe, trạm dừng nghỉ.

Thực trạng trên cho thấy, điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra TNGT, sớm xem xét điều chỉnh, bổ sung và thực hiện những kiến nghị của các cấp, các ngành và người dân chắc chắn sẽ góp phần kiềm chế gia tăng của TNGT.

 

 

                                                                            Đức Phượng

 

Các tin khác

Năm 2011, ngành Tòa án đã phối hợp tổ chức 145 phiên tòa xét xử lưu động tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong ảnh:?Phiên tòa xét xử lưu động tại xã Giáp Đắt (Đà Bắc).
Không có hình ảnh
Hội nghị triển khai công  tác phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2012.
Cả 3 người trong ký án hiếp dâm đã bị bắt trở lại.

Thảo luận một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp năm 1992

Ngày 8-2, tại Hà Nội, Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 họp toàn thể lần thứ ba với sự chủ trì của đồng chí Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, Trưởng ban biên tập. Ðến dự, có Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, đại diện nhiều cơ quan ở T.Ư có liên quan.

Lạc Thuỷ: Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự

(HBĐT) - Năm 2011, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Lạc Thủy thụ lý 201 việc, giá trị thi hành trên 3, 1 tỉ đồng, với 169 việc, trên 2, 8 tỉ đồng có điều kiện thi hành. Kết quả đã thi hành xong 155 việc, thực thu trên 2, 6 tỉ đồng. Được đánh giá là đơn vị tiêu biểu, đạt kết quả tích cực trong công tác THADS, nhất là về giảm số việc và tiền chuyển kỳ sau, Chi cục là một trong 3 đơn vị của ngành được Bộ Tư pháp công nhận tập thể lao động xuất sắc năm 2011.

Yên Thuỷ duy trì hoạt động của 158 tổ hoà giải

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy hiện có 158 tổ hòa giải tại thôn, xóm, tổ dân phố với 895 tổ viên. Thành viên tổ hòa giải là trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là 155 người, bí thư chi bộ 158 người, cán bộ mặt trận và các tổ chức thành viên 520 người.

Bé trai 5 tuổi chết đuối tại nhà trẻ không phép

Ngày 7-2, Công an thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) đã tiến hành khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu Trịnh Minh Hoàng (5 tuổi, ngụ xã Hóa An, thành phố Biên Hòa) tại nhà trẻ Bảo Hạ (ấp Đồng Nai, xã Hóa An), thành phố Biên Hòa.

Hợp tác liên ngành để phòng, chống xâm hại trẻ em

Theo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, năm 2011 toàn quốc phát hiện 1.385 vụ xâm hại trẻ em do 1.548 đối tượng gây ra. Hiện tượng bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng đa dạng, phức tạp, mức độ xâm hại đáng lo ngại, báo động về sự xuống cấp của một bộ phận dân cư trong xã hội.

Ở nơi thắp lên ân tình hướng thiện

(HBĐT) - Ông Nguyễn Quốc Triệu, Giám đốc Trung tâm CB - GDLĐXH Lạc Sơn cho biết: Hiện, Trung tâm đang quản lý 169 học viên cai nghiện ma túy. Trong những ngày tết vừa qua, ngoài thời gian chữa trị, Trung tâm cũng đã tổ chức các học viên thi đấu thể thao, văn nghệ... để chào đón năm mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục