CCB Văn Hồng Lương (trái ) - người sáng tạo cách đánh địch bằng “hỏa công” diệt đồn Đồng Bến (Kỳ Sơn) trong chiến dịch Lê Lợi năm 1949 và tham gia trận đánh Cầu Mè, chiến dịch Hòa Bình năm 1952.
(HBĐT) - Nói về những trận đánh trong các chiến dịch ở Hòa Bình thì không thể không nhắc tới ông Văn Hồng Lương ở tổ 20, phường Chăm Mát (TPHB) - một trong số ít CCB thời kỳ chống Pháp hiện còn sống - với sự mưu trí, tài thao lược trong dụng kế “hỏa công” bắt sống gần 300 binh lính ở đồn Đồng Bến, góp phần chọc thủng phòng tuyến trên hành lang đông - tây của Pháp tại Hòa Bình.
Ở tuổi 83, nếu không bị căn bệnh dạ dày hành hạ, có lẽ bây giờ ông vẫn là một người nhanh nhẹn, hoạt bát. Dẫu vậy, ông vẫn còn trí nhớ tuyệt vời minh mẫn mà không phải ai ở độ tuổi này giữ được. Trong câu chuyện của ông, phần nhiều là những trận đánh công đồn khi ông mới là anh lính rất trẻ tràn đầy nhiệt huyết. ông nhớ lại: thu - đông năm 1949, Liên khu ủy BTL Quân khu 3 quyết định mở chiến dịch Lê Lợi với hướng tiến công chính là Hòa Bình nhằm tiêu diệt một phần sinh lực địch, bẻ gãy hành lang đông - tây và giải phóng một phần đất đai, tạo điều kiện cho phong trào du kích địa phương phát triển. Chủ trương mở chiến dịch Lê Lợi được Quân ủy Trung ương phê chuẩn. Để thực hiện nhiệm vụ này, BTL Quân khu 3 đã tăng cường thêm trung đoàn 66 và Trung đoàn 9 thuộc sư đoàn 304 và 1 tiểu đoàn của Liên khu 10 hoạt động ở phía bắc Hòa Bình phối hợp cùng bộ đội, dân quân du kích địa phương tổ chức đánh địch. Ngày 25/11/1949, chiến dịch Lê Lợi bắt đầu. Ta tiến công hàng loạt các vị trí trên sông Đà, đường 12, đường 6 như suối Rút, chợ Bờ, Mó Hẻm, Pheo, gò Bầu, gò Bùi, Đễnh, Mường Vang, Mường Riệc, Đồng Bến...
Trong đó, đồn Đồng Bến là cứ điểm lớn, có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong toàn tuyến hành lang đông - tây. Do đó Pháp đã tập trung xây dựng đồn Đồng Bến trở thành một cứ điểm vững chắc, bố phòng kiên cố với tường đất dày hàng mét, có 4 lô cốt xung quanh. Ngoài ra, địch còn bố phòng ở đây 1 đại đội lính âu - Phi với khoảng 80 tên và 1 đại đội “lính bảo hoàng” với 150 tên được trang bị vũ khí, hỏa lực mạnh.
Về phía ta, xác định rõ vị trí chiến lược của đồn Đồng Bến, ngay từ tháng 5/1949, BTL Quân khu 3 đã giao cho Trung đoàn 66 chuẩn bị chiến trường. Trung đoàn đã tách 1 tiểu đoàn lấy phiên hiệu 101 trực tiếp phụ trách. Nhận nhiệm vụ đó, tiểu đoàn 101 đã giao cho tổ quân báo do Văn Hồng Lương làm tiểu đội trưởng trinh sát nắm tình hình mục tiêu, đồng thời làm công tác tham mưu, trực tiếp chuẩn bị các phương án tác chiến. Công tác chuẩn bị âm thầm diễn ra trong thời gian 6 tháng, khi thời cơ đã chín muồi, đến ngày 25/11/1949, ta phát lệnh tấn công. Nhớ lại trận đánh đó, người lính năm xưa bồi hồi: tấn công đồn kiên cố khi binh lực, hỏa lực ta chưa có gì; pháo lớn không có, cả đơn vị có 1 khẩu cối 120 mm nhưng khi bắn không hiệu quả. Qua nghiên cứu, nhận thấy đồn Đồng Bến dù được làm kiên cố nhưng lại lợp hoàn toàn bằng mái gianh. Do vậy, có thể dùng hỏa công để đánh. Sau nhiều đêm không ngủ, tiểu đội trưởng Văn Hồng Lương đã tìm ra lời giải. ông cho anh em vào rừng lấy gốc tre về chẻ ra rồi buộc lại thành hình chữ thập (dấu +), các đầu tre đều được vót nhọn rồi buộc giẻ, tẩm dầu vào đốt. Qua quá trình làm thử thấy đạt hiệu quả cao, ông đã đề xuất với đơn vị dùng “hỏa công” đánh đồn. Sáng kiến được chấp nhận. Đêm 25/11/1949, khi nhận lệnh công đồn, tiểu đội trưởng Văn Hồng Lương đã dẫn đầu cùng hơn 10 chiến sỹ vượt qua 3 tầng hàng rào thép gai, bí mật tiếp cận lô cốt địch. Khi có lệnh phát hỏa tấn công hàng trăm mồi lửa được ném vào mái gianh, lửa bùng cháy làm địch trong đồn hoảng loạn rời bỏ vị trí chiến đấu... Đã có hơn 70 tên lính âu - Phi và hơn 100 tên “lính bảo hoàng” ra hàng. Chỉ có duy nhất một tên quan hai tên là Norien chạy thoát về Hòa Bình.
Trận đánh chỉ diễn ra trong thời gian 15 phút nhưng với cách đánh sáng tạo, hiệu quả, ta đã hạ một trong những cứ điểm được coi là vững chắc nhất của giặc Pháp mà không tốn một viên đạn, đặc biệt đã không để xảy ra thương vong cho cả ta và giặc cũng như đảm bảo an toàn cho những người bị bắt làm phu phen, tạp dịch trong đồn góp phần làm phá sản âm mưu chia cắt, bẻ gãy phòng tuyến đông - tây của địch ở Hòa Bình. Với chiến công ấy, khi bình công rút kinh nghiệm, tiểu đội trưởng Văn Hồng Lương đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Vào hồi 3h sáng ngày 19/2, tại gia đình chị Bùi Thị Phương Hồng ở tổ 15, phường Thái Bình, thành phố Hoà Bình đã xảy ra cháy. Ngọn lửa đã thiêu rụi tầng một của căn nhà. Tài sản thiệt hại gồm 1 xe hon da SCR, 1 dàn vi tính, 1 dàn karaoke, 1 tivi LCD hiệu Samsung 42 icnh, 160 triệu đồng tiền mặt để trong cốp xe máy và toàn bộ đồ đạc sinh hoạt trong nhà.
(HBĐT) - Xã Bình Cảng (Lạc Sơn) có 3.450 khẩu, dân cư phân bố rải rác và được chia thành 7 xóm với 717 hộ. Người dân trong xã chủ yếu trông bào sản xuất nông - lâm nghiệp, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Ngày 17/2, Sở Tư pháp đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác ANTT năm 2011 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.
(HBĐT) - Tại Hòa Bình, đêm 7/1/1952, Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) đã tổ chức tiến công tiêu diệt đồn Pheo; Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) được du kích dẫn đường tập kích thị xã Hòa Bình, diệt các vị trí ngoại vi. Chỉ trong một đêm, ta hạ 6 đồn.
(HBĐT) - Với tinh thần trách nhiệm cao, chỉ sau 3h, các trinh sát Công an TP. Hòa Bình đã điều tra, làm rõ vụ trộm cắp tài sản, thu hồi toàn bộ tang vật, trả lại cho bị hại.
Chiều 16/2, thấy tiệm vàng vắng vẻ, nam thanh niên vào hỏi mua vàng sau đó sát hại bà chủ. Hiện cơ quan công an vẫn chưa xác định số vàng bị cướp.