Cán bộ phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH kiểm tra thiết bị PCCC tại các chợ Phương Lâm.

Cán bộ phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH kiểm tra thiết bị PCCC tại các chợ Phương Lâm.

(HBĐT) - Vụ cháy kinh hoàng tại chợ Quảng Ngãi ngày 9/2 đã làm cho nhiều tiểu thương điêu đứng với thiệt hại khoảng 200 tỉ đồng. Đây cũng là bài học cho các chợ tại tỉnh ta khi mà các quy định đảm bảo an toàn PCCC vẫn bị vi phạm.

 

Đại úy Trần Anh Tuấn, Đội trưởng Đội kiểm tra, phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH (Công an tỉnh) cho biết: Toàn tỉnh có 12 chợ (không kể chợ tạm), trong đó 5, chợ tại TPHB, còn lại tại trung tâm các huyện. Trước đây đã từng xảy ra cháy chợ trung tâm huyện Lạc Thủy, nhiều tiểu thương trắng tay. Song, dường như vấn đề chỉ “nóng” khi vụ cháy vừa xảy ra chứ sau một thời gian lại nguội dần. Nhiều quy định đảm bảo an toàn PCCC đã bị bỏ qua hoặc cố tình vi phạm, người dân và tiểu thương vẫn còn tư tưởng chủ quan, mất cảnh giác. Qua kiểm tra, các chợ đều có những vi phạm, cụ thể như các hộ kinh doanh bày bán hàng hóa bịt lối thoát nạn, cơi nới thêm mái che, mái vẩy cản trở xe chữa cháy tiếp cận hiện trường nếu có cháy xảy ra. Nhiều chủ kiốt tự ý câu móc, đấu nối điện không đảm bảo an toàn. Hiện tượng treo, mắc hàng hóa gần bóng điện, bảng điện và sử dụng lửa để nấu ăn, thắp hương thờ cúng trong chợ vẫn còn xảy ra. Việc thực tập phương án PCCC chưa được thực hiện theo quy định hoặc nếu có cũng chưa đảm bảo yêu cầu, còn mang tính đối phó. Trang thiết bị, phương tiện PCCC, nguồn nước dự phòng thiếu. Trong khi đó, BQL các chợ, cơ quan chủ quản chưa thực hiện hết trách nhiệm. Tình trạng trên đều phổ biến tại tất cả các chợ. Ngay cả chợ Phương Lâm lớn nhất tỉnh là nơi chung chuyển, tập kết nhiều hàng hóa và mới được đầu tư nhưng cũng còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Trong đợt kiểm tra vào trung tuần tháng 1, cán bộ phòng Cảnh sát PCCC đã phát hiện ra nhiều thiếu sót. Điển hình là việc các hộ kinh doanh cơ nới, bày bán hàng, để xe máy lấn lối đi, đường thoát nạn. Hàng hóa được bày bán che khuất cả một số họng nước chữa cháy vách tường. Ban quản lý chợ vẫn chưa thực tập phương án chữa cháy tại chỗ. Hệ thống báo cháy tự động hỏng. Theo quan sát của chúng tôi vẫn còn một số kiốt thắp hương thờ cúng, bày bán hàng hóa sát ổ điện, bóng điện. Khi được hỏi, không ít hộ kinh doanh thú thật là cũng chưa biết sử dụng bình chữa cháy xách tay và còn dùng dây buộc chặt các bình lại với nhau, rất khó lấy ra sử dụng nếu có cháy. Luật PCCC đã quy định, công tác chữa cháy phải được thực hiện trước tiên tại cơ sở bởi nếu phát hiện và dập tắt ngay từ khi mới phát sinh sẽ tránh được hậu quả lớn.  

 

Rút kinh nghiệm từ vụ cháy tại chợ Quảng Ngãi, BQL chợ Phương Lâm đã có thông báo về việc cấm các hộ kinh doanh câu mắc, sử dụng điện tùy tiện; treo, bày bán hàng hóa vào ổ điện, dây dẫn điện và trang thiết bị PCCC. Cấm bày bán hàng ra lối đi, đường thoát hiểm, cơi nới, chiếm dụng diện tích. Khi nghỉ không bán hàng phải ngắt cầu dao điện. BQL sẽ nghiêm túc thực hiện cắt cầu dao tổng, không phục vụ bất cứ trường hợp nào khi đến giờ nghỉ chợ vào 19 giờ. Thông báo này được phát trên loa nhắc nhở hàng ngày tại chợ. Theo Tổ trưởng tổ PCCC Phạm Hồng Long, chợ có 360 hộ kinh doanh, trong đó có nhiều mặt hàng dễ cháy như quần áo, hàng mã… BQL chợ đã bố trí tổ PCCC gồm 18 người chia làm 3 ca trực 24/24h. Từ vụ cháy chợ Quảng Ngãi, nhiều tiểu thương đã có ý thức hơn. Bà Hà Thị Hoa, chủ sạp hàng quần áo cho biết: Số hàng hóa của tôi trị giá khoảng 500 triệu đồng. Tất cả tài sản của gia đình và số tiền đi vay ngân hàng đều dồn hết ra chợ. Nếu cháy thì chỉ còn nước đi ăn mày nên tôi đã sắp xếp hàng hóa gọn gàng, ngắt cầu dao điện khi nghỉ bán và nhắc nhở khách hàng hút thuốc không được vứt bừa bãi.

 

Với phương châm phòng là chính, phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH đã tăng cường kiểm tra, nhắc nhở và kiến nghị sửa những thiếu sót. Hàng năm, tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC. Phối hợp với Sở Công thương huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho 45 người là thành viên BQL các chợ trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, lập các phương án PCCC, niêm yết nội quy, xây dựng các khuyến cáo và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Tuy nhiên, để không xảy ra những vụ cháy lớn, theo đại úy Trần Anh Tuấn cần làm tốt công tác tuyên truyền, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao ý thức. Tách riêng hệ thống điện phục vụ kinh doanh, chiếu sáng bảo vệ, thoát nạn và chữa cháy; lắp đặt áptomát cho toàn bộ hệ thống điện, từng tầng, nhánh, ngành hàng, sạp hàng của hộ kinh doanh. Để hàng hóa dễ cháy cách bóng điện, chấn lưu đèn nê ông, bảng điện tối thiểu 0,5 m. Không sử dụng lửa trong chợ. Sắp xếp hàng hóa gọn gàng, không lấn chiếm đường đi. Đầu tư đầy đủ trang thiết bị, phương tiện chữa cháy đáp ứng yêu cầu thực tế, nhất là nguồn nước dự phòng. Lực lượng chữa cháy cơ sở thường xuyên phải được huấn luyện, bồi dưỡng để có thể xử lý xự cố ngay từ ban đầu. Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo nhanh nhất theo số 114.

 

                                                                                          Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục