Tượng đài chiến thắng cầu Mè và người lính năm xưa.

Tượng đài chiến thắng cầu Mè và người lính năm xưa.

(HBĐT) - Trải qua 60 năm, những trận đánh Đồi Dụ - Cầu Mè vẫn còn nguyên trong ký ức của thế hệ những người con áo nâu, chân đất, quen tay cấy, cày hơn cầm súng. Để hôm nay, những câu chuyện về trận đánh vẫn tiếp tục được kể...

 

Khá khó khăn khi đi tìm lại những nhân chứng sống, những người đã từng cầm súng trực tiếp tham gia trận đánh đồi Dụ, cầu Mè (xã Mông Hóa - Kỳ Sơn) cách đây vừa tròn 60 năm. Lần theo những mối quan hệ, tìm theo những trận đánh còn ghi trong sử, thật may mắn và không uổng công sức, chúng tôi đã được CBCS Ban CHQS huyện Kỳ Sơn giúp đỡ tìm được ông Nguyễn Quốc Sự, nguyên Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn và cũng là một nhân chứng sống trực tiếp tham gia trận đánh đồi Dụ, cầu Mè hiếm hoi còn sống.

 

Dù năm nay đã bước sang tuổi 85 nhưng sức lực, trí lực của ông vẫn thật dồi dào và mẫn tiệp. Đứng trên trận địa năm xưa, đôi mắt người cựu binh như nhòa đi để cho ký ức với tiếng súng rền cùng tiếng hô xung phong thuở thanh xuân chợt hiện về. Trong câu chuyện của ông, chúng tôi thấy có lửa. ông nhớ lại: thời kỳ chiến dịch Hòa Bình, tớ là lính của Trung đoàn 320 được phân công phụ trách tham gia chiến dịch Hòa Bình. Địa bàn chiến đấu chủ yếu ở Kỳ Sơn, dọc theo tuyến đường 6. Nếu nói về chiến dịch Hòa Bình ở Kỳ Sơn thì không thể không nói đến những trận đánh lịch sử của quân và dân Hòa Bình như những dấu son như trận đồi Dụ, cầu Mè (xã Mông Hóa) này. ông kể: Ngày 10/12/1952, ta bắt đầu mở màn chiến dịch Hòa Bình. Cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân, du kích xã Mông Hóa đã tổ chức tham gia đánh địch trên dọc tuyến đường 6 này. Tại đây, chỉ bằng vũ khí thô sơ, hỏa lực hạn chế nhưng du kích địa phương đã có những trận đánh làm quân Pháp phải kinh hồn, bạt vía. Ngày 2/12/1951, lực lượng du kích địa phương đã cùng đại đội 16 (bộ đội địa phương - Kỳ Sơn) phối hợp với bộ đội chủ lực là Trung đoàn 66 tiêu diệt một đoàn xe 34 chiếc ngay trên tuyến giao thông huyết mạch. Tiếp đó, ngày 11/12/1951, du kích xóm Dụ, xã Mông Hóa cùng với đại đội 16 phối hợp cùng tiểu đoàn 616 phục kích đánh địch trên đường 6 đoạn từ cầu Dụ đến hang đá Thau, diệt 2 trung đội lính âu - Phi, phá hủy 10 xe quân sự, giải thoát hàng chục đồng bào bị địch bắt đi làm phu phen.

 

Trong trận đánh này, nổi lên là nữ chiến sỹ dân quân Nguyễn Thị Hạnh (hiện bà vẫn còn sống ở xóm Vành, xã Mông Hóa). Theo sự phân công, tổ dân quân du kích của Nguyễn Thị Hạnh được bố trí tại phía tây cầu Dụ có nhiệm vụ đánh vào giữa đội hình địch. Lúc đầu, đội hình tổ phục kích được bố trí khá chặt chẽ nhưng khi anh em trong tổ giãn đội hình về các hướng để tăng cường quan sát, đúng lúc đó tiếng động cơ gầm rú vọng lại mỗi lúc một gần. Trên những chiếc xe tiến vào trận địa phục kích là những tên lính da màu hung hăng lăm lăm súng trong tay. Khi ấy, chỉ còn một mình Nguyễn Thị Hạnh tại vị trí chốt chặn nên không thể liên lạc được với đồng đội, vũ khí được giao chỉ duy nhất một quả lựu đạn. Địch mỗi lúc một gần, không do dự, người nữ du kích đã quyết định hành động, dùng lựu đạn tiêu diệt địch. Tuy vậy, do vội vã, Nguyễn Thị Hạnh đã lấy nhầm nắm cơm ăn dở đựng trong ớp bên hông ném vào giữa đội hình địch. Tưởng lựu đạn, địch hoảng loạn nằm rạp xuống. Khi không thấy có động tĩnh gì, bọn lính mới lổm cổm bò dậy. Cùng lúc đó, Nguyễn Thị Hạnh đã rút chốt lựu đạn thật nhằm thẳng đội hình địch để vung tay. Sau tiếng nổ đanh rền là hàng chục tên địch gục ngã. Còn Hạnh đã men theo hướng đồi Dụ rút lui an toàn. Nhân lúc đó, các bộ phận phục kích của trung đội và bộ đội chủ lực đã tập trung hỏa lực tiêu diệt binh lính, phá huỷ xe cơ giới của địch.

 

Ngoài những trận đánh trên, trong thời gian diễn ra chiến dịch Hòa Bình, dân quân Kỳ Sơn còn phối hợp với các đơn vị chủ lực quấy rối địch ở nhiều vị trí như Đồng Bến, Gò Bùi, tổ chức gài mìn, bắn tỉa, bẻ gãy nhiều đợt càn quét của địch.

 

Có thể nói, chiến dịch Hòa Bình được mở ra, chỉ trong thời gian ngắn, quân Pháp liên tục ở trong tình trạng phải chống đỡ vất vả. Lực lượng dần bị tiêu hao, tinh thần và sức chiến đấu của binh lính bị sa sút nghiêm trọng. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 23/2/1952, địch buộc phải rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình. Sau này khi sống sót chạy thoát khỏi Hòa Bình, nhiều tên lính Pháp đã phải cay đắng thốt lên: đoạn đường rút chạy khỏi Hòa Bình là đoạn đường đầy máu và nước mắt.

 

Đứng dưới tượng đài chiến thắng của quân, dân Hòa Bình và trung đoàn 66 tại cầu Mè, ông Nguyễn Quốc Sự bồi hồi: Trên đường rút chạy, giặc Pháp liên tục bị quân và dân ta chặn đánh. Trong đó trận đánh ở vị trí từ đồi Dụ, cầu Mè đến Hang Nước trong ngày 23/2/1952 là một trong những trận đánh điển hình. Tại vị trí này, chỉ chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, du kích và bộ đội địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực tổ chức phục kích, tiêu diệt 1 tiểu đoàn giặc, phá hủy 34 xe quân sự. Riêng vị trí cầu Mè, ta đã tiêu diệt hàng chục tên địch, phá hủy 9 xe quân sự, thu được nhiều vũ khí, trang bị của giặc.             

 

 

                                                                         Mạnh Hùng

Các tin khác

Xã Nam Thượng (Kim Bôi) thu giữ tang vật khai thác vàng trái phép trên sông Bôi.
Số hiện vật thu giữ tại hiện trường (Ảnh: Cơ quan điều tra)
Không có hình ảnh
Tượng đài chiến thắng tại Giang Mỗ (Bình Thanh - Cao Phong) ghi lại chiến công tiêu diệt xe tăng Pháp của Anh hùng Cù Chính?Lan trong chiến dịch Hòa Bình cách đây 60 năm.

Nổ súng cướp tiệm cầm đồ, một nạn nhân cấp cứu

Đang tiến hành kiểm kê tiền, bất ngờ anh Huy thấy một nhóm gần chục người đội mũ lưỡi trai, bịt khẩu trang kín mít, mang theo súng và nhiều hung khí lao vào uy hiếp. Sau khi cướp toàn bộ tiền trong cửa hiệu, các đối tượng này còn nổ súng và hành hung anh Huy.

Lời khai của thủ phạm sát hại bà chủ hiệu vàng Vững Bắc

Sau khi dùng súng bắn điện và dao đâm liên tiếp vào bà chủ tiệm vàng Vững Bắc, Dưỡng phóng một mạch về Thái Bình. Vào nhà bố vợ, hắn thú nhận vừa gây án tại Hà Nội, sau đó bố vợ đưa Dưỡng về nhà. Được sự vận động của gia đình, Công an xã, tối 18/2, Dưỡng đã ra đầu thú tại cơ quan Công an.

Kẻ trộm hầu hết là nhân viên của công ty

(HBĐT) - Trong khoảng thời gian từ 1/2 - 7/2/2012, tại khu vực để vật tư kỹ thuật của Công ty TNHH Xi măng Trung Sơn, nằm trên địa bàn xã Trung Sơn (Lương Sơn) lợi dụng sơ hở trong công tác bảo vệ, kẻ gian đã lấy trộm hơn 300 tấm lót máy nghiền bằng kim loại có trọng lượng hơn 10 tấn, (là loại hợp kim đặc biệt, được nhập từ nước ngoài), trị giá tài sản 474.884.000 đồng.

Dụng kế “hỏa công” chọc thủng phòng tuyến đông - tây

(HBĐT) - Nói về những trận đánh trong các chiến dịch ở Hòa Bình thì không thể không nhắc tới ông Văn Hồng Lương ở tổ 20, phường Chăm Mát (TPHB) - một trong số ít CCB thời kỳ chống Pháp hiện còn sống - với sự mưu trí, tài thao lược trong dụng kế “hỏa công” bắt sống gần 300 binh lính ở đồn Đồng Bến, góp phần chọc thủng phòng tuyến trên hành lang đông - tây của Pháp tại Hòa Bình.

Nghệ An: Tưởng trúng xe SH, mất không 25 triệu đồng tiền thẻ điện thoại

“Bác đã trúng thưởng trong chương trình quay số ngẫu nhiên. Bác cào thẻ điện thoại nạp cho tôi, sau đó bác làm giấy tờ, đọc số CMTND để nhận giải thưởng...” - đó là chiêu bài lừa đảo khiến nhiều người mắc bẫy ở Nghệ An.

Người đội trưởng được Thủ tướng tặng Bằng khen

“Gạn mực, khơi đèn” là khi phát hiện những thanh niên do thiếu rèn luyện, có biểu hiện sống lệch lạc, sa ngã vào tệ nạn xã hội phải kịp thời gặp gỡ, vận động giúp họ sớm nhận thức tránh xa cám dỗ...” - Đại úy Đặng Ngọc Thụy, Đội trưởng trinh sát Đội Y tế - Giáo dục, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Ninh Bình chia sẻ kinh nghiệm công tác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục