Công văn do BCĐ XKLĐ huyện Cao Phong lập, gửi cơ quan chức năng yêu cầu can thiệp, giải quyết dứt điểm tồn tại trong công tác XKLĐ.

Công văn do BCĐ XKLĐ huyện Cao Phong lập, gửi cơ quan chức năng yêu cầu can thiệp, giải quyết dứt điểm tồn tại trong công tác XKLĐ.

(HBĐT) - Trong các năm 2007 - 2009, hàng nghìn lao động tỉnh ta đã tham gia xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Một số trường hợp bởi những lý do khác nhau không được xuất cảnh. Đáng kể do lỗi từ phía công ty tuyển dụng, 40 lao động thuộc diện hộ nghèo của tỉnh vay vốn nhưng không được bay. Trớ trêu hơn khi thời hạn vay vốn đã trôi qua, doanh nghiệp vi phạm vẫn chưa giải quyết thanh lý hợp đồng. Hộ nghèo mắc nợ không cách nào trả được vốn, lãi suất ngân hàng.

 

Các trường hợp hộ vay vốn đi XKLĐ gặp rủi ro, trắc trở nói trên có chung doanh nghiệp tuyển dụng là Công ty PROSIMEX (Công ty CP Sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu). Lao động tập trung tại 3 huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, nhiều nhất là huyện Đà Bắc với 23 trường hợp. Ông Vì Văn Muộn, Phó Giám đốc phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc cho biết: Ngân hàng đã thực hiện cơ chế cho vay đúng đối tượng. Căn cứ thủ tục pháp lý (đơn vị tuyển dụng Công ty PROSIMEX đã được cơ quan QLNN giới thiệu) để đảm bảo cho vay. Trong 2 năm (2008-2009), 23 đối tượng được vay XKLĐ với tổng số 312 triệu đồng, hình thức chuyển khoản cho công ty tuyển dụng bằng ủy nhiệm chi của chủ hộ nghèo. Tiền đã nhận nhưng nhà tuyển dụng không bố trí cho lao động xuất cảnh. Cùng thời điểm này, bộ máy của Công ty PROSIMEX gần như tan rã, Ban lãnh đạo mới lên thay. Tháng 6/2011, đại diện công ty (bộ máy mới) đã có cuộc làm việc với Ngân hàng CSXH huyện yêu cầu cung cấp thông tin (phô tô khế ước nhận nợ của các hộ) để nắm bắt, đồng thời hứa giải quyết trong thời gian sớm nhất nhưng đến nay, Công ty này vẫn bặt tin.

 

Hiện, ngân hàng gặp khó trong xử lý món nợ trên. Trong số 23 hộ cho vay XKLĐ có 1 hộ đã tất toán (trả xong), 11 hộ trả lãi được 1 - 2 tháng đầu (chưa trả gốc), 11 hộ từ thời điểm cho vay đến nay chưa trả cả lãi và gốc. Một số trường hợp đã chuyển sang nợ quá hạn, các trường hợp khác tuy chưa quá hạn nhưng tiềm ẩn nguy cơ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay. Theo quy định, đối tượng hộ nghèo nhưng còn khả năng lao động, còn tài sản đất, hoa màu không trong diện được đề nghị xóa nợ. Trước mắt, Ngân hàng CS-XH huyện sẽ tiến hành rà soát, phân tích nợ (nhất là trường hợp đã chuyển nợ quá hạn) trình cấp có thẩm quyền, cho hướng xử lý. Đồng thời, tích cực phối hợp với phòng LĐ-TB&XH huyện tiếp cận Công ty yêu cầu thanh toán cho người lao động.

 

16 trường hợp ở huyện Cao Phong cũng gặp phải tình cảnh tương tự, trong đó có 8 lao động thuộc diện hộ nghèo vay vốn XKLĐ từ Ngân hàng CS-XH. Theo ông Phí Công Thành, Giám đốc phòng Giao dịch Ngân hàng CS-XH huyện Cao Phong, đơn vị đã cùng các tổ chức xã hội khác và chính quyền địa phương thường xuyên động viên hộ vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, hộ vay vẫn không trả nợ, lấy lý do không được xuất cảnh, trong khi biện pháp xử lý gia hạn nợ, khoanh nợ chỉ áp dụng trong những trường hợp đủ điều kiện theo quy định. Tháng 6/2012, Ngân hàng CS-XH huyện buộc phải khởi kiện 6 trường hợp người lao động ra tòa. TAND huyện đã có quyết định xử lý, chuyển sang đơn vị THA với nội dung yêu cầu hộ vay hoàn trả số tiền cho Nhà nước.

 

Liên quan đến số lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài nhưng không được xuất cảnh từ năm 2008 đến nay, BCĐ XKLĐ các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc đã gửi nhiều văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu Công ty PROSIMEX giải quyết dứt điểm những tồn tại, chậm nhất là tháng 12/2012 phải hoàn thành chi trả cho người lao động đã vay của ngân hàng CS-XH. Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Ngọc Thu,  trưởng phòng Việc làm (Sở LĐ-TB & XH) cho biết: Hoạt động của Công ty PROSIMEX đã được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép khi giới thiệu về BCĐ XKLĐ tỉnh, tỉnh giới thiệu về BCĐ huyện, BCĐ huyện lại giới thiệu về xã để doanh nghiệp trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn. Nhiều công ty tuyển dụng khác khi vào thị trường lao động tỉnh đã giải quyết nhanh, không để cơ quan QLNN phải can thiệp, kể cả trường hợp người lao động vì lý do nào đó không xuất cảnh. Duy có Công ty PROSIMEX không thực hiện cam kết đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, làm ảnh hưởng đến XKLĐ của địa phương.

 

Mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã làm việc với Công ty PROSIMEX. Theo báo cáo của Công ty, trong thời gian vừa qua, Trung tâm XKLĐ của Công ty có thay đổi về Ban lãnh đạo, chưa bàn giao dứt điểm nên vụ việc tồn đọng chưa được giải quyết. Công ty đang tập hợp hồ sơ lao động tại các tỉnh Cao Bằng (5 lao động), Lạng Sơn (29 lao động), Phú Thọ (7 lao động), Hòa Bình (40 lao động). Dự kiến, trước mắt sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng với các lao động và hoàn trả tiền cho Ngân hàng CSXH tỉnh Lạng Sơn, kế tiếp đến tỉnh Cao Bằng và các tỉnh khác, trong đó có Hòa Bình. Cục Quản lý lao động ngoài nước đã yêu cầu Công ty giải quyết dứt điểm tồn đọng từng tỉnh và gửi báo cáo kết quả giải quyết về Cục. Thực hiện rà soát, thanh lý hợp đồng đối với lao động. Căn cứ kết quả khắc phục tồn tại và sai phạm sẽ xem xét biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

                                                                                Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lực lượng chức năng đưa bom vào vị trí hủy nổ.
Không có hình ảnh
Hội phụ nữ xã Bắc Phong đưa ra một số hình ảnh mô phỏng trong bức tranh về tệ nạn đánh bạc cho các hội viên của xóm tham gia góp ý.

Liên Sơn đảm bảo ANTT trên địa bàn

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Chúc, Trưởng Công an xã Liên Sơn (Lương Sơn) cho biết: Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Công an huyện Lương Sơn, cùng với sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ từ huyện đến cơ sở, trong năm qua, Ban Công an xã đã thực hiện tốt nhiệm vụ, chủ động kiểm soát tình hình, tích cực tham mưu trong việc giữ vững ANTT trên địa bàn, quyết liệt đấu tranh phòng, chống tội phạm, phát huy vai trò của phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”.

Lạc Sơn: Thi tìm hiểu kiến thức phòng- chống tội phạm năm 2012

(HBĐT) - Tối ngày 6/11, tại xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn), Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp với HND huyện Lạc Sơn tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức phòng, chống tội phạm năm 2012.

Triển khai 21 cuộc thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm 771 triệu đồng

(HBĐT) - Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, trong tháng 10/2012, toàn ngành thanh tra tỉnh đã triển khai 21 cuộc thanh tra, kiểm tra, kết thúc 13 cuộc và tiếp tục tiến hành 38 cuộc. Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện sai phạm 771 triệu đồng. Trong đó đã đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi được 689 triệu đồng nộp ngân sách Nhà nước. Đồng thời đề nghị ra quyết định xử phạt hành chính 89 đơn vị, cá nhân có sai phạm với số tiền 94,35 triệu đồng.

Tăng cường tuyên truyền, phố biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) cho người dân được các cấp, ngành trong toàn tỉnh tập trung quan tâm tổ chức thực hiện để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, thực hiện đề án TTPBPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từ năm 2009 – 2012 các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã thường xuyên lồng ghép TTPBPL vào chương trình công tác của đơn vị, lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó đã tạo được bước chuyển biến về kiến thức luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân.

Cao Phong thi các tiểu phẩm tuyên truyền về ATGT, năm 2012

(HBĐT) - Ngày 6/11, Ban ATGT huyện Cao Phong phối hợp với Huyện đoàn tổ chức thi các tiểu phẩm tuyên truyền về ATGT năm 2012. Hơn 60 tuyên truyền viên xuất sắc đến từ 13 xã, thị trấn đã về dự hội thi.

Khai giảng lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động trong các DN dân doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài

(HBĐT) - Chiều ngày 6/11, tại trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hòa Bình, Sở Công thương đã tổ chức khai giảng lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động. 100 đối tượng dự học là người sử dụng lao động tại các DN dân doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục