Công an xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) làm tốt công tác quản lý VK-VLN-CCHT đảm bảo an ninh trật tự địa bàn. Ảnh: Mạnh Hùng
(HBĐT)-Những năm qua, tình hình mua bán sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK-VLN-CCHT) trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày càng phức tạp. Một bộ phận người dân chưa thấy hết được tính nguy hiểm của loại phương tiện này hoặc do lợi nhuận về kinh tế vẫn cố tình buôn bán, sản xuất các loại VK-VLN-CCHT.
Đặc biệt là tình trạng sử dụng súng săn bừa bãi, mất an toàn, đe doạ giết người vẫn còn diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm, nhất là tội phạm ma tuý sử dụng vũ khí chống lại lực lượng truy bắt diễn ra hết sức phức tạp, điển hình là vụ xảy ra ngày 5/2/2010 tại xã Hang Kia (Mai Châu). Tính từ năm 2009 đến nay đã xảy ra 25 vụ liên quan đến VK-VLN-CCHT, trong đó có 1 vụ giết người, 3 vụ chống người thi hành công vụ, 4 vụ tàng trữ trái phép, 3 vụ chiếm đoạt vật liệu nổ, 3 vụ vô ý gây thương tích do đi săn bắn nhầm vào nhau, 2 vụ sử dụng mìn tự tạo gây án, 3 vụ buôn bán vật liệu nổ, 5 vụ vận chuyển trái phép. Hậu quả làm chết 6 người, bị thương 4 người tài sản thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, thông qua nắm tình hình phát hiện một số đối tượng tại địa bàn 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) có liên quan đến ma tuý đang tràng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, lựu đạn gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng súng săn bừa bãi, mất an toàn, sử dụng để đe doạ, giải quyết mâu thuẫn cá nhân, dòng họ có chiều hướng gia tăng. Tội phạm sử dụng vũ khí gây án ngày càng phức tạp, đặc biệt là tội phạm ma tuý thường xuyên lôi kéo người dân nhẹ dạ tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển ma tuý. Bên cạnh đó, số lượng vũ khí, bom, đạn từ thời kỳ chiến tranh còn nằm sâu trong lòng đất và rừng núi nhưng chưa có điều kiện phát hiện, xử lý triệt để nhân dân tự phát hiện, khai thác mang về sử dụng. Một số lượng súng hơi, công cụ hỗ trợ đã được một số tổ chức, cá nhân mua sử dụng hợp pháp trước khi Nhà nước có chủ trương quản lý vẫn tồn tại, nhất là súng săn tự chế của đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn không đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng. Do tập quán nên việc giao nộp thu hồi gặp nhiều khó khăn.
Đứng trước tình hình ngày càng phức tạp của tội phạm liên quan đến VK-VLN-CCHT, Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường tuần tra, kiểm soát phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời. Mở rộng vận động toàn dân giao nộp thu hồi VK-VLN- CCHT. Trước mắt là vận động thu hồi toàn bộ số súng săn, súng tự chế còn lưu giữ trong nhân dân, phục vụ tốt yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, bảo vệ tài nguyên môi trường. Sau đó có kế hoạch kiểm tra VK-VLN-CCHT súng săn để chấn chỉnh xử lý kịp thời các sai phạm trong công tác quản lý sử dụng VK-VLN-CCHT, quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có sử dụng VLN công nghiệp. Từ năm 1996 - 2009 đã kiểm tra, vận động thu hồi gồm 74 súng quân dụng, 831,6 kg vật liệu nổ, 67 vũ khí thô sơ, 2.034 súng săn; truy tố 9 vụ với 15 bị can, xử phạt hành chính 13 trường hợp. Đặc biệt đã tiếp nhận xử lý tiêu huỷ thành công một lượng lớn VLN công nghiệp tồn kho hậu công trình thuỷ điện sông Đà.
Để làm tốt công tác giao nộp VK-VLN-CCHT, Công an tỉnh phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài ngành tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia vận động, tuyên truyền, đa dạng hoá hình thức tuyên truyền đến vùng sâu, xa, cao từng hộ gia đình góp phần gữ vững ANCT - TTATXH.
Việt Lâm
(HBĐT) - Ngày 19/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 71 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nghị định 71 đã chỉnh sửa, bổ sung 19 điều của chương 2, Nghị định 34 và có nhiều điểm mới về quy định xử phạt hành chính, trong đó, hầu hết các điều sửa đổi đều tăng cao mức tiền phạt trung bình từ 2- 3 lần so với Nghị định 34.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Đinh Thị Dương, giáo viên trường tiểu học Thu Phong (Cao Phong) kiến nghị về việc Thanh tra huyện Cao Phong kết luận không thỏa đáng và mức kỷ luật chưa tương xứng với những sai phạm trong quản lý tài chính và lề lối làm việc của bà Dư Thị Hương, nguyên Hiệu trưởng nhà trường cùng nhân viên kế toán của trường là Nguyễn Thị Lan.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 8-9/11, Sở Nội vụ đã mở lớp tập huấn Luật CBCC và Luật Viên chức cho 100 học viên là cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn của 4 huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Mai Châu và Tân Lạc.
(HBĐT) - Trong các năm 2007 - 2009, hàng nghìn lao động tỉnh ta đã tham gia xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Một số trường hợp bởi những lý do khác nhau không được xuất cảnh. Đáng kể do lỗi từ phía công ty tuyển dụng, 40 lao động thuộc diện hộ nghèo của tỉnh vay vốn nhưng không được bay. Trớ trêu hơn khi thời hạn vay vốn đã trôi qua, doanh nghiệp vi phạm vẫn chưa giải quyết thanh lý hợp đồng. Hộ nghèo mắc nợ không cách nào trả được vốn, lãi suất ngân hàng.
(HBĐT) - Thực hiện năm an toàn giao thông, Ban an toàn giao thông huyện Lạc Thuỷ đã phối hợp với Sở GTVT kiểm tra, rà soát các điểm đặt biển cảnh báo giao thông và panô tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông các tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 21 và đường 438. Ban an toàn giao thông huyện, các ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền thường xuyên và liên tục trước và trong giải toả về kế hoạch thực hiện xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
(HBĐT) - Ngày 08/11, tại khu vực kho mìn (cũ) xóm Yên Hòa II, xã Yên Mông, Ban CHQS thành phố đã phối hợp với lực lượng Công binh - Bộ CHQS tỉnh tổ chức hủy nổ an toàn 3 quả bom có trọng lượng 250 bảng Anh/quả được công nhân lái máy xúc của Công ty TNHH Tuệ Anh tìm thấy trong quá trình san gạt đất thi công công trình hạ tầng kỹ thuật Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh thuộc khu vực tổ 5B, phường Phương Lâm.